19-8-2022
Cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Vostok do Nga chủ trì sẽ quay trở lại vào năm nay, diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 05/9/2022, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chứng minh rằng một “thực tế địa chính trị mới” đã được hình thành mà ở đó “không còn chỗ cho bá quyền của Mỹ.”
Thực tế, như chúng ta đã thấy, đó là việc Trung Quốc đã trả đũa hoạt động chính trị phi quân sự của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bằng các chiến dịch đe dọa vũ lực, phong toả bao vây xung quanh Đài Loan và cản trở tự do hải hành và không hành của dòng chảy thương mại dân sự.
Đây thực ra không phải là điều mới đối với người Việt Nam chúng ta. Vào năm 1988, song song với việc đưa ra khái niệm và kêu gọi các nước Đông Nam Á “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng hỏa lực mạnh bắn chết những công binh tay không của Hải quân Việt Nam tại Gạc Ma.
Cùng chung cách tiếp cận, Nga đã sử dụng vũ lực tấn công Ukraine, một quốc gia có chủ quyền. Hiến chương Liên Hợp Quốc đòi hỏi các quốc gia không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế và thụ đắc lãnh thổ. Việc sử dụng vũ lực chỉ được cho phép để tự vệ trước một hành động sử dụng vũ lực khác.
Danh sách đầy đủ các quốc gia nước ngoài sẽ tham gia cuộc tập trận Vostok chưa được công khai. Hiện giờ chúng tôi mới biết có các nước Trung Quốc, Mông Cổ, Tajikistan và Belarus đã nhận lời mời của Nga đưa lực lượng quân đội tới tham gia cuộc tập trận.
Ấn Độ chưa có quyết định chính thức và thông tin về sự hiện diện của quân đội Ấn Độ còn đang mâu thuẫn. Nhưng một nguồn tin nội bộ cho tờ Deccan Herald biết Ấn Độ sẽ sớm nhận lời mời của Nga gửi quân tới tham gia cuộc tập trận sẽ diễn ra tại 13 khu huấn luyện của Quân đội Nga ở Quân khu phía Đông của nước này.
Sẽ là một dữ kiện thú vị nếu Ấn Độ tham gia tập trận cùng với quốc gia đang tranh chấp biên giới lãnh thổ với mình là Trung Quốc, và lờ đi sự phản đối của một quốc gia khác đồng cảnh ngộ thường xuyên bị Trung Quốc gây hấn – đó là Nhật Bản. Nhật Bản phản đối cuộc tập trận vì khu vực tập trận bao gồm cả quần đảo Kurli mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhưng hiện giờ Nga đang chiếm đóng.
Theo các cô/chú/anh/chị/em, Việt Nam có tham gia cuộc tập trận này không, trong nỗ lực của Nga muốn cho Mỹ và phương Tây thấy Nga không cô đơn?
Trước đó, Việt Nam đã tham gia Army Games tại Nga cùng với 19 nước: Trung Quốc, Azerbaijan, Belarus, Venezuela, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Mông Cổ, Abkhazia, Armenia, Zimbabwe, Iran, Lào, Mali, Myanmar, Syria, Sudan, Tajikistan và South Ossetia.
Nhưng Việt Nam đã không tham gia tập trận Vành Đai Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, được coi là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới, nhưng do phương Tây lãnh đạo.
Trong ảnh là hình ảnh cuộc tập trận Vostok năm 2018, được coi là cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất ở Nga thời hậu Xô Viết. Nhưng những hình ảnh được ghi lại cho thấy đó dường như là một sự kiện phô trương sức mạnh quân sự nhiều hơn là thực sự tập trận.
(Nhóm cộng tác viên phụ trách theo dõi quan hệ Việt – Nga).
“Theo các cô/chú/anh/chị/em, Việt Nam có tham gia cuộc tập trận này không, trong nỗ lực của Nga muốn cho Mỹ và phương Tây thấy Nga không cô đơn?”
Đây là 1 thứ trưng cầu dân ý hay muốn nghe ý kiến của người khác ?
Nếu trưng cầu dân ý, thì nếu tớ là 1 thành viên của Sạo xự ký biển Đông, tớ sẽ ủng hộ Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vladivostock. Thành viên của Sạo xự ký đa số xuất phát từ các gia đình có công hoặc có truyền thống cách mạng . Để được ăn trên ngồi trước, con cháu có tiền, nhàn cư vi bất thiện, lập được Sạo xự ký thì Đảng phải chọn Sự Thật & Lẽ Phải như đã từng chọn lựa trong quá khứ . Cuộc tập trận này là coming-out party của khối xã hội chủ nghĩa COMECON ngày xưa, và nếu tớ nhớ không lầm, Việt Nam vẫn do Đảng Cộng Sản lãnh đạo . Cha chú của nhóm Sạo xự ký phần lớn là đảng viên, ngoại trừ Phạm Quang Tuấn là được họ phát triển & giác ngộ . It only make sense nếu Việt Nam tham gia cuộc vui này