18-6-2022
Báo chí nước ngoài bình luận về động thái mới đây của TQ về việc quốc gia này vừa công bố (hôm 15-6) đề cương cho một hành lang pháp lý mới, khá đặc biệt, mang tên “hoạt động quân sự phi chiến tranh“. Nhiều ý kiến so sánh việc này với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đang xảy ra ở Ukraine. Trang RFI tiếng Việt hôm qua ghi lại nội dung đề cương như sau:
“Các hoạt động của quân đội (có mục đích) ngăn chặn và hóa giải các rủi ro và thách thức, xử lý các tình huống khẩn cấp, bảo vệ con người và tài sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia…”
Tức là TQ sẽ ra một bộ luật cho phép quân đội sử dụng vũ lực mà không phải tuyên bố chiến tranh. Điều cần bàn là không gian áp dụng luật mới về quân sự này của TQ.
Đồng thời với đề cương về “hoạt động quân sự phi chiến tranh” TQ cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba, mang tên Phúc kiến. Theo tin tức báo chí, chiếc này tối tân và vượt trội hơn hai chiếc Sơn Đông và Liêu Ninh.
Mục đích ra hành lang pháp lý mới của TQ là nhắm vào đâu? Quốc gia nào?
Theo tôi, động thái này của TQ có thể sẽ không nhắm vào VN, mặc dầu mục tiêu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” của TQ liên quan đến tranh chấp VN và TQ về chủ quyền hai quần đảo HS và TS.
Bởi vì VN đã bị TQ “nắm thóp”. VN đã thua đậm trong “cuộc chiến công hàm”, xảy ra ở văn phòng Thư ký LHQ từ cuối năm 2019.
VN đã không thể phản biện được các lập luận của TQ, đặc biệt ở công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Không phản biện được là thua.
Công hàm nói qua nói lại, cũng là một hình thức chiến tranh pháp lý.
TQ cho rằng VN đã bị “estopped”, tức VN không thể “nói ngược” lại với những gì VN đã đồng thuận với TQ ngày trước. Theo các văn kiện mà TQ đã đệ trình, VNDCCH công nhận “chủ quyền Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) thuộc TQ”.
Dựa vào công hàm 1958 TQ có lý do để “thâu hồi các lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng”.
Vụ Hoàng Sa năm 1974, vụ Trường Sa năm 1988, TQ sử dụng vũ lực để tấn công VN. Ở hai cuộc chạm súng TQ đều nêu một danh nghĩa “giải phóng các vùng lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng về với tổ quốc”. Vì vậy đối với VN, TQ sẽ không cần hành lang pháp lý nào hết.
Chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS rồi. Của TQ thì TQ sẽ lấy lại, khi nào thấy thuận tiện.
Theo tôi, dự án về luật quân sự mới của TQ có thể nhắm vào Đài Loan và Nhật.
Đài Loan tôi đã viết nhiều lần. TQ thế nào cũng sẽ “thống nhứt đất nước” với Đài Loan. Điều chưa biết là khi nào thống nhứt và thống nhứt bằng phương tiện gì? Hòa bình hay chiến tranh?
Tình hình hiện nay nội bộ Đài Loan có khuynh hướng tuyên bố quốc gia độc lập. Vụ hôm trước, quan chức Đài Loan cho rằng eo biển Formosa là “eo biển quốc tế” cho ta thấy ý đồ của chính phủ Thái Anh Văn. Vụ này TQ phản đối mãnh liệt. Họ cho rằng eo biển Đài Loan thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ.
Nếu Đài Loan là “quốc gia độc lập, có chủ quyền” thì phía Đài Loan nói đúng: Eo biển Formosa là “eo biển quốc tế”, kiểu eo biển Malacca. Bởi vì vùng biển này thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của cả hai quốc gia. Nhưng nếu Đài Loan là một lãnh thổ của TQ, dĩ nhiên eo biển Formosa thuộc quyền tài phán 100% của TQ.
Tình hình Đài Loan phải nói như ngồi trên lửa. Không tuyên bố độc lập, kiểu VNCH trước kia, thì trước sau gì Đài Loan cũng bị lục địa “thống nhứt” (bằng vũ lực).
Còn nếu bây giờ tuyên bố độc lập, thì TQ sẽ vịn vào luật “chống ly khai” để sử dụng vũ lực tức thời.
Tiến thoái lưỡng nan. Nhưng tuyên bố độc lập thì Đài Loan còn một con đường sống, như Ukraine.
Vì khi Đài Loan độc lập, như Ukraine, chiến tranh xảy ra sẽ là vấn đề thuộc phạm vi “quốc tế”. Các quốc gia (dân chủ) có thể tận lực giúp Đài Loan không bị lục địa thôn tính.
Nếu không tuyên bố độc lập, Đài Loan sẽ lâm vào tình trạng VNCH ngày xưa, chuyện “nội bộ” của một quốc gia. Đài Loan sẽ bị lục địa “giải phóng” hay “thống nhứt đất nước” mà không quốc gia nào có thẩm quyền can thiệp.
Đề cương “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của TQ nhằm để “lót sân”, phòng hờ trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập và được các quốc gia công nhận hàng loạt.
Đối với Nhật, TQ có tranh chấp quần đảo Điếu ngư, Nhật gọi là Senkaku. Lập trường cá nhân của tôi là tôi không ủng hộ Nhật trong tranh chấp này. Nhật không ủng hộ VN trong vấn đề HS và TS thì tôi không có lý do để ủng hộ Nhật.
TQ có thể sử dụng vũ lực giới hạn để “giải phóng” đảo Điếu Ngư. Việc này xảy ra thì Mỹ sẽ can thiệp. Điều 5 Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ có ghi rõ Senkaku thuộc lãnh thổ của Nhật và Mỹ sẽ bảo vệ nếu bị tấn công.
Nhưng dự án luật của TQ có thể còn nhắm vào Úc và các đảo quốc rải rác, ở giữa TQ và Úc. Vụ này là chuyện khác.
Thiển ý của tớ về “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Trung Quốc, Đảng các bác nên tận dụng thời cơ . Học tư tưởng Hồ Chí Minh, thay vì xem Trung Quốc là hiểm họa đen, hãy biến TQ thành thời cơ vàng . Nhờ hồng phúc của dân tộc xã hội chủ nghĩa, 1 thời cơ vừa mới hé mở, Đảng Cộng Sản các bác nên tận dụng . Lý do thì hổng ít, nhưng quan trọng nhứt vẫn là sự tha hóa của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam . Trí thức nước nhà phát biểu trên RFA hơn 1 lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc tới chất lượng của Quân Đội, sau khi bị cái thứ nhạc ảnh hưởng nhạc vàng -Sakim “Hay gì mà nhắc lại!”- làm băng hoại, đã chính thức trở thành quân lụi/lọi, một thứ con rận nhân hai, quân ăn hại, vô tích sự … Lần đầu tiên ra quân trận Đồng Tâm, đã bị địch tóm gọn . Làm nhớ lại truyền thống bị Ngụy chiêu hồi, về với chánh nghĩa quốc gia . Sau khi được thả ra, bộ đội Cụ Hồ còn học được hội chứng Stockholm lạy địch làm cha . Cá nục mà biết nhục cũng nói nhục như đám quân lụi ở Đồng Tâm . Cái nhục đó 3 năm sau mới rửa được . Quân lụi/lọi kiểu đó thì làm sao mà bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ cũng là bảo vệ đất nước ? Nếu Đảng/chế độ rơi vào tình trạng hiểm nguy do các thế lực thù địch gây ra -hypothetically. i know its a long shot, hồng phúc của đất nước các bác . but i can dream, cant i?- thì khả năng không nhỏ là cái quân lọi đó sẽ bị chiêu hồi mà quay nòng súng vào Đảng . Hổng ít người đã bày tỏ nguyện vọng như thế . Bằng chứng tớ có cơ sở, bộ đội Cụ Hồ làm thơ chửi Cụ Hồ, 1 chuyện mà từ thời khai sinh ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tới giờ, chưa bao giờ xảy ra .
Chỉ còn cách tận dụng “hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Trung Quốc thôi . Mới có thể bảo đảm được sự toàn vẹn của Đảng, của chế độ, của đất nước cũng là của Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa
Chuyện Đài Loan, chỉ nhắc lại ý của Ts Nguyễn Ngọc Chu, nước CHXHCN Việt Nam hổng có công nhận Đài Loan là 1 quốc gia, chỉ có Ngụy Sè Gòong mới công nhận & đặt quan hệ ngoại giao . Chúng nó chít đek ai trong số các bác đoái hoài .
“Nhật không ủng hộ VN trong vấn đề HS và TS thì tôi không có lý do để ủng hộ Nhật”
Tớ ủng hộ Nhật, vì Nhật hổng có lý do gì để ủng hộ VN trong vấn đề HS-TS cả . Nếu chính VN không công nhận HS-TS là của mình thì Nhật hoàn toàn ủng hộ lập trường đó .
Hàng không mẫu hạm Trung Quốc vừa mới hạ thủy có tên Phúc Kiến, là 1 reminder dân xã hội chủ nghĩa nên học kỹ lịch sử của mình . Lá Hồng Kỳ của Triệu Lương Dân (có thể) xuất phát từ Phúc Kiến của Tỷ Lương Dân .
Tin tớ đi, chỉ khi nào 2 đảng Cộng Sản sáp nhập thì mới có thể giải phóng được Đài Loan . Vì khi 2 đảng Cộng Sản sáp nhập, 1 cẳng của Mỹ đã bị hất khỏi châu Á & đưa Mỹ vào tình trạng bị động, cố thủ với QUAD, the last leg. Nga-Trung-Việt, axis Moscow-Peking-Hanoi thời Nixon được lập lại trong khi nước Mỹ đang bị lão Đần tàn phá . Good the Phúc luck trong chuyện bảo vệ được Đài Loan, ngay sau khi bỏ total khoảng 45 tỷ chiến phí, tính tới ngày hôm nay, vào Ukraine.
“Hoạt động quân sự phi chiến tranh” của Tập CB. thì có khác gì “hoạt động quân sự
đặc biệt” của Putin, toàn là ngôn từ nhằm lừa bịp cộng đồng quốc tế.
Dù phương Tây không ngây thơ tin vào ngôn từ của Putin nhưng nếu chiến tranh ở
Ukraine kéo dài thì không chừng Tàu cộng sẽ lợi dụng cơ hội này để hất cẳng Mỹ ?