Nguyễn Đình Cống
22-11-2022
Ngày 20 tháng 11, báo Dân Trí đăng bài: Vượt qua “núi cao, vực sâu” trong giáo dục, của Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch BCH Hội Nhà Văn.
Sau khi trình bày một số kỷ niệm đẹp, không thể nào quên thời học sinh, ông Thiều trích một đoạn trong lời phát biểu khi về dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường THPT Mỹ Đức B, Hà Nội: “Trong mọi nền giáo dục, có một thứ không thể thay đổi, không được phép thay đổi. Vì nếu điều ấy thay đổi thì nền giáo dục sẽ bị phá sản. Đó là tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò, là lòng tôn kính của học trò dành cho thầy cô, là những hạt giống của giấc mơ đẹp mà thầy cô bền bỉ gieo vào tâm hồn học trò của mình. Và những học trò mang giấc mơ ấy lớn lên và hành động cho giấc mơ ấy vì con người“.
Rồi ông trích dẫn lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn , phát biểu nhân ngày 20 tháng 11: “Chúng ta không hướng người học chỉ tập trung vào kiến thức sách vở mà đồng thời phải dạy cho học trò có trái tim rung động trước cuộc đời, có tâm hồn thanh cao và rộng lượng, có trách nhiệm với bản thân và xã hội… Đồng hành với tiến trình phát triển là hạnh phúc của tất cả chúng ta. Nhưng hành trình này là núi cao, vực sâu, đầy gian nan, vất vả, không có con đường nhung lụa“.
Phải chăng ông Thiều tự bịt mắt, bưng tai để không nhìn, không nghe, không biết thực trạng của nền giáo dục nước CHXHCNVN, đã và đang bị phá sản nghiêm trọng. Những điều tốt đẹp ông dẫn ra chỉ còn trong ký ức, trong mơ ước, còn trong thực tế hiện nay, những điều như vậy thật sự quá quý hiếm. Cái thứ không thể thay đổi, không được phép thay đổi (theo ý ông Thiều) đã bị lật đổ lộn nhào.
Rồi núi cao, vực sâu trong giáo dục, hành trình của giáo dục đầy gian nan vất vả. Đây là lời ngụy biện thô bỉ. Con đường giáo dục vốn rộng mở thênh thang, không có núi, không có vực nào cả. Thử hỏi xem trên thế giới có bao nhiêu nước gặp phải khổ nạn về giáo dục (kể cả ở Bắc và Nam Việt Nam trước đây). Núi cao, vực sâu là do con người, vì độc đoán và ngu dốt tạo nên, một phần do vô tình, phần khác là cố ý.
Hỏi và trả lời cho rõ ràng: Ai đã tạo ra núi cao vực sâu trong giáo dục? Ai làm phá sản nền giáo dục? Phải chăng là các thầy cô giáo, là học sinh và cha mẹ học sinh. Không phải, tất cả họ đều là nạn nhân. Thủ phạm chính là những người lãnh đạo cao cấp của đất nước, của những người đề ra đường lối giáo dục phục vụ chính trị. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục, vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm.
Thực trạng thê thảm của giáo dục đã được nhiều tác giả phản ảnh, phân tích, tôi thấy không cần bổ sung. Nhân bài báo và lời phát biểu của hai nhân vật có danh vị, nên tôi viết đôi lời để rộng đường dư luận.
Ôi, cơn bốc đồng, lãng mạn của nhà thơ nên nói những lời sáo rỗng , vô nghĩa đã làm bận lòng bác rồi. Bác nói về nền “giáo dục nước nhà” quá xác đáng . Ước gì cả bộ trưởng lẫn nhà thơ đều có dịp đọc để mà suy nghĩ cho thấu đáo .
Văn hóa là những thứ không có sẵn trong tự nhiên mà nó xuất phát từ con người và luôn thay đổi theo thời gian, nòng cốt để nó phát triển theo hướng văn minh lịch sự,bền vững… chính là phải phát triển giáo dục một cách chính xác, đòi hỏi sự hiểu biết. Đã không nghĩ ra được thì thôi, nhưng những thứ mà nhân loại đã đúc kết, chỉ việc học để hiểu sao cho đúng, rồi vận dụng vào cuộc sống mà làm mãi không được và bây giờ còn coi đó là núi cao vực sâu….. thì có nghĩa là gì? Rất nham hiểm vì đó là cách câu thời gian, che đậy cái bất lực….nhưng đau khổ hơn là hầu như không ai nhận ra được mà trái lại vẫn còn hy vọng vào những con người như thế này…
Giáo dục tự bản chất là làm cho con người có văn hóa nhân ái tiến bộ khai phóng…còn núi cao vực sâu là do con người tạo ra để cản trở sự tiến hóa phát huy nhân cách con người.Người xưa nói văn dĩ tải đạo nhưng người tự cho là nhà văn lại nói ngược lại ?
Kỳ tích Sông Hàn bên Nam Hàn – Chiến bại Hàn Giang nơi Nam Việt Xưa**************************
Kỳ tích Sông Hàn bên Nam Hàn hóa Rồng
Chiến bại Hàn Giang nơi Nam Việt Xưa thành rắn
Nhớ Đà Nẵng + Sài Gòn tràn người Nam Hàn sang làm công
Sau Nội chiến Nam-Bắc Hàn nghèo đói kiệt quệ
Nhờ Nhà lập quốc Phác Chánh Hy yêu Non Sông
Yêu Dân chủ – Tự do + cách mạng canh tân Giáo dục
Hai mươi năm sau Nam Hàn tự công bố thành Rồng
Thế vận hội Hán Thành khiến Thế giới kinh ngạc mến phục
Buồn nhớ Đà Nẵng tháng Ba đen giải phóng phỏng d..ái thấy không !
Tham nhũng quốc nạn – mua đất chiến lược cho Tàu Chệt
Ôi ! Hàn Giang vẫn bao chuyến đò An Hải buồn bên kia Sông !!
Nghe nói Cố nhân Hồng diện Phố xưa Trường cũ lấy chệt đi Mỹ
Ôn Thế sử Kỳ tích Sông Hàn bên Nam Hàn hóa Rồng
Chiến bại Hàn Giang nơi Nam Việt Xưa thành rắn…
Điệu buồn Lưu đầy bên bờ Sông Seine Lưu vong
Anh nhớ Cố quận Phố biển vô cùng Đà thành Hải phố
Em mái Tóc thế Mắt biếc tà áo thiên thanh Hồng Đức đò qua Sông
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Thêm một phân tích xác đáng của Thầy Nguyễn Đình Cống.
Vâng, đúng thế. Một chuyện mà ai cũng hiểu nguyên nhân do đâu chỉ có những con người phục vụ trung thành cho chế độ ma quỷ này họ mới giả ngu không biết, không nghe không thấy không dám nghĩ đến. Gọi là chính sách 4 không của bộ giáo dục!