24-2-2022
Một ông hiệu trưởng trường tiểu học viết tâm thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kêu rằng sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P.
Ngay sau đó nhiều tờ báo đồng loạt báo động: “Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN: Chữ cái P – học sinh không được học?”; “Lạ lùng sách Tiếng Việt 1 không dạy chữ ‘P’, hiệu trưởng viết tâm thư cho bộ trưởng”, “Sách giáo khoa không dạy chữ ‘P’, Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng”, “Sách Tiếng Việt 1 không dạy chữ “P”, Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng“, “Sách tiếng Việt 1 không dạy chữ “P”: Hiệu trưởng viết tâm thư gửi Bộ trưởng“, “Chữ cái P không được dạy trong sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN: Hệ luỵ nghiêm trọng?” (sau sửa “Chữ cái P” thành “Âm p (pờ)”),… Đấy là mới điểm qua mấy tờ báo “lớn”.
Ý kiến của ông hiệu trưởng đúng hay sai, là chuyện bình thường. Điều bất thường là các tờ báo dẫn trên cứ “vô tư” đăng tải ý kiến của ông như là chuyện đúng rồi. Họ không thèm làm một thao tác đơn giản mà bất cứ nhà báo có lương tâm và thạo nghề nào cũng phải làm: kiểm tra xem sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối quả thực có không dạy chữ P hay không.
Cuốn sách này rất dễ kiếm ở các hiệu sách. Chỉ giở trang 12, tập một, là thấy ngay Bảng chữ cái Tiếng Việt sách Kết nối; còn nếu lười hoặc tiếc tiền đi mua, thì chỉ cần một cái nhấp chuột, họ sẽ tìm được bản chữ cái này (https://download.vn/bang-chu-cai-tieng-viet-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-45920). Rõ ràng có đầy đủ 29 chữ cái của tiếng Việt, theo đúng quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nếu đọc kỹ hơn, họ sẽ thấy sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối không những có dạy chữ P cho học sinh, mà còn dạy nhiều lần qua ngữ liệu như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một).
Từ việc dựng lên một hiện trường giả, có tờ báo đi xa hơn, quy kết Tổng chủ biên sách Kết nối “Biết sai nhưng vẫn làm?”, từ đó đặt vấn đề “Hệ quả về nhận thức chính trị” của việc làm sai trái này! Đến mức này, thì có ai còn đủ can đảm viết sách giáo khoa!
Thực ra, vấn đề chỉ là sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối dạy âm P (pờ) với tư cách âm đầu (xin nhấn mạnh: cần phân biệt ÂM và CHỮ) trong bài dạy âm PH (phờ), chứ không dạy tách riêng. Vì sao? Có thể kể hai lý do (1) Âm P có trong một số địa danh (Sa Pa, Pò Hèn), mà tên riêng thì thông thường không dùng trong phần dạy phát triển vốn từ; (2) Âm P chỉ xuất hiện trong các từ mượn chưa được Việt hóa (a-pa-tít, pít-tông,…), mà với học sinh lớp 1, mới chỉ đi học được 5-6 tuần, không nên chọn dạy lớp từ này.
Cách xử lý trên của sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối không phải là biệt lệ: sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 được sử dụng trong 20 năm qua cũng theo cách như vậy. Và ngay sách Em học vần ở miền Nam trước năm 1975 cũng đúng như vậy.
1.Bất cứ một thay đổi nào về một vấn đề đã được toàn dân chấp nhận,nhất là những thứ đã được lưu truyền từ đời tổ tiên chúng ta đến nay,đều phải được hội đồng chuyên môn có thẩm quyền xét duyệt và đưa ra quốc hội thông qua.Hiện đang có tình trạng rất nhiều người muốn cải cách cái cũ,có ảnh hưởng lên toàn xã hội, nhưng không làm đúng theo quy trình khoa học,hợp lý.Muốn làm gì,muốn nói gì là thực hiện ngay mà không thảo luận hay bàn bạc với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.Họ không biết hay bất cần biết có những sự việc trọng đại,phải thông qua quốc hội,thậm chí phải trưng cầu dân ý.
2.Riêng về giáo dục,gần đây đã có những kẻ ngông cuồng tự tiện gọi là cải cách ngôn ngữ và ký tự Quốc ngữ.Họ tự tiện bỏ bớt một số vần được cho là không ai dùng,vô nghĩa,để làm tiếng Việt/chữ Việt giản dị,dễ học với người nước ngoài.Họ viết ngay sách đem bán,,đem dạy cho con cháu chúng ta Họ không hiểu rằng nếu quá giản dị,không sâu xa thâm thuý thì đâu còn là tinh hoa của một ngôn ngữ,chữ viết.Chữ viết tốt nhất,đầy đủ nhất là có thể ghi lai tất cả các âm,các từ có nghĩa hay vô nghĩa.Ngày trước,bộ ký tự và hệ thống âm,vần chữ Việt có thể ghi lại gần như tất cả các âm,từ có nghĩa hay vô nghĩa.Có thể phiên âm mọi ngôn ngữ trên thế giới.Ngày nay,bảng chữ cái tiếng Việt cập nhật 2020,một số vần bị loại bỏ như ing,êc…Vậy một vụ án,nếu liên quan tới mật danh/mật khẩu vô nghĩa (ví dụ Ệc Ệc,Cộôc Kệc,Ting Ting…) thì làm sao viết bản điều tra,viết bản án.Hay phiên âm một số tiếng nước ngoài ra chữ quốc ngữ.Có phải làm giới hạn sự giao lưu ngôn ngữ/chữ viết của ta và thế giới quanh ta không.
3.Một số văn bản của các cơ quan nhà nước,đáng lẽ phải dùng những từ chính thống,lại tự đặt ra những từ lạ hoắc,không có trong từ điển.Được dư luận góp ý,lại ngạo mạn nói,trước chưa có thì nay có,nói lâu thành quen.Đúng là có thể đặt ra từ mới,nhưng đó không phải thuộc thẩm quyền của bộ nọ.Một số luận văn/luận án (không phải nghiên cứu về cải cách ngôn ngữ chữ viết) cũng tự đặt ra những từ không chính thống(không có trong từ điển),nhưng không thấy các giáo sư phản biện góp ý.
Vài điều trong bài này
“Đến mức này, thì có ai còn đủ can đảm viết sách giáo khoa!”
Rất chính xác . Tinh thần tiến công cách mạng trong trí thức là quan niệm ai cũng có đủ can đảm để có thể viết sách giáo khoa . Đi ngược lại tinh thần này là có vấn đề, cần đặt vấn đề “Hệ quả về nhận thức chính trị”.
“sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 được sử dụng trong 20 năm qua cũng theo cách như vậy. Và ngay sách Em học vần ở miền Nam trước năm 1975 cũng đúng như vậy”
Muốn tạo ra 1 nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc thù & đặc sắc, hóa ra công thức là 1/2 phong kiến + 1/2 Ngụy . Cho những trí thức đang mang trong mình tư duy sự băng hoại của Đảng Cộng Sản sẽ là tai họa cho đất nước Agent Smith đang bị tan rã ra từng mảnh . Ya gotta do somethin about this immediately