Trân Văn
23-3-2022
Lần này, công an Việt Nam sẽ xem xét, xử lý đối tượng nào: Dùng Luật An ninh mạng để trấn áp những người bình phẩm về “Bộ nhận diện SEA Games 31” trên mạng xã hội hay điều tra xem việc chi tiêu cho chuyện tổ chức SEA Games 31 có vi phạm Luật Hình sự hay không?
Đại diện Tổng cục Thể dục Thể thao (Tổng cục TDTT) thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa phản bác những nhận định liên quan tới thiết kế “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” là… “chủ quan, phiến diện của một nhóm cá nhân trên mạng xã hội”. Tổng cục phó Tổng cục TDTT nhấn mạnh: “Bộ nhận diện SEA Games 31 đã được phê duyệt và bảo đảm tính pháp lý để hướng dẫn các địa phương triển khai trang trí, thực hiện và đều rất đúng, không có bất cứ sai sót nào”.
Đại diện Tiểu ban Thông tin – Truyền thông (Tiểu ban TTTT) của Ban Tổ chức SEA Games 31 – bộ phận do Tổng cục TDTT thiết lập để quản trị, điều hành SEA Games 31, cảnh báo: “Sẽ làm việc với các cơ quan có thẩm quyền về an ninh mạng để xử lý những người đã đăng tải những thông tin trên”, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông chính thức “tiếp tục ủng hộ thể thao Việt Nam để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn, tổ chức thành công SEA Games 31” (1).
***
SEA Games 31 – Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á lần thứ 31 – sẽ diễn ra từ ngày 12/5/2022 đến ngày 23/5/2022 tại 12 tỉnh và thành phố ở Việt Nam (Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Nam và Hải Dương). “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” là cách gọi biểu tượng (logo), linh vật (mascot), các biểu mẫu được sử dụng trong Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á lần thứ 31 (ví dụ: Lịch thi đấu, Chứng nhận thành tích,…)
Có thể các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam đã được nhắc nhở nên dễ dàng hưởng ứng lời kêu gọi “tiếp tục ủng hộ thể thao Việt Nam để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn, tổ chức thành công SEA Games 31” từ Tiểu ban TTTT của Ban Tổ chức SEA Games 31 nên gần như không cơ quan truyền thông nào đả động gì đến thiết kế “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31”. Người sử dụng mạng xã hội thì khác và đó là lý do Tổng cục TDTT vừa phản bác, vừa muốn cậy đến công an!
***
Đã có rất nhiều người bày tỏ sự thất vọng về “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” trên mạng xã hội, trong số này có khoảng 18.000 người đồng tình với nhận xét của Nguyễn Trọng Luận: “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” là… “nỗi nhục của thiết kế nước nhà” bởi đủ thứ sai sót trong cách dùng màu, cách thể hiện, bố cục về hình ảnh và chữ, cách sử dụng tiếng Anh,… Luận than: Thật sự không thể tin được đó là “bộ nhận diện thương hiệu” cho một sự kiện lớn của quốc gia (2)!
Nguyễn Trọng Luận đã đính kèm một số hình ảnh về “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” do Tổng cục TDTT giới thiệu trên trang web của cơ quan này (3) nhằm chứng minh thiết kế của “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” vừa “quê mùa”, vừa mắc nhiều lỗi vốn ấu trĩ và là đại kỵ trong thiết kế đồ họa.
Bên cạnh đó, có nhiều bằng chứng khác cho thấy các khâu từ thiết kế đến phê duyệt đều được thực hiện bởi những cá nhân vừa thiếu kiến thức, vừa cẩu thả. Ví dụ, font trong biểu tượng chính thức bị lỗi – điều mà trong phác thảo không vướng. Trên biểu mẫu dùng cho Bóng đá nam, phần tiếng Anh, thay vì ghi bóng đá nam là “Men’s Football” thì in là… “Football Men”.
Tương tự, tất cả những chữ “Certificate” trên giấy chứng nhận thành tích đều được in là… “Certififate”. “Recognition” (công nhận) được… chuyển hóa thành… “Recoginition”. Trong tiếng Anh, vận động viên là “Athlete” nhưng trên các biểu mẫu của “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” chỉ có… “Athele”.
Nếu sử dụng các biểu mẫu trong “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31”, thành viên đội tuyển các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể tìm thấy những thông tin liên quan đến nhà thi đấu (Venue) vì chỉ có… “Venus” (nữ thần theo thần thoại La Mã, biểu tượng của tình yêu, tình dục,…) và không chỉ chừng đó…
Nhiều facebooker khác đã phát hiện hàng loạt các lỗi liên quan đến chuyển ngữ trên những banner, poster,… liên quan đến SEA Games 31 mà đại diện Tổng cục TDTT khẳng định… “không có bất cứ sai sót nào”. Chẳng hạn Đặng Hoàng Minh Ngô phát giác, “Đông Nam Á” trong slogan, có chỗ là “Southeast Asia”, có chỗ lại là “South East Asia”. Ngan Thai của nhóm Biên – Phiên dịch tiếng Anh/Reflective English trên facebook cáo giác “Tổng cục TDTT” được dịch là… “Total Sports Department”…
Song song với tuyên bố của đại diện Tổng cục TDTT rằng “Bộ nhận diện SEA Games 31 đã được phê duyệt và bảo đảm tính pháp lý để hướng dẫn các địa phương triển khai trang trí, thực hiện”, tất cả… “đều rất đúng, không có bất cứ sai sót nào”, bộ phận điều hành website của Tổng cục TDTT đã đục bỏ toàn bộ hình ảnh giới thiệu “Bộ nhận diện SEA Games 31” đang bị chỉ trích (3) nhưng một số người sử dụng mạng xã hội đã kịp lưu lại toàn bộ và giới thiệu nơi lưu trữ cho những ai muốn tham khảo vào xem (4).
***
Trung tuần tháng giêng vừa qua, Quốc hội Việt Nam loan báo, đã đồng ý chi 750 tỉ để tổ chức SEA Games 31 (5). Trước đó khoảng ba tuần (hạ tuần tháng 12 năm ngoái), Bộ VHTTDL loan báo đã điều chỉnh dự chi cho SEA Games 31 từ 1.600 tỉ xuống còn 1.200 tỉ (6). Chưa rõ tại sao mức được Quốc hội duyệt chi (750 tỉ) chỉ khoảng 60% mức chính phủ dự chi (1.200 tỉ) mà Ban Tổ chức SEA Games 31 nói riêng, chính phủ nói chung vẫn khẳng định có thể “giữ nguyên số môn và nội dung thi đấu chứ không cắt giảm”.
Điều này cho thấy, hoặc Ban Tổ chức SEA Games 31 nói riêng, chính phủ nói chung rất… giỏi, tuy chỉ nhận được khoản tiền tương đương 60% mức cần thiết mà vẫn thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra trong việc tổ chức SEA Games 31. Hoặc… nhân dịp SEA Games 31, Ban Tổ chức SEA Games 31 và chính phủ vừa… “vẽ hươu, vẽ vượn”, vừa… “vẽ rắn thêm chân”, thành ra Quốc hội cắt tới 40% mức dự chi thì Ban Tổ chức SEA Games 31 và chính phủ vẫn không thiếu tiền để SEA Games 31… “thành công tốt đẹp” .
Tuy không rõ Ban Tổ chức SEA Games 31 đã chi bao nhiêu cho “Bộ nhận diện SEA Games 31” nhưng với những gì vừa biết thì đó là một tín hiệu cho thấy, chi tiêu để tổ chức SEA Games 31 có lắm thứ phải quan tâm. Không phải tự nhiên mà Tổng cục TDTT rồi Tiểu ban TTTT của Ban Tổ chức SEA Games 31… giãy mạnh như vậy khi thiên hạ góp ý chỉ vì muốn… “hình ảnh Việt Nam bớt xấu xí” (7).
Lần này, công an Việt Nam sẽ xem xét, xử lý đối tượng nào: Dùng Luật An ninh mạng để trấn áp những người bình phẩm về “Bộ nhận diện SEA Games 31” trên mạng xã hội, hay điều tra xem việc chi tiêu cho chuyện tổ chức SEA Games 31 có vi phạm Luật Hình sự hay không?
________
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/oko.coi/posts/5070505159672469
(3) https://tdtt.gov.vn/bo-nhan-dien-đai-hoi
(4) https://web.archive.org/web/20220321034149/https://tdtt.gov.vn/bo-nhan-dien-đai-hoi
(7) https://www.facebook.com/heolangthang/posts/10220183916092899
Việt Nam hổng có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng u . Heck, tiếng Mỹ là thứ tiếng du nhập & bị lai căng nhứt thế giới, thứ nhì là tiếng Tây . Spanglish rùi Vietlish … Nacirema đang được đề nghị đưa vô tự điển . Livin la vida loca trở thành 1 expression chính thức của wall-streets.
Chuyện sai rành rành mà còn chửi người vạch ra cái sai nghe quen quen . Vấn đề là người sai có biết mình là sai không đã . Nếu lúc nào cũng nắm chân lý, sự thật & đạo đức trong tay, thì người chỉ trích mình rõ ràng là thúi nát, đáng bỏ vô máy giặt tư tưởng aka trại cải tạo rùi
Nếu không có những người thực hiện trách nhiệm công dân,vạch ra những cái sai ở “Bộ nhận diện seagames 31”,thì bộ nhận diện thương hiệu này sẽ được trình làng ,quốc thể sẽ bị làm nhục biết bao.Đáng lẽ các người có trách nhiệm cám ơn nhũng ai phát hiện những sai sót này không kịp,lại vu oan,cho là họ nói xấu,đòi xử lý người ta. chúng thực là những tên vô lại.Đề nghị các quan chức nhà nước có thẩn quyền phạt thực nặng những tên này rồi đuổi cổ chúng về vướn mới xứng với tội vô năng(không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao)lại còn vu oan cho người thi hành nghĩa vụ công dân.Cũng nên bắt chúng trả lại kinh phí đã nhận để thiết kế bộ nhận diện suýt làm nhục quốc thể này.
Tương tự, tất cả những chữ “Certificate” trên giấy chứng nhận thành tích đều được in là… “Certififate”. “Recognition” (công nhận) được… chuyển hóa thành… “Recoginition”. Trong tiếng Anh, vận động viên là “Athlete” nhưng trên các biểu mẫu của “Bộ nhận diện thương hiệu SEA Games 31” chỉ có… “Athele”.
#
Zời ạ, tất cả các thứ viết lộn ấy đều do lẹo lưỡi từ tiểu học mà ra. Là hội chứng giáo dục ngọng của ông thầy phùng nhọ dạy năm xưa ấy. Ổng còn nói lẹo thì ai khỏi?
Cứ đụng tới vần lờ với nờ là nó lộn, biết nàm sao?
Athlete khó đọc, đọc Ath tè le có phải dễ hơn không!
Cho qua.
Tự chính những cái lỗ… miệng của chúng nó đã tự bình luận rồi. Sai rành rành mà còn chửi người vạch ra cái sai.
Dư luận có lẽ chẳng cần bàn thêm.
Chúng nó cũng biết thân phận, đã tự sửa những gì sai (ví dụ, tiếng Anh). Chỉ cần chúng nó tự hiểu rằng việc “tự sửa” (mà không mà không nhận sai) cũng đồng nghĩa với việc “tự vả vào miệng”
Lỗi của mình rõ ràng rành rành như thế mà vẫn gân cổ lên cãi chày cãi cối là
mình không sai sót gì cả thì đúng là CS.quen thói cưỡng từ đoạt lý !
Đó là những lỗi sơ đẳng về tiếng Anh mà học trò tiểu học cũng biết là sai đến
mức đổi cả chữ gốc, chứ đừng nói là ai khác.