Thói kiêu ngạo và bảo thủ

Thái Hạo

29-6-2022

Thế giới vận hành tất yếu theo bản chất và quy luật khách quan. Phương Tây hiểu được điều ấy, vì thế họ mới ban bố và bảo vệ Quyền con người. Trong các quyền ấy, có quyền tư hữu mà Hồ Chí Minh dẫn lại trong Tuyên ngôn độc lập, gọi là “quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Trước đây, vì duy ý chí, kiểu như “tư bản mới lạm phát, CNXH không bao giờ lạm phát”, nên mới hùng hổ rằng “không có tiền thì in ra, in ra”; cũng vì duy ý chí mà người ta lùa tất cả vào hợp tác xã, sống theo cơ chế bao cấp. Suýt chết sạch, nếu năm 1986 không kịp sửa.

Từ chỗ đang tư hữu (nửa vời), cải cách ruộng đất đã chuyển hẳn sang công hữu. Tất cả mất sạch ruộng đất, trở thành những người làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Ngạo nghễ được 30 năm, đến nửa sau thập niên 80 mọi thứ mục nát hết. Thế là người ta vội vàng sửa lại cho gần với quy luật hơn. Nhưng lại là vẫn sửa nửa vời. Đến bây giờ đất đai vẫn là “sở hữu toàn dân”. Tức người dân không có quyền tư hữu.

Cái sự chống lại quy luật này đã không chỉ gây đau khổ cho hàng triệu con người suốt mấy chục năm trước Đổi mới, mà còn tiếp tục kéo dài đến bây giờ với bao nhiêu ngang trái, bất hạnh, bất công. Không những thế, chống lại quy luật tư hữu còn kéo ghì nền kinh tế xuống, khiến đất nước không ngóc đầu lên được.

Cái việc “xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở ta thật kỳ khôi. Đầu tiên là đánh địa chủ, đánh tư bản cho tan hoang nát nhừ, sau đó thì từng bước cho “tư nhân làm giàu”, bây giờ thì vinh danh doanh nhân! Người ta không nhận ra rằng mình đã sai để mà “rộp” một cái thay đổi luôn toàn bộ, mà cứ từng bước, từng bước… trở lại cái ban đầu. Mà mỗi cái “từng bước” ấy phải mất hàng chục năm. Không vội. Cứ nghèo, cứ khổ, cứ đau thương cái đã. Đau thương mãi cho đến nay thì có ngày “Doanh nhân Việt Nam”, ghê chưa!

Đất đai và nông dân thì không có được cái may mắn ấy, đến bây giờ vẫn là “quyền sử dụng không phải quyền sở hữu”.

Đã biết, đã thấy việc chống lại quy luật là chết, thế mà vẫn cứ rù rì, ê a mãi. Phải nói thẳng ra rằng, tư hữu về đất đai là tất yếu, không thể cưỡng lại được; vậy thì thay vì đến năm 2050 hay 2090 mới làm việc ấy để kéo dài thêm 30 năm – 70 năm oan trái, nghèo khổ, tang thương, thì tại sao không làm luôn?

Những bài học còn đó, nó phơi trắng ra rồi. Nhưng cái gì làm những người cộng sản không chịu thay đổi? Tôi nghĩ không phải chỉ là vấn đề lợi ích nhóm, nó còn thuộc về thói ngạo nghễ. Không chịu thừa nhận, và làm lại, dù có tự thấy đã sai đến mười mươi.

Trong đại dịch, bao nhiêu tiếng nói đã cất lên, thống thiết, rằng không thể lùa dân cách ly kiểu ấy; không thể ngoáy mũi đại trà; không thể phong tỏa đến tê liệt…; nhưng không, họ vẫn cứ làm. Đến khi người chết, kinh tế kiệt quệ, không thể nào duy ý chí được nữa thì họ mới buộc phải thả ra. Hình như họ không biết học hỏi, không biết lắng nghe; chỉ có mấp mé bờ vực của cái chết, bó tay rồi họ mới chịu nhượng bộ. Y như thời 86, không khác.

Việc chống tham nhũng cũng thế. Rõ ràng, càng chống mạnh càng sinh ra lắm, càng chống càng nở rộ, nhưng họ không chịu nhìn vào cái gốc của vấn đề, là cơ chế. Mà vẫn vừa trồng cây (củi), vừa đốt lò, rồi tự hào ca ngợi chính mình.

Giáo dục cũng thế, đáng ra cứ như các nước tiên tiến mà làm; nhưng không, vẫn một mình một ngựa, cục cựa, hí hoáy, mãi rồi be bét hết cả. Nhưng giáo dục là thứ mơ hồ, nó không làm chết người hay đói bụng tức thì như y tế và kinh tế, nên họ vẫn kiên trì, kiên gan, kiên quyết “đổi mới”. Đổi mới mãi, sau mấy chục năm thì thành một cái nồi lẩu thập cẩm, bền bệt, ghê ghê.

Thói bảo thủ, kiêu ngạo và không bao giờ nhận sai của họ do đâu sinh ra? Thật khó trả lời, chỉ biết rằng những thứ ấy không bao giờ có trong những đầu óc sáng láng trí tuệ. Dốt thì sinh tàn tệ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn vào sự suy thoái của Thái Hạo, ta có thể hình dung “công cuộc” Đổi Màu của Đảng các bác . Nên nhớ, Thái Hạo là người đã từng được giải thưởng của Tổng cục chính chị cho 1 tác phẩm “học & làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và giờ đây bài này … Đem đi dự thi, hổng những rớt từ vòng gửi xe, mà có thể sẽ kêu phụ huynh lên mắng vốn .

    May quá, Thái Hạo hổng phải Bác Hồ nên ta có thể “gạn đục khơi trong” kiểu ố Cống đã làm với bản Tuyên Ngôn Cộng Sản của Marx, cũng gỡ gạc được chút ít . 2 hào của tớ

    “Thế giới vận hành tất yếu theo bản chất và quy luật khách quan”

    Nước ta thời xưa cũng thế . Nhưng sau đó thì Đổi Màu

    Chuyện công hữu về ruộng đất, đó là 1 trong những quy luật khách quan mà dân xã hội chủ nghĩa các bác vẫn theo từ thời bản Tuyên Ngôn Độc Lập tương đối của Hồ Chí Minh . Nó là phần hổng thể thiếu được của chủ nghĩa Cộng Đồng do Mác-Lê tạo ra và được Chủ tịch Hồ Chí Minh có đính kèm trong những văn bản hậu Tuyên Ngôn . Nó cũng là phần chính trong tư tưởng “làm chủ tập thể” của người thầy vĩ đại của gs Tương Lai, dân làm chủ tập thể, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo, Đảng của Đảng chỉ đạo hay làm cái gì có Trời biết . Tư duy “làm chủ tập thể”, theo gs Tương Lai, là ta làm chủ ta, là tư duy thậm chí 3 nghìn cái bu-di, cỡ Trần Đức Thảo làm sao đủ tầm để hiểu . Thái Hạo chống lại công hữu, phải chăng, trong ngôn ngữ của gs Tương Lai, đây là “xu hướng chống Lê Duẩn … đã được khắc ghi vào “bia đá” ở ngay ngõ vào “Ải Nam Quan” đổi thành “Hữu Nghị Quan”, khởi đầu cho một “thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai”?

    “nhưng họ không chịu nhìn vào cái gốc của vấn đề, là cơ chế”

    TH cũng có nhìn vào “gốc” thật sự của vấn đề đâu . Cái-gọi-là “cơ chế” ngày nay đã bị “Đổi Màu”, cơ chế “chuyên chính vô sản” đã bị lật đổ, thay vào đó là cơ chế “chuyên chính tư sản” của Ngụy . Chính vì Đổi Màu là dựng lại cờ vàng nên những gì tồn tại trong cơ chế của Ngụy đã làm cho dân xã hội chủ nghĩa đủ ghét bỏ căm thù đến độ phải đánh đổ, chế độ này -chuyên chế tư sản- có đủ cả . Đúng, cần thay đổi cơ chế, nhưng thay đổi theo kiểu dựng lại cờ Vàng chỉ là more of the same. Cái mà các bác cần là nền chuyên chính vô sản, đủ công tâm để ký bản án tử hình cho những Trần Dụ Châu thời này .

    “Thói bảo thủ, kiêu ngạo và không bao giờ nhận sai của họ do đâu sinh ra? Thật khó trả lời”

    Hổng khó tới cỡ đó đâu . Tự nhìn vào gương, rùi đọc các chuyên gia chích đùi, thêm mấy “trí thức” nhà mềnh . Theo mấy ông bà đó, dân xã hội chủ nghĩa các bác chỉ có từ hoàn hảo trở lên . Khi 1 người muốn tất cả mọi người khác chấp nhận những thứ mình tin là sự thật, hổng nên bàn tiếp vì sẽ tốn giấy mực & thời gian, và những ai đek tịn/kính trọng nổi những thứ họ tin/kính trọng, những người đó tự động trở thành loài giòi bọ . Có thể gọi các chuyên gia chích đùi là Cộng Sản được hông ? Thats what ive been sayin fo the longest time. Thái Hạo included.

  2. Gớm, các bác cứ làm như chúng nó ngu si, u mê lắm. Không ỡm ờ, không 3 chỉ ..thì lấy cái gì ra để mà hái tiền. Có các bác mới ngu í. Toàn nói chuyện với đầu gối, có lúc nó lên gối cho thì hộc cả máu mũi lẫn máu mồm, môi răng lẫn lộn

  3. Có câu chuyện về con chuột gặp một cái sừng trâu, cứ ngỡ rằng đó là cổng lên thiên đường bèn rúc vào đó. Càng vào sâu càng bị nghẽn, nhưng nó không nhận ra rằng mình đã sai mà từng bước cứ sấn vào sâu hơn.

    Cái kết của câu chuyện, chẳng cần bàn.

  4. Rất đồng ý bài này, tâm tình này với bác Thái Hạo.
    Hoạn lợn, cạo mủ, chích mông và cờ lờ mờ vờ cứ lây lất sống qua các thế hệ. Những con lợn, bò này cứ mãi huênh hoang trên bao xác dân đen và bây giờ đám chăn trâu vẫn tiếp nối hoài bão của hoạn lợn, của cờ lờ mờ vờ…và cứ mãi thế.

Comments are closed.