29-1-2023
1) Sau khi chiếm được thành phố Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công, để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.
Chính quyền muốn phá bỏ nó đi nhưng không dám vì sợ mang tội phá bỏ tượng đài tổ quốc ghi công, giống như hành vi phá bỏ bàn thờ. Thế là họ bàn nhau tìm kiếm một giải pháp thẩm mỹ cho cây cột. Một Kiến trúc sư hiến kế làm một bông hoa gì gì đó trùm lên cây cột. Thế là, tự nhiên một thiết kế kỳ dị xuất hiện giữa trung tâm thành phố biển xanh cát trắng, nơi du khách ghé lại để lẩm nhẩm bài hát “Nha Trang ngày về”.
Giờ cái bông kỳ dị vẫn tồn tại ngay bên bờ biển, chứa cái cột Tổ quốc ghi công ở bên trong (ảnh trên). Người ta đã đem ký ức chết chóc về chiến tranh (liệt sĩ) để trang điểm thẩm mỹ cho một thành phố hòa bình, thân thiện với du khách quốc tế.
Tôi gọi đó là di chứng tinh thần của chiến tranh. Do nó mới xuất hiện sau khi hòa bình lập lại và thống nhất đất nước nên có thể hiểu được tại sao chính quyền mới muốn đóng dấu ấn của chiến tranh, của kẻ thắng trận lên một đô thị chiến lợi phẩm.
2) Thế nhưng, cái di chứng tinh thần của chiến tranh đó không buông tha kẻ thắng trận và nó được dùng để áp đặt lên đời sống hiện đại của đồng bào sau nửa thế kỷ chiến tranh kết thúc.
Cách đây mấy tháng, tôi về thăm Lagi, một tỉnh lỵ cũ đã biến mất danh tính (Bình Tuy). Từ thị trấn thuộc huyện, nó vừa được nâng cấp lên thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận, đang trong quá trình tái thiết để phát triển đô thị.
Trong một khu phố của phường Phước Hội, người ta ưu tiên một thửa đất rộng để xây dựng cái đài liệt sĩ mới toanh, y như cây cột Tổ quốc ghi công ở Nha Trang 40 năm trước (ảnh dưới).
Phát triển nhưng không quên ký ức máu xương – một di chứng tinh thần của chiến tranh vẫn tiếp tục hiện diện “rực rỡ” trong thời hiện tại.
3) Trong mấy ngày Tết Quý Mão ở Sài Gòn, một băng rôn đỏ rực được treo bên ngoài khuôn viên trụ sở UBND quận 1 (ngay con đường trung tâm mang tên Lê Duẩn) với nội dung tuyên dương tinh thần bất diệt của cuộc tiến công đẫm máu Tết Mậu Thân 1968.
Lại là ký ức chiến tranh song hành với ngày lễ vui chơi truyền thống (cũng là) thiêng liêng của dân tộc. Tấm băng rôn đó làm mấy ngày Tết cổ truyền mất vui vì nó khơi gợi lại ký ức kinh hoàng muốn quên của người dân thành phố này 55 năm trước. Đó là một cách tra tấn tinh thần tàn nhẫn của những kẻ chủ trương treo tấm băng rôn đối với đồng bào của họ.
Người ta không chịu đóng khung ký ức ấy trong bảo tàng, trong một khu tưởng niệm kín đáo, bảo đảm tính thiêng liêng nào đó ở vùng ngoại ô yên bình, chẳng hạn. Không, người ta muốn trưng bày nó ra ngay chính diện của đời sống như một thứ “tro tàn rực rỡ” để chiêm ngưỡng và để chỉ đường.
Thứ di chứng tinh thần nặng nề đó kéo trì con người trở lại quá khứ. Trong khi dân tộc này đang cần bước đến tương lai. Làm sao bước đến tương lai khi chân đeo hai quả tạ sắt nặng nề của quá khứ, thay vì một sợi dây chuyền kim cương thời trang sang trọng trên cổ?
“Làm sao bước đến tương lai khi chân đeo hai quả tạ sắt nặng nề của quá khứ”
Nếu người nào bắn súng lục vào quá khứ, Tai ương, lộn, tương lai sẽ nã đại bác vào họ
“thay vì một sợi dây chuyền kim cương thời trang sang trọng trên cổ”
id better shut up
Chỉ nói thế này, Thủ tướng Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân Võ Văn Kiệt đã nhận định 1 cách rất khách quan “Triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Suy ra triệu người bực mình cũng có triệu người khác tự hào . Dân phi XHCN thì mẹ nó, sợ gì! Bức xúc thì biến đi cho Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa nó trong nhá
Quý bác đều nói đúng cả nhưng tôi xin phép được nói thêm là người CS. tự hào
nhất là LỪA BỊP được người khác và nhất là đồng bào của họ bằng những “bánh
vẽ” hoà bình, độc lập, tự do, dân chủ v v !
Băng rôn “đẫm máu” vô cùng thích hợp với đồ tể chiến tranh . Bác thông cảm cho phe chiến thắng vì bản chất hiếu chiến mà họ không bao giờ muốn xếp những gì thuộc về quá khứ, mà luôn muốn kích động lòng hận thù .
Có khi, mấy anh cán bộ thông tin ( hẳn là thuộc loại U.50 ) cặm cụi dán tấm băng này chả biết gì về cuộc nội chiên vừa qua . Vì lúc đó, họ còn nhỏ xíu .
Người CS có nhiều cái để tự hào – trong đó có niềm TỰ HÀO GIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI và CÓ NHIÊU NGƯỜI “HY SINH” nhất!
– Một vị lãnh đạo Đảng có Việt nam khi đi thăm Thái Lan, được nhà vua tiếp,vị ấy nói: VN chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ…Nhà vua Thái Lan cười nhẹ nhàng và nói: Thái Lan chúng tôi cũng rất tự hào vì KHÔNG PHẢI ĐÁNH AI HẾT!
Người CS có nhiều cái để tự hào – trong đó có niềm TỰ HÀO GIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI và CÓ NHIÊU NGƯỜI “HY SINH” nhất!
Phải viết là đảng CSVN luôn tự hào đã giết hằng triêu triệu người dân Việt hai miền Bắc -Nam
Hận thù là một khối ung thư trong đầu người CS. Nó làm họ còm cõi, u tối trên đường đi, ước mơ cứ sạm đen lại trong tâm hồn, như một lời nguyền không bao giờ nguôi…
Họ tự chôn nó trong lòng, không thể sống không có nó; bản thân mình tự hại mình đã đành,
rồi dần đưa cả dân tộc theo cùng, tiến vào mạt vận!
Ai du lịch Côn Đảo sẽ thấy hận thù bàn bạc đang ám hòn đảo nầy, khiến thay vì thơ mộng, thiên nhiên ở đây u uất oan hồn. Người ta tới đây không thể nghỉ ngơi, trải qua những ngày trăng mật những đôi vợ chồng mới, hay thư giản trong ngày Tết, lễ lạc, nghỉ hè…
mà là đến viếng miếu cô, thăm ngục tù xưa…Thật mệt mỏi!
Hận thù là một khối ung thư trong đầu người CS. Nó làm họ còm cõi, u tối trên đường đi, ước mơ cứ sạm đen lại trong tâm hồn, như một lời nguyền không bao giờ nguôi…
Họ tự chôn nó trong lòng, không thể sống không có nó; bản thân mình tự hại mình đã đành,
rồi dần đưa cả dân tộc theo cùng, tiến vào mạt vận!
Ai du lịch Côn Đảo sẽ thấy hận thù bàn bạc đang ám hòn đảo nầy,
khiến cho, thay vì thơ mộng, thiên nhiên ở đây u uất những oan hồn uổng tử.
Du lịch không ngóc đầu nổi trên hòn đảo nầy. Chạy xe suốt 30 phút vào trung tâm phố thị của đảo vẫn chưa tìm ra một tiệm/quán để ăn sáng. Nếu có, chỉ loại lụp xụp, sơ sài.
Không ai muốn bỏ vốn vào nơi uất địa nầy!
Người ta tới đây không thực sự để nghỉ ngơi, để trải qua những ngày trăng mật của đôi vợ chồng mới, hay thư giản qua ngày Tết, lễ lạc, nghỉ hè…
mà du khách đến trong tâm trạng lễ bái cầu xin, viếng miếu cô, thăm ngục tù xưa, về…nguồn, tưởng niệm…hận thù!
Thật mệt mỏi!
Cửa ngõ chạy vào trung tâm Côn Đảo chả mấy chốc lù lù một dãy tường thành u ám, là dấu vết họ quyết giữ lưu niệm về nhà tù xưa (của Tây xây dựng ban đầu, rồi tiếp quản xử dụng bởi chế độ mà họ không đội trời chung suốt cuộc nội chiến trước 4/1975.
Họ cho ý tưởng đó là cần thiết, là hay ho, thâm thuý để…nhắc nhỡ thế hệ kế thừa đừng có quên thù hận!
Có bao nhiêu cuộc chiến đẫm máu trên cõi đời này hàng thiên niên kỷ nay?
Từng có bao nhiêu ngục tù, bao nhiêu tra tấn, bao nhiêu đau khổ trên thế gian nầy, chỉ tính từ 1939 ?!
Thế chiến ll của Hitler, Staline…có bao nhiêu chết chóc, uất hận, ngục tù?
Bước Đại nhảy vọt, Đại CMVHVS, vụ tắm máu Quảng trường T.A.M gây ra bao nhiêu giam cầm, đoạ đày, đau khổ và tan xương nát thịt?
48 năm đã qua, há họ vẫn cứ thèm nhìn ngắm, nghiền ngẫm mặt đen tối của quá khứ, vẫn còn thấy thích, vẫn chưa đã thèm chăng?
Biến nhà tù CĐ thành khu giải trí tân kỳ hiện đại rộng mở… là thái độ khôn ngoan tuyệt vời nhất,
để nhổ toẹt vào mọi loại tuyên truyền của đối phương, chẳng hạn!
Xem ra họ không thể khôn tới mức đó;
Vì hận thù đã ám tâm hồn họ như một khối ung thư nan y mất rồi!
Rất nhiều đầu lĩnh, cán bộ CS gộc đã từng ở tù tại Côn Sơn và họ vẫn còn sống nhăn răng . Sau 30 tháng 4 năm 1975 họ về Saigon – Hà Nội để làm lãnh đạo .
Điều đó cho thấy họ tuyên truyền nhà tù Côn Đão dã man , tàn bạo rất là … láo lếu
Nhà tù Saint Laurent du Maroni ở Guiana của thực dân Pháp, nhà tù Guantanamo Mỹ thuê ở Cuba để đả nư vụ 911, hay nhà tù Đảo Quỉ trong tiểu thuyết Papillon…
tất cả đều không phải là nơi để an dưỡng, rồi đáo hạn trở về béo tốt hồng hào!
Đâu đâu cũng tra tấn, hỏi cung…
Hết giá trị khai thác thì giam cầm cho mòn mỏi.
Hết hạn nhốt thì thả về; bước ra khỏi cổng tù đều mặt xanh nanh vàng.
Điều khác nhau là ở độ thâm hiểm và tàn nhẩn trong nhà tù của chế độ vương đạo và của bè lũ bá đạo. Nơi thách thức sợi dây thần kinh xúc giác, nơi tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn!
Cái nầy thì không đâu thâm độc bằng ở các chế độ phi nhân, cái chế độ mà thiên hạ đang kéo nhau vào đây để tố cáo xả hận hàng ngày..
Ai cũng quá biết rồi!
Cho nên anh không cần phải nhắc nhở làm gì.
Điều tôi muốn gửi gấm trong bình luận trên: dù chế độ nào, đã có chiến tranh tất có hận thù, ngục tù.
Nhưng người còn nhân tính phải biết giải oan xoá hận sau một thời hạn nào đó, theo lẽ phải, vì lương tri…
khi mà hoà bình đã đi qua ngót nửa thế kỷ,
để mà bản thân anh phải tự giải toả oan nghiệt, rửa sạch đi những tiêu cực tâm thần nó đè nặng lên mọi mối quan hệ kinh mạch tim gan của dân tộc,
để mà còn tìm đường sống tốt lên cùng đồng loại, kể cả với cựu thù trong và ngoài nước chứ!
Cộng sản Ba đình đã từng tổ chức triển lãm về thành tựu của cái gọi là cải cách ruộng đất. Mở cửa được ba ngày thì phải đóng cửa không kèn không trống.