3-1-2022
Thông tin tràn ngập về vụ em bé ở Đồng Tháp rơi vào miệng ống. Nhưng tôi hình dung không có thông tin nào sát thực. Hình như lỗi bởi bí mật hiện trường?
Tôi xem đi xem lại cái clip có 4 em bé chơi đùa và cảm thấy rất bí ẩn khi có một em bé đột nhiên biến mất. Bí ẩn hơn, với cái ống bê tông đường kính 25cm mà một em bé 10 tuổi rơi tuột vào đó một cách dễ dàng. Ba ngày nghĩ mãi không ra. Bây giờ chỉ còn chờ kết quả giải cứu em bé trong hy vọng rất mong manh.
Thật đau lòng khi nhìn con trẻ gặp nạn mà không thể giải cứu kịp thời.
Tôi hình dung quanh miệng ống phải là một lớp đất như cái miệng phễu. Và phải có một lực hút siêu hình nào đó hút em bé tuột chân vào ống. Hình như theo sự ghi lại của camera, các em bé đang chơi quanh miệng ống. Chúng chạy đi chạy lại nhặt và ném gì đó vào miệng ống. Có thể, chúng thấy miệng ống có lực hút lạ nên rất hứng thú khi ném gì vào đó? Không ngờ nó hút luôn em bé đứng gần miệng phễu!
Nếu đúng miệng ống đường kính 25cm thì có thể vừa khít với mông một em bé… rất ốm yếu. Mà vừa khít thì em bé khó trôi tuột, kể cả bằng phản xạ tự nhiên, em bé có thể dang tay ra và hai nách kẹp được miệng ống. Trường hợp bị trôi tuột khi và chỉ khi miệng ống như cái phễu làm cho em bé không thể dang tay, buộc phải giơ cả hai tay lên đầu. Khi hai tay giơ lên đầu, vai mới có thể bằng mông và lọt thỏm trong tư thế không thể chống cự.
Cần nhấn mạnh, phải là một lực hút siêu hình mới có thể hút mạnh toàn thân em bé trong trạng thái vừa khít với miệng ống. Em bé không thể chống đỡ khi lực hút này mạnh hơn sự chống cự của em.
Vậy thì lực hút kia có từ đâu?
Với đường ống cắm sâu 35m, rất có thể bên dưới là một mạch ngầm chảy xiết. Khi phần đáy ống gặp phải mạch ngầm đang chảy xiết ắt xảy ra hiện tượng gây áp suất, toàn bộ phần không khí bên trên bị hút theo. Lực hút này giảm dần và dừng lại khi em bé bị mắc kẹt cùng lớp đất chèn theo.
Điều tôi nói chỉ là dự đoán. Cơ quan điều tra có thể hỏi cặn kẽ những em bé cùng chơi với bạn thì sẽ rõ.
______
Mời đọc thêm: Bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp kêu cứu 10 phút rồi im tiếng (SK&ĐS). – Toàn cảnh hiện trường giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống ống cọc bê tông (PLVN). – Hiện trường 48 giờ giải cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông sâu 35m (VNN). – Tập trung giải cứu bé trai rơi xuống ống cọc thay vì ‘thăm dò’ (Zing).
Trong các địa tầng của quả đất, có một tầng chứa nước. Nước nầy theo lực hút của tâm địa cầu, THẤM TỪ TỪ xuống từ các nguồn nước khác nhau trên bề mặt trái đất: sông ngòi ao hồ nước mưa cùng nước sinh hoạt của con người, tất cả thấm dần xuống qua khe nứt đất đá của vỏ trái đất…
Chúng tích tụ thành tầng nước ngầm, ở nhiều độ cao khác nhau, nhưng các bọng nước nầy trải qua nhiều thời kỳ đều đã chứa đầy nước nên khối nước ổn định theo nguyên tắc “bình thông nhau”,
do đó LỰC CHUYỂN ĐỘNG của dòng thuỷ lưu trong thế giới nước ngầm nầy RẤT NHỎ VÀ CHỈ TỪ TỪ, THEO NGUYÊN TẮC THẨM THẤU, để chổ thừa bù cho chỗ thiếu do con người bơm dùng nước ngầm, vì thế mực nước luôn giữ thăng bằng.
Vậy nên về mặt vật lý động lực học, ở đây KHÔNG CÓ LỰC HÚT NÀO ĐỦ SỨC VƯƠN CAO TẬN 35 mét để hút thằng bé xuống giếng.
(Chuyện thổ địa âm binh tạm gác qua bên).
Ngược lại, khi con người đào sâu xuống đất đặt ống, nếu gặp mạch nước, nước chứa trong tầng sẽ lập tức tràn vào ống nầy, dâng lên cao ngang với độ cao của túi chứa nước trong vùng địa tầng mà nó xuất phát, theo qui luật “bình thông nhau”.
Vậy nếu cái ống nước gây tai vạ nầy có thọc nhằm mạch nước, thì nước sẽ dâng lên, chứ không HÚT XUỐNG, thưa tác giả.
HuePhan
Châu Minh Hùng dùng phép suy đoán “tiên nghiệm” nên nảy ra ý lạ. Thực tế chả biết gì về xây dựng, cứ nói bừa, có vẻ giống câu “nói như trạng lột”
Khi khảo sát xây dựng, người ta đã khoan để nghiên cứu địa tầng, phân tích các kiểu … để xem độ ổn định của các lớp đất … rồi mới tìm giải pháp thiết kế, thi công. Châu Minh Hùng ngồi xó nhà đoán như đúng rồi.
Không biết gì về chuyên môn, ưa nói linh tinh, ba hoa, quả là tinh hoa.
Cõi mạng ầm ỹ, chả thấy cao thủ chém gió thành siêu bão nào bày được mẹo nhỏ nào để cứu cháu, có thể hiểu được tấm lòng của những người đốt đèn soi sáng trí của đám dân đầu óc tối đen.
Sắt xây dựng loại thường dùng hiện nay dài 11,7m, cọc ly tâm rỗng không nối sắt, 35m là 3 đoạn cọc nối nhau, ép từng đoạn rồi hàn nối, và cái đoạn đầu tiên đầu đặc, giống đám nông dân chúng tôi, đầu cũng đặc như bí.
Việc cứu hộ là việc quá khó với yêu cầu thời gian cấp bách. Hãy để cho những người có trách nhiệm làm hết sức của họ, dù còn ít hy vọng, vẫn phải làm.
Khi việc cứu hộ đã làm xong, xin mời chẻ sợi tóc làm tư.
Nhất niệm sinh vạn đoan. Thiên Địa Quỷ Thần đều biết.
Cái cọc đầu tiên đóng xuống đất có mũi nhọn và đặc cứng để dễ đâm sâu xuống đất.Các thánh nỗ nên im lặng mà học thêm,đừng nổ bậy,mất thiêng !