Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hiểu sai hai chữ “vô danh”

Thái Hạo

6-7-2022

[Bản này và bản trên báo Nông nghiệp có chút sai khác. Tinh thần chung là để ngăn cái dốt phát tán và gây hại bởi lòng nhiệt tình của nó].

“Liên quan tới việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ mà đoàn công tác tỉnh Quảng Trị kiến nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ. “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa” (Dẫn theo TTO).

Chúng tôi lấy làm lạ vì sự chỉ đạo này! Việc “ra lệnh” đổi tất cả những bia đề “vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin” là do đâu? Hãy bắt đầu từ việc tra từ điển.

Hán-Việt từ-điển của Đào Duy Anh ghi:

“Vô danh – Không có tiếng tăm gì = Ẩn-náu, người ta không biết đến, không có tên mà kêu”.

“Vô danh anh hùng – Hạng người anh hùng mà người đời không biết đến họ tên, như quân lính ở chiến trường, lao-công ở trong xã-hội, học-sinh ở trong đám thiếu-niên: đều gọi là vô danh anh hùng”.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), ghi:

“vô danh t. 1- Không có tên tác giả, không biết cụ thể là của ai. Tác phẩm vô danh. 2- Không ai hoặc không mấy ai biết đến tên tuổi. Người anh hùng vô danh”.

Như vậy, cả từ điển Hán-Việt lẫn từ điển tiếng Việt hiện đại đều ghi nhận rằng “vô danh” có hai nghĩa cơ bản là “không có tên”/ “không biết tên” và “không ai biết đến tên tuổi” – chứ không phải chỉ là “không có tên tuổi, quê quán” như cách mà bộ trưởng Đào Ngọc Dung hiểu.

Trong thực tế nói năng, “vô danh” vẫn được dùng theo nghĩa thứ hai một cách phổ biến hơn nghĩa thứ nhất. Chữ “danh” có nghĩa là “tiếng tăm”, là “danh tiếng”, là “nổi tiếng”, là được nhiều người biết đến. Danh nhân, danh gia, danh hão, danh thơm, danh bất hư truyền, vô danh tiểu tốt… là đều dùng theo nghĩa này (tiếng tăm).

Một ví vụ khác: nhà Phật khi nói tới “ngũ dục” cũng có chữ “danh” này (tài, sắc, danh, thực, thùy). Nó hoàn toàn không phải là “tên/họ tên”, mà là “danh tiếng”/ “tiếng tăm”. Lòng ham muốn nổi tiếng (danh) là một món trong ngũ dục (5 thứ ham muốn).

Khi nói hoặc ghi là “vô danh” trên bia mộ liệt sĩ thì cái nghĩa không/ không biết tên tuổi chỉ là một thông tin; quan trọng hơn là nó nhấn mạnh vào nghĩa thứ hai: sự thầm lặng, sự hi sinh không cầu danh lợi, không cầu báo đáp… Đó là một cách ca ngợi những người liệt sĩ, chứ không phải hạ thấp hay coi thường!

Năm 1946 Phạm Duy sáng tác ca khúc “Chiến sĩ vô danh” rất nổi tiếng để ca ngợi những người lính chống Pháp. Hai năm sau, năm 1948, Trần Kiết Tường viết một ca khúc cùng tên và cũng với nội dung tôn vinh. Ở Nga và một số nước Đông Âu có tượng đài liệt sĩ vô danh, tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh trong chiến tranh chống Phát-xít.

Trong tác phẩm “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm khi ca ngợi nhân dân anh hùng, đã viết: Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ làm ra đất nước. Có thể dùng chữ “vô danh” để thay cho ý thơ này.

Như thế, “vô danh” dùng để chỉ những người hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại nhưng không để lại tên tuổi. Và vì thế mà họ trở nên vĩ đại!

Từ chỗ hiểu lầm nghĩa của hai chữ “vô danh”, Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã ra một cái lệnh có thể gây tốn kém không cần thiết; mà xét về ý nghĩa và “sự trong sáng của tiếng Việt” thì không đảm bảo được. Đó là chưa nói tới sự dài dòng, rườm rà và thiếu hẳn đi vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt.

Xin được nhắc lại, trong trường hợp này, “vô danh” là một cách ngợi ca, là sự trân trọng và biết ơn; nó hoàn toàn không có ý coi thường, càng không làm mất đi giá trị và sự trân trọng đối với những đóng góp của các liệt sĩ trong lòng nhân dân và hậu thế. Dùng “vô danh” là vừa bao hàm cái ý “chưa xác định được thông tin”, mà hơn nữa còn chuyển tải rất nhiều ý nghĩa cao đẹp khác.

Tóm lại, trong ngữ cảnh này việc đổi tên, đổi bia là không cần thiết, nếu không nói là sẽ gây phản cảm và tốn kém vô ích; lại làm hỏng cả tiếng Việt – vốn đang bị hủy hoại một cách khốc liệt.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Như thế này mới đúng tương xứng của hai chữ VÔ DANH và HỮU DANH


    Mùa Giáng Sinh thứ 40 lưu vong trên Đất Pháp thương nhớ Tù nhân Lương tâm Lương tri VÔ DANH và HỮU DANH

    ***************************************

    “Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.”
    Phạm Đoan Trang

    Thương gởi hàng Vạn Tù nhân Lương tâm Lương tri VÔ DANH trên khắp các Miền Nước Việt
    Thương gởi hàng Vạn Tù nhân Lương tâm Lương tri HỮU DANH như Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy … đang bị giam cầm ác nghiệt trong Hỏa lò trần gian của bọn hại Dân bán Nước ….

    Tù nhân Lương tâm Lương tri bất khuất
    Chẳng sợ đáng chi nhà tù lớn nhà tù con
    Khí phách ngay giữa sào huyệt giặc thâm hiểm
    Hóa thân Anh thư Anh hùng xứng Nước Non
    Lao động cưỡng bách trại lao cải khắc nghiệt
    Yêu Mẹ mình thương Mẹ Việt Nam phận con
    Mùa Địa ngục lao tù càng tôi luyện Ý chí
    Bạo tàn gian ác càng bền Chí sắt son.
    Tù nhân Lương tri Lương tâm quyết chiến
    Gian khổ hề chi ngục thất lớn sà lim con

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    Giữa Mùa Giáng Sinh 1980-2020 trên Đất Pháp

    https://baotiengdan.com/2020/12/08/thuong-tuong-le-quy-vuong-vet-nho-kho-got/?unapproved=118566&moderation-
    Mùa Giáng Sinh thứ 40 lưu vong trên Đất Pháp thương nhớ Tù nhân Lương tâm Lương tri

    ***************************************

    “Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.”
    Phạm Đoan Trang

    Thương gởi hàng Ngàn Tù nhân Lương tâm Lương tri Vô danh hay hữu danh
    như Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng,
    Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy … đang bị giam cầm ác nghiệt trong
    Hỏa lò trần gian của bịn hại Dân bán Nước ….

    Tù nhân Lương tâm Lương tri bất khuất
    Chẳng sợ đáng chi nhà tù lớn nhà tù con
    Khí phách ngay giữa sào huyệt giặc thâm hiểm
    Hóa thân Anh thư Anh hùng xứng Nước Non
    Lao động cưỡng bách trại lao cải khắc nghiệt
    Yêu Mẹ mình thương Mẹ Việt Nam phận con
    Mùa Địa ngục lao tù càng tôi luyện Ý chí
    Bạo tàn gian ác càng bền Chí sắt son.
    Tù nhân Lương tri Lương tâm quyết chiến
    Gian khổ hề chi ngục thất lớn sà lim con

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    Giữa Mùa Giáng Sinh 1980-2020 trên Đất Pháp

  2. Mộ vô danh, từ xưa tới này người Việt mình đều hiểu đây là nơi chôn cất thân xác của những người chưa xác định được danh tính. Khi dân đã hiểu thì có cần diễn giải lại hay không thưa ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung? Việc diễn giải từng từ theo kiểu ghép vần của học trò cấp một có phải là nguyên nhân để ông bộ trưởng đưa ra chủ trương đổi tên bia “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa biết danh tính” hay vì một lý do tế nhị nào đó, thưa ông bộ trưởng? Xin hỏi ông bộ trưởng mấy câu: Hiện cả nước có bao nhiêu bia mộ cần thay đổi, tổng kinh phí cần thay đổi là bao nhiêu? Giữa việc thay đổi bia mộ và việc chăm sóc chu đáo và nhân văn cho hàng chục vạn gia đình liệt sĩ đang sống trong cảnh khốn khó việc nào quan trọng hơn? Ngành lao động và thương binh xã hội còn nhiều việc làm ổn định xã hội để an dân, ở tầm vĩ mô, xin đừng diễn giải lại từ ngữ mà người dân đã biết và đều biết bằng tiền thuế của dân. Nếu ông bộ trưởng sử dụng tiền túi của bản thân mình và của quan chức thuộc quyền thì người dân rất hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ chủ trương trên của ông bộ trưởng. Còn nếu sử dụng tiền ngân khố thì không nên, khi đó khả năng xuất hiện một quả bom Việt Á làm tan hoang ngành lao động và thương binh xã hội sẽ cao lắm đấy ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung ạ!!!

    FB Vinh Le

  3. Trước là cộng điểm thi đại học cho Bà mẹ VN anh hùng.
    Giờ thì thêm danh xưng cho Anh hùng tử sĩ của dân tộc.
    Bái phục.

  4. “Vô danh” hiểu theo nghĩa hàn lâm như T.H thì chẳng có gì sai cả.
    Nhưng khổ nỗi, còn nhiều bậc cha mẹ cho đến giờ vẫn muốn tìm được hài cốt con mình, đưa nó về nghĩa trang với một tấm bia mộ có tên tuổi, quê quán đàng hoàng. Chứ có mấy ai muốn con cháu mình mãi mãi “vô danh” .

  5. Có 2 ý để hểur thèn bộ trưởng nói
    1. Nó sợ người đời tức khí gọi là ” bọn vô danh tiểu tốt”
    2 là nó muốn cho mấy ae địa phương có tí xiền khi rot kinh phí thay đổi cách gọi mộ các liết sĩ vô danh
    Cũng được chả hại gì. Bộ trưởng phải ăn nói khác ng thường một tý. Châm chước bỏ qua. Hihihi

  6. Thằng bọ chưởng này có lẽ cũng như đệ ruột của Nguyễn Bá Thanh, xuất thân từ ươm cây và bây giờ nó chỉ huy những cử nhân, tiến sĩ tốt nghiệp từ hải ngoại hoặc quốc nội. Hài vãi

Comments are closed.