“Cả hệ thống chính trị” đều tham nhũng trang thiết bị y tế

Mai Bá Kiếm

20-10-2022

Ảnh chụp màn hình

Ngày 5/6/2022, giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ bị bắt vì hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Từ năm 2013 – 2015, Phan Huy Anh Vũ (Giám đốc BV Đa khoa Đồng Nai) ký thủ tục, hồ sơ đấu thầu trang thiết bị y tế với Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC – của nữ đại gia “vua biết mặt chúa biết tên” Nguyễn Thị Thanh Nhàn).

Tổng vốn mua trang thiết bị 476 tỷ đồng, C03 tính ra thiệt hại 152 tỷ đồng. Tỷ lệ nâng giá (thiệt hại) gần 32%!

C03 chưa khởi tố Phan Huy Anh Vũ tội nhận hối lộ, nhưng ngày 19/10/2022, C03 khởi tố, bắt giam Trần Đình Thành (cựu bí thư Đà Nẵng) và Đinh Quốc Thái (cựu chủ tịch Đà Nẵng) về tội nhận hối lộ.

Tham nhũng trang thiết bị y tế không phải từ giám đốc bệnh viện, dưới sự “bảo kê” của giám đốc Sở Y tế, mà còn được “chống lưng” từ chủ tịch tỉnh đến bí thư tỉnh!

Trước khi bị bắt vì “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, GĐ Bệnh viện Thủ Đức Nguyễn Minh Quân chi hối lộ 3,7 triệu USD để không bị bắt (được trả lại 1,15 triệu, còn 2,67 triệu USD).

Mặc dầu, Nguyễn Minh Quân ký với một nhà thầu “cò con” Nguyễn Văn Lợi (GĐ Công ty TNHH Nguyễn Tâm) mà còn thừa tiền chạy án 3,7 triệu USD, huống gì những kẻ ký với đại gia Nguyễn Thị Thanh Nhàn hay Phan Quốc Việt – GĐ Việt Á – Kit Test!

Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai được lãnh đạo tỉnh cho phép “dịch vụ lưỡng tính” công – tư với tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, gồm Khu A (công) do ngân sách đầu tư. Khu B (tư) do Công ty cổ phần Bệnh viện Đồng Nai góp vốn 40% (bằng cơ sở vật chất, hạ tầng), hai cổ đông khác góp vốn bằng tiền mặt tương đương 60% giá trị dự án.

Không biết “hai cổ đông khác” là con ông nào, mà Phan Huy Anh Vũ phải điều bác sĩ ở khu A (ngân sách trả lương) và trang thiết bị mua của bà Nhàn (ngân sách trả tiền) cho khu B sử dụng.

Nhờ thành tích móc nối với đơn vị thẩm định giá “thổi” giá trang thiết bị y tế, năm 2016 – sau một năm khánh thành Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Phan Huy Anh Vũ được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Y tế, hai năm sau (2018) Vũ được lãnh đạo tỉnh “bế” lên ghế giám đốc Sở Y tế.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả: NĐK

    Nhìn cách Sở Y tế TP.HCM “truy tìm” nhân viên y tế chưa cho con em tiêm vắc xin C.ovid-19 tôi lại nhớ đến cách người Nhật Bản tìm quan chức giỏi cho bộ máy được GS Trần Văn Thọ mô tả trong cuốn “Kinh tế Nhật Bản – Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955 – 1973”.

    Bữa trước khi đọc tin “TP.HCM truy tìm nhân viên y tế” tôi đã thấy bất ổn, sáng nay luật sư Nguyễn Kiều Hưng, trong bài viết trên tờ VnExpress, đã chỉ rõ yếu tố trái pháp luật, vi phạm quyền nhân thân, và vượt thẩm quyền của Sở Y tế TP.HCM, vì Sở Y tế không có quyền yêu cầu cơ quan ngang cấp cung cấp những thông tin nhân thân này. Sự việc này một lần nữa lại làm dấy lên câu hỏi về chất lượng đội ngũ quan chức/công chức của chúng ta hiện nay.

    Hàng năm, khi người Nhật Bản tổ chức thi tuyển quan chức cho bộ máy trung ương của mình, họ thường chọn được những sinh viên xuất sắc nhất từ các trường đại học danh tiếng nhất của đất nước, và chủ yếu ở hai khoa Luật và Kinh tế.
    Trong sách GS Trần Văn Thọ chọn sử dụng chữ “quan chức” thay vì “công chức” như thường thấy ở Việt Nam, tôi sẽ phân tích kỹ về lựa chọn này của GS Thọ sau, nhưng ở đây tôi sẽ tạm thời sử dụng thuật ngữ “công chức” và “quan chức” theo nghĩa tương đương.
    Cụ thể theo GS Thọ, ở cấp trung ương người Nhật Bản hàng năm đều tổ chức “thi tuyển quan chức”, cuộc thi thu hút hàng vạn người, nhưng sẽ chỉ có khoảng 1.000 người trúng tuyển. Chẳng hạn, năm 1978 có 55.992 thí sinh dự thi, trong đó chỉ có 1.311 thí sinh trúng tuyển. Sau khi trúng tuyển các quan chức tương lai này sẽ tự chọn nơi làm việc hoặc thi tuyển tiếp vào một số bộ có mức độ cạnh tranh cao như Bộ Tài Chính, Công Thương, Ngoại giao. Sau đó, các “quan chức tương lai” này sẽ được đào tạo, huấn luyện cả lý thuyết lẫn thực tiễn tại các cơ sở trong và ngoài bộ khác nhau trong 15-20 năm với các chức vụ tương đương phó – trưởng phòng. Hết giai đoạn này, họ sẽ phải cạnh tranh với các đồng liêu để thăng tiến tiếp lên các chức Vụ phó, Vụ trưởng, trợ lý Bộ trưởng và cao nhất trong ngạch quan chức/công chức là chức vụ Thứ trưởng.
    Thứ trưởng là chức vụ cao nhất của quan chức/công chức nhà nước của Nhật Bản. Nếu muốn tiến thân hơn nữa, họ sẽ buộc phải từ chức, rời khỏi bộ máy quan chức/công chức để ứng cử vào các cơ quan dân cử, trở thành các chính trị gia và tìm cơ hội để được bổ nhiệm vào các vị trí Bộ trưởng hoặc cao hơn nữa.
    Với cách xây dựng này, bộ máy hành chính của Nhật Bản giữ được “tính độc lập với đảng phái hay lãnh đạo chính trị. Dù đảng cầm quyền hay lãnh đạo chính trị thay đổi, cơ cấu hay nhân sự của các bộ máy không thay đổi theo. Kể cả lãnh đạo cao nhất ngạch quan chức là Thứ trưởng cũng chỉ thay đổi theo chế độ của cơ quan hành chính chứ không bị ảnh hưởng bởi thay đổi nội các”*.
    Giai đoạn phát triển kinh thần kỳ 18 năm, 1955 – 1973, biến một nước Nhật kiệt quệ sau chiến tranh thành một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới, có phần đóng góp rất lớn của chính những quan chức/công chức xuất sắc được tuyển dụng này. GS Trần Văn Thọ đã dành riêng một chương sách để nói về những đóng góp này với tựa đề “Quan chức nhà nước: Anh hùng trong thời đại phát triển”.

    Tương xứng với những đóng góp của họ, sự đãi ngộ của nhà nước với các quan chức/công chức cũng hết sức thỏa đáng. “Đời sống của quan chức nhà nước được đảm bảo suốt đời qua các chế độ về nhà cửa, lương bổng, hưu trí”. Chính chế độ thi tuyển công khai, “lợi ích trường kỳ” (suốt đời), cả về vật chất lẫn sự trọng vọng của xã hội, cùng với hệ thống pháp luật và giám sát xã hội nghiêm ngặt đã ngăn cản hữu hiệu các động cơ tham nhũng của quan chức Nhật Bản. “Một bài báo, một tiếng đồn về sự không công minh, không liêm chính dù là rất nhỏ cũng trở thành áp lực xã hội làm cho quan chức không thể thăng tiến hơn được nữa.”

    Trong sách này, GS Trần Văn Thọ cũng cho biết, từ kinh nghiệm Nhật Bản, ông cũng đã từng đề nghị Việt Nam nên chọn một ngày để tổ chức thi tuyển quan chức, như là ngày chọn nhân tài ra làm việc nước. Kiến nghị lần đầu được ông gửi đến Tổng bí thư Đỗ Mười năm 1995. Mười năm sau, 2006, ông lại lặp lại ý kiến này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

    Về cách sử dụng chữ “quan chức” thay vì “công chức” của GS Trần Văn Thọ, tôi cho rằng ông có lý do hợp lý để dùng chữ này. Xét về hình thức thi tuyển và chế độ làm việc sau khi được tuyển dụng, những người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển “quan chức” của Nhật Bản đúng thực là những “quan chức”, hệt như những người đỗ đạt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình ở nước ta xưa. Thế nhưng, xét về số lượng trúng tuyển cũng như chính cách dùng từ của GS Thọ trong sách, những người trúng tuyển ban đầu này dù cơ hội cao trở thành quan chức cũng chỉ là những “quan chức tương lai”, vậy theo tôi, để phù hợp với thông lệ và hệ thống hiện nay của Việt Nam, nếu có thì nên gọi là “kỳ thi tuyển công chức cấp cao” sẽ phù hợp hơn.

    Nói thêm một chút, khi đọc mô tả của GS Trần Văn Thọ về cách người Nhật Bản tổ chức thi tuyển quan chức/công chức cấp cao và tổ chức bộ máy hành chính tôi không thể nào không nhớ đến cuốn “Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam – một bộ máy hành chính trước thử thách (1820 – 1918)” của Emmanuel Poisson. Trong cuốn này Emmanuel Poisson đã chỉ ra tính ưu việt trong cách tuyển lựa và xây dựng bộ máy hành chính hiệu quả hàng ngàn năm của Việt Nam và các chế độ quân chủ phương Đông nói chung, vốn bị cách nhìn hay tư duy duy phương Tây xem nhẹ, thậm chí coi thường. Nhưng có lẽ người Nhật Bản đã chọn cách hành xử khác, chính người Nhật Bản chứ không phải ai khác, trong khi là nước đầu tiên ở châu Á mở cửa đón nhận nền văn minh và công nghệ phương Tây thì họ, lại vẫn chính là họ, đã học hỏi và gìn giữ những gì gọi là kinh nghiệm, gọi là giá trị nguyên bản của Á Đông một cách hữu hiệu.

    Nguồn Mạng.

  2. BẢN CHẤT CỦA CS ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI TRONG VÀ NGOÀI CUỘC ĐÁNH GIÁ THẾ NÀY:

    HỌC GIẢ THÁI BÁ TÂN

    “…Elsin, ai cũng biết,
    Trùm cộng sản Nga Xô:
    Cộng sản không thể sửa,
    Mà phải chôn xuống mồ.

    Rồi ông Gorbachev:
    Tôi bỏ nửa đời người
    Theo lý tưởng cộng sản,
    Tưởng nó đẹp nhất đời.

    Thế mà giờ chua xót,
    Phải tuyên bố điều này:
    Cộng sản chỉ dối trá,
    Luôn dối trá xưa nay.

    Tiếp đến, một trùm nữa,
    Ông Putin, người hùng:
    Ngu mới tin cộng sản.
    Theo cộng sản là khùng.

    Từng sống với cộng sản,
    Bà Merkel ngày nay
    Là thủ tướng nước Đức
    Thì phát biểu thế này:

    Cộng sản thật đáng sợ,
    Làm tha hóa con người,
    Biến họ thành dối trá,
    Thờ ơ và lõi đời.

    Một người rất đáng kính,
    Đức Dalai Lạt Ma
    Của nước xưa Tây Tạng
    Thì nói với chúng ta:

    Công sản là cỏ dại
    Trên đổ nát chiến tranh.
    Nó là loài trùng độc
    Trên rác đời hôi tanh…“

    NGUỒN MẠNG

  3. Học Giả Thái Bá Tân

    Mục đích của cách mạng
    Vô sản và công nông
    Là thông qua bạo lực
    Biến của tư thành công.

    Khi cách mạng thắng lợi,
    Nhanh chóng hoặc từ từ,
    Các quan chức cộng sản
    Biến của công thành tư.

    Cộng sản gây đau khổ
    Cho hàng triệu, triệu người
    Rốt cục để mang lợi
    Cho một số ít người.

    Một sự thật chua xót –
    Các vấn đề của ta,
    Cách này hay cách nọ,
    Từ cộng sản mà ra.

    Nguồn Mạng.

  4. CƠ CHẾ BỆNH HOẠN: ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ CÓ NHỮNG SẢN PHẨM KIỂU NHƯ THẾ LÀ ĐIỀU TẤT YẾU!

    CƯỚP

    Học Giả: Nguyễn Duy

    con ơi mẹ dặn câu này
    cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)

    Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
    cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
    có con dấu đóng đỏ tươi
    có còng có súng dùi cui nhà tù

    cướp xưa lén lút tù mù
    cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
    con trời bay lả bay la
    cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

    dân oan tuôn lệ ròng ròng
    mất nhà mất đất nát lòng miền quê
    tiếng than vang động bốn bề
    cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

    ai qua thành phố Bác Hồ
    mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
    bây giờ mẹ phải dặn thêm
    quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

    Nguồn Mạng

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây