Thục Quyên
17-2-2022
Quả cam không phải là quả quít. Nếu cả đời chỉ biết quả cam thì khi gặp quả quít nhầm tưởng là quả cam, là điều có thể hiểu được. Nhưng nếu năm này qua tháng khác gặp vô số quả quít rồi mà vẫn chưa nhìn ra được sự khác biệt, thì đó là vấn đề trình độ. Hoặc trong một số trường hợp là một sự cố tình gượng ép để đạt mục đích riêng tư. Cả hai đều gây bất lợi cho sự tiến triển tích cực.
Thế nào là một nhà hoạt động (activist)? Người ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ ‘nhà hoạt động’. Sau đây là một vài định nghĩa thường được chọn lựa:
1) Nhà hoạt động là người luôn nỗ lực và cố gắng để đạt được một số mục tiêu xã hội, kinh tế hoặc chính trị, đặc biệt là bằng cách tham gia biểu tình, gây áp lực, tổ chức hoặc phản kháng. (Từ điển Sharp về quyền lực và đấu tranh: Ngôn ngữ của sự phản kháng dân sự trong các cuộc xung đột, trang 54).
2) Các nhà hoạt động là cốt lõi của hầu hết các hành động tập thể. Các nhà hoạt động là những người quan tâm đến một số vấn đề mà họ sẵn sàng trả giá cao khi hành động để đạt được mục đích lý tưởng của mình. Đôi khi họ hành động một mình, nhưng thường họ tìm cách hợp lực với những người khác để hành động tập thể. (Huy động công nghệ cho hành động tập thể, Pamela E. Oliver, Gerald Marwell).
3) Một nhà hoạt động là người tham gia vào “các chiến thuật hành động trực tiếp” để đưa các vấn đề đã bị tầm thường hóa, bỏ qua hoặc bị bỏ quên, lên tầm quan trọng trực tiếp và tức thời. (Lee – 1984, được trích dẫn trong Kramarae & Treichler, 1985, trang 33)
Thế nào là chủ nghĩa tích cực (Activism)? Đó là hành động vượt ra ngoài chính trị thông thường, là năng động, đam mê, đổi mới và giữ vững lời cam kết. (Chủ nghĩa tích cực, xã hội và chính trị, được xuất bản trong Gary L. Anderson và Kathryn G. Herr (eds.), Encyclopedia of Activism and Social Justice (Thousand Oaks, CA: Sage, 2007), trang 19-27).
Những đặc điểm của một nhà hoạt động là gì? Vai trò của chánh niệm
Tầm nhìn chiến lược và mục tiêu cuối cùng là chìa khóa quan trọng. Do đó, một nhà hoạt động phải có khả năng nhận diện được bất cứ những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây (đó là năng lượng chánh niệm), để có thể linh hoạt, sẵn sàng điều chỉnh trước các tình huống thay đổi, phải luôn luôn sáng tạo, thuyết phục và có khả năng xây dựng cầu nối cho hành động tập thể, nhằm đạt được sự thay đổi về chính trị và xã hội.
Vai trò của nhà hoạt động và của người làm chính trị có thể có phần trùng hợp nhưng mục đích cuối cùng của nhà hoạt động chỉ là để thay đổi một tình trạng, một chính sách hoặc một luật lệ hạn hẹp hay bất công. Trong khi mục đích của một người hoạt động chính trị là nắm quyền hành trong tay để hành động theo một hệ tư tưởng và/ hoặc một chương trình nghị sự cụ thể mình đã chọn lựa.
Một người làm chính trị có khuynh hướng chấp nhận thỏa hiệp để được kết quả trong tay, dù đôi khi kết quả thực tế này đã xa với mục đích ban đầu. Trong khi một nhà hoạt động giữ vững cam kết, trung thành với mục đích lý tưởng và không khoan nhượng những dễ dãi có thể làm thay đổi bản chất của mục đích đã đề ra. Một nhà hoạt động không chủ trương nắm quyền hành.
Một thí dụ về một người hoạt động hòa bình: Thiền sư Nhất Hạnh
Một người hoạt động cho hòa bình là người ủng hộ hòa bình, ủng hộ chấm dứt xung đột.
Suốt hơn năm mươi năm, từ lúc là một thầy tu Phật giáo trẻ đơn độc với hai bàn tay trắng cho đến khi thành một vị thiền sư nổi danh quốc tế, tất cả những việc làm của Thầy đều nhắm vào xây dựng hòa bình. Ông thầy tu “không có đài phát thanh, không có đài truyền hình, không có báo chí” (cũng không có giáo hội giàu mạnh sau lưng), và điều duy nhất ông có là một tình thương yêu con người để cảm thông chia sẻ với họ, và yêu sự Sống vô bờ bến để tìm mọi cách bảo vệ sự Sống.
Nhưng có lẽ không chỉ thế mà Thầy được tôn sùng, vì đa số những tôn giáo hình như đều rao giảng thương yêu con người và yêu sự Sống, mà vì cả con người và cuộc sống của Thầy là bằng chứng rất thực cho hòa bình. Vì tất cả mọi người, kể cả những nhà tôn giáo lớn, những chính trị gia, những nguyên thủ quốc gia đã từng gặp đều khâm phục Thầy, vì động lực chính cho những hoạt động của Thầy luôn luôn là xây dựng và bảo vệ, không phải thù oán, chém giết.
Có tầm nhìn xa, Thầy Nhất Hạnh luôn có trước mắt mục tiêu lý tưởng của mình, không chủ trương xin xỏ, kèo nài sự giúp đỡ nơi những người có quyền lực, mà đem nội lực sáng tạo, thuyết phục và khả năng xây dựng cầu nối cho hành động tập thể, để đưa những nguồn quyền lực vào chiều hướng “Xây dựng Hoà bình, chấm dứt xung đột và không đổ máu”.
Cẩn thận vì thiếu trình độ nhận xét là vô tình ủng hộ lập luận sai trái của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.
Một nhà hoạt động cho hòa bình và một người làm chính trị dù có vài tương đồng, cũng không khó để nhận diện. Gạt qua bên những chủ đích không lương thiện, thì nhận xét sai lầm giữa người hoạt động vì hòa bình và người làm chính trị là do suy luận nông cạn và thiếu tìm hiểu đứng đắn.
Một thí dụ nhỏ, trong một bài viết về Thầy Nhất Hạnh (1), ghi rằng, chính bản thân tác giả chứng kiến: “Hôm thầy đến diễn thuyết ở Berkeley, ngoài hành lang có bàn ký thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp quốc, lãnh đạo Việt Nam đòi tự do tôn giáo, tôn trọng nhân quyền cho Việt Nam“.
(Cho tới khoảng năm 1991, Thầy Nhất Hạnh luôn mời gọi những người tham dự góp chữ ký đòi Tự do Tôn giáo cho Việt Nam trước những buổi diễn thuyết, tại Pháp, Anh, Đức, Ý, Hoà Lan, Tây ban Nha, Nga v.v…).
Phía trên vừa ghi vậy, thì phía dưới, chỉ vài dòng sau đó đã viết: “Thời chiến tranh, thầy kêu gọi chính phủ Sài Gòn cho Giáo hội Phật giáo được tự do hành đạo. Thời cộng sản, Hà Nội đàn áp giáo hội thì thầy không nói gì“.
“Nói gì“ là làm như thế nào? Phải đi biểu tình phất cờ, la ó ngoài đường? Phải khoa chân múa tay vác loa chửi Việt Cộng? Cách nào làm Liên Hiệp quốc chú ý tới vấn đề cần giải quyết nhiều hơn?
Thêm nữa, không thể khẳng định là mình không thấy hay không biết điều gì có nghĩa là nó không có. Đây là một cách suy luận chủ quan mù quáng.
Một số những bài viết khác, lập luận Thầy Nhất Hạnh chống Mỹ, đòi Mỹ đơn phương rút quân, nên Cộng sản xâm chiếm Miền Nam. Thầy luôn luôn đòi các bên tham chiến cùng rút quân để ngưng gây chết chóc cho dân vô tội, rồi với sự cộng tác của thế giới, phải ngồi vào bàn tìm giải pháp hòa bình. Bằng chứng còn nằm trong tập tài liệu “Đề Nghị Giải Pháp Hoà Bình” (2) của cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp quốc U Thant, công bố trước LHQ vào năm 1967.
Thầy kêu gọi Hoa Kỳ “chúng tôi không cần các ông để làm chiến tranh, chúng tôi rất cần các ông để xây dựng Hoà bình“. Nếu Mỹ không giúp Việt Nam có hòa bình thì vì Mỹ có những lý do của họ để không làm. Việt Nam đâu phải là nơi duy nhất? Mỹ bỏ rơi người Kurd, Mỹ hấp tấp rút khỏi Afghanistan, tất cả là do ảnh hưởng địa chính trị, và một phần nhỏ là các đồng minh bị bỏ rơi đã không góp được sức tạo điều kiện cho Mỹ ở lại.
Trễ nhất là sau Afghanistan thì những người hoạt động mong tìm được hòa bình, tự do cho Việt Nam, phải hiểu để thấy cần buông bỏ những luận điệu đổ tội, mà lo học hỏi, tìm hiểu về tình hình toàn cầu với những lợi ích đan xen về chính trị, kinh tế … thì mới mong có khả năng vận dụng chính sách đối ngoại của các cường quốc và đi theo hướng đi của thời đại.
Thời gian qua rất mau, năng lượng làm việc của mỗi người đều có hạn.
Suốt hơn năm mươi năm, khi bị tấn công, Thầy Nhất Hạnh không cần cải chính gì cả, dồn thời gian và năng lượng cho những việc làm cần thiết và hữu ích mà Thầy biết một đời người làm không đủ, phải cần những thế hệ sau.
Ngày nay, nếu chúng ta đầu tư thời gian quý báu để tranh luận về Thầy, thì chỉ hữu ích nếu có thể rút ra được những bài học về cách làm việc để tìm cách xây dựng hòa bình sao cho có hiệu quả, giúp cho người Việt được sống trong tự do, cơm no, áo ấm.
Điều vô cùng cấp thiết là người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại phải thức tỉnh để thấy rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đang sử dụng sự hiểu biết mập mờ, đánh tráo khái niệm này, để buộc tội những vị tu sĩ đã và đang giúp “dân oan”, những người hoạt động bảo vệ môi trường, những người hoạt động xã hội … là làm chính trị để bắt bớ, bỏ tù họ.
Nếu chúng ta cầy cục ra Liên Hiệp quốc, ra Quốc hội Liên minh Âu châu, xin gặp vài Thượng nghị sĩ Mỹ … kêu gọi giúp sức để bảo vệ những người hoạt động này, thì liệu khi tên của Thầy Nhất Hạnh được nhắc tới, thì chúng ta có buộc vị Thiền sư, nhà hoạt động hòa bình quốc tế Thích Nhất Hạnh “tội chống chiến tranh” và “tội làm chính trị” hay không?
Ngày nào chúng ta còn cần đồng minh Quốc tế thì nên cân nhắc: Quốc tế luôn luôn đánh giá trình độ hiểu biết, cách suy luận và cách hành xử của chúng ta trước khi họ quyết định có cộng tác hay không. Người Việt Nam đi tỵ nạn Cộng sản càng không nên quên nếu không có nội lực để đứng ngang hàng với đồng minh thì cũng sẽ mất quyền tự chủ.
Tự do, hòa bình chưa bao giờ là của bố thí.
______
Chú thích:
(1) https://www.bbc.com/vietnamese/forum-60094272
(2) http://fau.digital.flvc.org/islandora/object/fau%3A32487/datastream/OBJ/view
VỌNG NGỮ
——————
Tôi người Huế, một xứ rất kỳ.
Ở đó cái gì cũng sống lâu :
Núi non, cung điện, đền chùa, lăng tẩm,
ganh tỵ, lụt lội, thành kiến, hận thù.
Chỉ có sự thực yểu mệnh.
Chết non ngay lúc mới ra đời.
Chết chỉ vài năm khi vừa chập chững.
Chết tức tưởi vào tuổi thanh Xuân.
Chết khi đã già.
Và dù chết cách nào,
cáo phó cũng không ghi đích danh :
Sự thực.
Có phải vậy mà Huế phải là Huế mù sương ?
Có phải vậy mà Huế xa thì nhớ thương ?
Mà ở thì trăm đường mờ mịt chắn che,
cho sự thực thành điều khó nói, không nên nói.
Chuyện xa, từ thời kỳ lửa khói,
từ một đêm Tết, có người lội bên Đông Ba,
bì bõm tưởng lội bùn, té ra là máu,
khi bấm đèn pin mới thấy.
Sự thực này sống được 37 năm.
Rất cách mạng khi được phỏng vấn.
Gần mất mạng khi đọc thư thanh minh,
cho con gái viết những lời thú nhận :
Đó chỉ là chuyện nghe kể,
rồi kể lại như của chính mình,
vì hăng hái bảo vệ cách mạng,
vì ngụy biện đổ tội cho Mỹ.
Nhưng ngụy tạo sự thực vẫn giữ nguyên, vì đơn giản :
Đông Ba không có bệnh viện nào vào thời đó.
Chuyện này cũng y như chuyện một thị xã,
có 300.000 dân bị máy bay Mỹ,
bỏ bom thành bình địa.
Dân số của thị xã được nâng lên gấp 10 lần
Để mức độ tàn sát gấp 10 lần.
Mỹ tội ác gấp 10 lần,
so với Al-Qaida gây ra ở ba nơi
World Trade Center, Pentagon, Sanksville
ngày 11. September 2001 gộp lại.
Một phút chánh niệm bị 10 phút tà niệm ,
dẫn dắt rời sự thực quá xa.
Kẻ kể chuyện lội máu bên Đông Ba.
Kẻ tăng mười lần dân số Bến Tre.
Đều là những kẻ ngụy tạo sự thực.
Họ đã chết từ ngày vọng ngữ.
Lê quang Thông
Frankfurt, Germany
Thật sự mà nói, tớ rất, RẤT muốn dân Cộng Sản nhà các bác idoliza Thích Nhất Hạnh, vì nhiều lý do . Chính vì vậy, tớ ít vào mấy bài của Thục Quyên để còm . Hôm nay vô đọc, 25 còm, Whoa! Mọi người biết là Thục Quyên ngụy biện, nhưng kiểu này thì … How about from the get-go? Đọc cái tựa “sự khác biệt giữa hoạt động hòa bình và làm chính trị” làm tớ nhớ tới thời sinh viên, có 1 nhóm bạn khá thân gồm nhiều ngành khác nhau . Nhóm này thường bouncing off ideas lẫn nhau, và thường đọc bài của nhau . Cho tới giờ vẫn còn theo dõi những “thành quả” của nhau, tới độ sau khi hoàn thành bản thảo, đều gửi cho mọi người trong nhóm góp ý kiến . The Trust trong nhóm đã đủ cao tới độ hổng ai sợ ai đó sẽ thuổng ý của mình . Và nếu có “thuổng” cũng báo trước & ghi credit đàng goàng . Thục Quyên 1 lần khoe là bạn của Phạm Đoan Trang, nhưng chắc chả bao giờ đọc sách của cô ta . i dont blame ya, nhưng có 1 quyển ít mắm muối aka ít “tính sáng tạo” của PĐT nhứt nên có thể đọc được nhứt . Đó là cuốn “chính chị bình dân”. OK, i lied to my teeth, tớ cũng chưa đọc cuốn đó, nhưng đọc mấy lời giới thiệu & quảng cáo thì như thế này . Đại loại người dân hổng thể né tránh chính trị trong cuộc sống của mình . Bày tỏ 1 thái độ vừa lòng hay không đ/v bất cứ 1 chính sách, hay chế độ … Ngay cả niềm tin cũng là 1 biểu hiện của chính trị . Và act on cái niềm tin đó, yep, hoạt động chính trị . More so với những người-gọi-là “hoạt động” (activists). 1 nhà hoạt động không nổi tiếng, chỉ đóng 1 vai phụ trong 1 phim về phong trào phản chiến của Mỹ đã nói mọi hoạt/hành động của 1 nhà hoạt động (activists) là 1 hoạt/hành động chính trị . Thats the bottom line của “chính trị bình dân”. Tất nhiên tới đây ta có thể đoán Thục Quyên chả bao giờ đọc sách của/cùng Phạm Đoan Trang cả .
Chuyện phong trào phản chiến ở Mỹ, since im a duality, bắt buộc tớ phải nhìn với quan điểm của cả người Việt & Mỹ . Là người Mỹ, i understand, & wouldve done the same Phúc Kđinh thing, gone to Woodstock, wore flowers & gone to SF. Nhưng nếu là người Việt phi Cộng Sản, that would amount to national treachery. Rất tiếc, Thích Nhất Hạnh là người Việt . Lets stop here b4 goin any further. Lấy ví dụ nếu Mỹ xâm lược Việt Nam như cuộc nội chiến 1979 đ/v loại dân Cộng Sản, lets throw another variable vô là Mỹ quá mạnh nên VN phải cầu viện, ví dụ, Trung Quốc . Vì nếu không thì VN sẽ bị Mỹ đánh ra tới Hà Nội, cả đất nước sẽ chìm đắm trong gông cùm của dân chủ tư bản, aka Ngụy . Là người Việt chống chiến tranh, rõ ràng kêu gọi hòa bình bằng đòi hỏi Trung Quốc rút quân ra khỏi Việt Nam, Nguyễn Đình Bổn, Hoàng Hải Vân & cả Huy Đức cùng kết luận là phản quốc . Ta có thể dùng kết luận của những người mà loại dân Cộng Sản các bác hiện nay đang tôn trọng cho Thích Nhất Hạnh không, you tell me.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các bác xem là zách lầu vì cả “lề trái”, aka đám phản biện trung thành, lẫn Đảng các bác đều tôn trọng, of course trừ những kẻ vô học & cực đoan như tớ -like i said, 2 hệ thống giá trị hoàn toàn khác nhau . Có nghĩa những người như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là những cây cầu Hiền -hổng phải bất- Lương nối tạm-gọi-là “lề trái” với Đảng . Thầy Thích Nhất Hạnh là 1 cây cầu Hiền Lương như vậy . Đáng lẽ các bác -loại dân Cộng Sản- phải tôn trọng, chớ hổng nên dành riêng Thầy Thích Nhất Hạnh cho mình, mà hổng cho Đảng các bác thơm lây .
Như đã nói, tớ rất mong các bác Cộng Sản, là chủ nhân ông thật sự của mảnh đất mang tên Việt Nam hiện nay, tôn vinh & noi gương Thầy Thích Nhất Hạnh . Chuyện hòa giải hòa hợp/chia rẽ này nọ, nếu các bác đổi đối tượng thì lại nhìn thấy khả năng đoàn kết ngay í muh. i mean lets face it, ai mới có thể cùng các bác tôn vinh truyền thống đánh Mỹ diệt Ngụy, ai mới có thể cùng các bác nghĩ huân chương chống Mỹ hạng nhất là 1 di sản cần bảo vệ & bảo tồn, ai có thể cùng các bác quan tâm tới sự an nguy của Đảng các bác ? Aint dân Ngụy . Nhưng các bác hoàn toàn không phải duy nhất trên cõi đời này . Trong số 7 tỷ dân trên trái đất, hiện có 1 tỷ 6 người có thể chia sẻ & trân trọng những giá trị của các bác . Aint dân Ngụy tho. 1 tỷ 6, thats xítload of people, đủ để làm lệch mọi cán cân, be it quân sự hay kinh tế, trên thế giới . Hòa giải hòa hợp thành công, thuận vợ thuận chồng thì cả biển Đông cũng về tay mình . Chứ cứ hằn thù mãi thế này, cái vũng chân trâu cũng đầy nguyên . Và con đường hòa giải hòa hợp chắc chắn sẽ dễ hơn nếu được tư tưởng của Thầy Thích Nhất Hạnh bổ trợ .
“Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh mất, thì cả Daila Lama lẫn con gái của Martin Luther King và hàng triệu người khác trên thế giới nghiêng mình đưa tiễn ngài “ (trí thức bên xâm lăng ca ngợi nhà phản chiến bìm bịp, tên nam kỳ phản bội, chuyên nghề trói tay người Nam cho người Bắc đánh đập)
Khi the serial killer trần ích tắc hồ chí minh chết, Kim Chính Nhật chết, Kim Nhật Thành chết đã có hàng triệu người bắc kỳ 75 than khóc, đã có hàng triệu người Bắc hàn cộng sản than khóc, (và rồi đây cũng sẽ có hàng triệu người bắc hàn cộng sản than khóc khi Kim Ủn chết), có thua kém gì số người “nghiêng mình đưa tiễn” Nguyễn Lang đâu?
(Nếu trí thức bên xâm lăng quyết lấy con số “hàng trăm triệu” làm trọng, thì nên biết là, tuy con số người bắc kỳ 75 than khóc the serial killer trần ích tắc hồ chí minh, con số người bắc hàn cộng sản than khóc Kim Nhạt Thành & Kim Chính Nhật chỉ có vài chục triêu, không bằng con số “100 triệu” của trí thức bên xâm lăng, nhưng vài chục triệu đó than khóc “có nước mắt”)
Dù có được bao nhiêu triệu người than khóc, có nước mắt hay không, thì the serial killer trần ích tắc hồ chí minh vẫn chỉ là the serial killer, vẫn chỉ là tội phạm trần ích Tắc 1950 phản quốc bán nước cho Tàu
Dù có được hàng triệu, hàng 100 triệu người ngiêng mình đưa tiễn, thì Nguyễn Lang Nhất Hạnh vẫn chỉ là nhà phản chiến bìm bịp, tên nam kỳ phản bội, chuyên nghề vọng ngữ vu oan!
Cuối cùng thì những kêu gọi “ngưng chiến” của Nguyễn Lang, kiểu ngưng chiến trói tay người Nam, cũng đã thành hiện thực qua bản hiệp định Paris 1973 “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình”.
Mặc dầu bản hiệp định Paris 1973 chứa đầy những bất lợi cho minh, người Nam, VNCH, vẫn chấp nhận, bắt đầu các chương trình & kế hoạch xây dưng & phát triển hậu chiến.
Thế nhưng, không lâu sau đó, lợi dụng quy định của bản Hiệp định Paris 1973 (không cho VNCH được tái trang bị vũ khí phòng thân), tháng 4-1975 quân cộng sản bắc kỳ trang bị tận răng với vũ khí tối tân của Nga & Tàu & Đông Âu cộng sản, ngang nhiên vi phạm bản hiệp định Paris 1973 xua đạo quân viễn chinh cộng sản VNDCCH & lính trần ích Tắc hồ chí minh vượt vĩ tuyến 17 xâm lăng, chiếm đóng VNCH!
khi ấy Nguyễn Lang, aka “Nhất Hạnh”, “người hoạt động cho hòa bình là người ủng hộ hòa bình, ủng hộ chấm dứt xung đột” của Thục Quyên nói gì?
“người hoạt động cho hòa bình, ủng hộ hòa bình, ủng hộ chấm dứt xung đột” của Thục Quyên bắt chước trí thức hà nội sĩ phu bắc hà hiếp dâm tiéng Việt, tung hô “thống nhất & kháng chiến” ca ngợi tội ác suốt 20 năm ròng bắc kỳ 75 khủng bố thảm sát người Nam, ca ngợi hành vi phạm pháp, ca ngợi chiến tranh xâm lăng, che đậy tội ác cộng sản bắc kỳ tay sai giặc Tàu?
hay Nguyễn Lang, aka “Nhất Hạnh”, quán quân phản chiến, “người hoạt động cho hòa bình, ủng hộ hòa bình, ủng hộ chấm dứt xung đột” của Thục Quyên đã chỉ im lặng đồng lõa?
Như vậy đã rõ mặt hòa bình bịp, phản chiến bợm chưa?
*****
Theo gót chân đạo quân viễn chinh cộng sản trần ích tắc hồ chí minh, hàng ngàn vạn trí thức bên xâm lăng & trí thức hà nội sĩ phu bắc xã hội chủ nghĩa & trí thức bắc kỳ 75, lũ lượt tràn vào chiếm đóng VNCH, dựa vào sự bảo kê của bọn công an cộng sản trần ích Tắc, cắm cờ búa liềm lên Sài Gòn, áp đặt lên người nam cái gông cùm chế độ cộng sản mao ít của nhà nước tổ quốc xã hội chủ nghĩa tội ác VNDCCH con đẻ của thực dân đỏ, sinh ra từ bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục, tiêu diệt nền dân chủ tự do của VN, tước đoạt quyền sống quyền tư hữu, quyền ra báo tư nhân, quyền sáng tác & phổ biến tác phẩm, quyền lập hội, quyền nghiệp đoàn, quyền đại học tự trị…
Khi ấy nhà hoạt động hòa bình tích cực, quán quân phản chiến “người hoạt động cho hòa bình, là người ủng hộ hòa bình, ủng hộ chấm dứt xung đột” của Thục Quyên nói gì?
Hay chỉ im lặng, cái im lặng của một tên hòa bình bợm, phản chiến bịp
“ Suốt hơn năm mươi năm, khi bị tấn công, Thầy Nhất Hạnh không cần cải chính gì cả, ”
Nhà trí thức Bắc kỳ 75 từng hơn một lần phê phán chỉ trích một số các nhân vật về thái độ im lặng của họ trước các “kiến nghị” của “nhân sĩ trí thức”,
nay, không những không phê phán, nhà trí thức lại còn tung hô thái độ im lặng của Nhất Hạnh trước các yêu cầu của công luận đòi hỏi Nhất Hạnh phải đưa ra bằng chứng hỗ trợ cho những lời “tố cáo & kết án” của Nhất Hạnh, nhà trí thức bênh vực, coi sự vu cáo của Nhất Hạnh là tu hành chân chính!
Nhà trí thức đã cho thấy một thứ tư cách lá mặt lá trái, “chuẩn đúp”, đạo đức giả thật ghê tởm
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh mất, thì cả Daila Lama lẫn con gái của Martin Luther King và hàng triệu người khác trên thế giới nghiêng mình đưa tiễn ngài . Như vậy, cho dù cả 100 triệu người Việt chửi bới xỉ vả Thiền sư cũng không làm cho tiếng tăm của Thiền sư sứt mẻ ! Bởi Thiền sư ( cũng như bạn của Ngài là Dalai Lama đã vượt được qua khuôn khổ của Phật giáo và các xu hướng chính trị để phục vụ cho Nhân loại nói chung !
Người Việt luôn bị thiệt thòi vì đầu óc thiển cận. Và khi không đủ khả năng xem xét hành vi của thiền sư Nhất Hạnh là người được thế giới ( ít nhất là Phương Tây) Công nhận là một người luôn đứng về phía Quyền con người, thì chỉ chứng tỏ, dân Việt chưa đủ trưởng thành !
Dalai Lama coi trọng Ethik (dân tộc ) hơn là Religion (Tôn giáo). Và cũng như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, luôn đòi hỏi sự độc lập của Tôn giáo với Chính trị !
“Và khi không đủ khả năng xem xét hành vi của thiền sư Nhất Hạnh là người được thế giới ( ít nhất là Phương Tây) Công nhận là một người luôn đứng về phía Quyền con người, thì chỉ chứng tỏ, dân Việt chưa đủ trưởng thành !”
Người Việt nhận xét về thiền sư Nhất Hạnh theo những tiêu chuẩn riêng biệt của họ, không nhất thiết phải hoàn toàn đồng ý với các tiêu chuẩn của phương Tây đặt ra. Do tiểu chuẩn dị biệt, mà kết quả nhận xét khác nhau, không phải vì thế mà người Việt không đủ khả năng nhận xét và chưa đủ trưởng thành.
“Dalai Lama coi trọng Ethik (dân tộc ) hơn là Religion (Tôn giáo)”
Sai lầm nghiêm trọng về sử dụng thuật ngữ, Ethik không phải là dân tộc, cần tra cứu lại để hiểu dân tộc là gì và Ethik là gì, trước khi nói chuyện Dalai Lama
Cái còm của noileo nêu ra tính lá mặt lá trái & chuẩn đup của Thục Quyên, nhà trí thức bên xâm lăng hãy nhắm vào đó mà bênh vực Thục Quyên, che đậy tính chuẩn đúp cho THục Quyên, nếu có thể.
Giả nhời cái còm của noileo (nêu ra tính “chuẩn đúp” của THục Quyên), nhà trí thức bên xâm lăng lại, rất lạc đề, đưa ra cái “Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh mất, thì cả Daila Lama lẫn con gái của Martin Luther King và hàng triệu người khác trên thế giới nghiêng mình đưa tiễn ngài “!
Nhà trí thức bên xâm lăng đưa ra cái gọi là “Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh mất, thì cả Daila Lama lẫn con gái của Martin Luther King và hàng triệu người khác trên thế giới nghiêng mình đưa tiễn ngài ” để bênh vực & che đậy tính chuẩn đúp của Thục Quyên chăng? như vậy là nhà trí thức bên xâm lăng đã bênh vực Thục Quyên, che đậy tính chuẩn đúp của Thục Quyên bằng cách đánh Thục Quyên lên, đánh tính chuẩn đúp của THục Quyên lên ngang hàng vói tính chuẩn đúp của Nhất Hạnh!
Thật là tệ hại!
Khi lòng hận thù quá lớn thì lí trí sẽ bị che lấp !
Tôi chắc chắn rằng những còm sĩ ở đây sẽ không bao giờ chê trách Dalai Lama khi Ngài tuyên bố :Dân tộc đứng trên Tôn giáo !
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người được thế giới xếp ngang hàng với Dalai Lama . Do đó, nếu dân Việt không chọn ngài, thì người bị thiệt thòi là những người Việt, không phải Thiền sư !!!
Tương tự như trường hợp Phan Chu Trinh . Nếu dân tộc Việt thời ấy nghe theo lời của Cụ Phan, thì đã không vướng phải hệ lụy của Bả Chó !
@NCM. Xin lỗi, nhảm qúa và qúa nhảm khi so sánh trật lất như vậy !
Xin nói thẳng, chính TNH.khi LÀM CHỨNG GIAN giúp CS.như vậy thì đã
làm nguời Mỹ xem việc mình chống chiến tranh VN. là có chính nghĩa
nên họ càng có động lực tham gia đông đảo hơn nữa.
Tiếc là dân tộc VN. ở đây ĐỨNG DƯỚI tôn giáo của TNH, ông ạ !
Sai rồi !
Khi ông phán như vậy, chứng tỏ ông không đọc bài “phân trần” của Thiền Sư về vụ “Bến tre” ! (Tôi cũng không biết bài đó). Nhưng cảm nhận của tôi là các lobby chính trị tại Oa sinh tơn và Đảng đối lập chúng nó không ngu đâu để mà “bị thích nhất hạnh” dắt mũi, pardon, như bọn VNCH hận thù mù quáng đã “bới bèo ra bọ” đâu !
Khi mình cứ tưởng là mình khôn, thì thực ra là rất dại, bởi thật tế, ta chẳng là cái đít gì, để những nhà hoạt động hoà bình thế giới phải để ý đến ta và báo cáo cho ta biết họ đã làm những cái gì !
Diễn đạt cách khác : Ông không biết gì về chuyện “vu khống của Thích Nhất Hạnh” cho quân đội Mỹ, không có nghĩa, chính phủ Mỹ đã để yên cho Thiền sư vu khống họ !
Hãy tự biết mình là cái giống gì, trước khi “kết án những nhân cách lớn” như thầy Thích Nhất Hạnh !
@Khách Quan : Tôi không so sánh Thiền Sư Nhất Thích Hạnh với Dalai Lama, mà tôi khẳng định : Dalai Lama là người bạn của Thiền sư !
Đây là (một phần) những gì Đức Dalai Lama nói về Thầy Thích Nhất Hạnh khi tiễn thầy Hạnh đi xa :”Der Dalai Lama würdigte ihn in einer Botschaft als „Freund und spirituellen Bruder“. Đăng trên báo Đức dưới tiêu đề : Buddhismus
Millionen trauern um Zen-Meister Thich Nhat Hanh
(merkur.de)
Do đó tôi mới khẳng định, rằng cho dù cả 100 triệu người Việt xỉ vả Thiền sư, thì chỉ chứng tỏ, dân tộc Việt là một dân tộc BẤT HẠNH, vì không có đủ trình độ để biết ơn Thiền sư những gì họ đã làm cho họ !
Martin Luher King, một nhà hoạt động hoà bình vang danh bốn bể của Hoa Kỳ luôn ngưỡng mộ Thiền sư Thích Nhất Hạnh .( bức ảnh chụp của ông với Thiền sư hầu như trên thế giới ai cũng biết)
“Người Việt Nam đi tỵ nạn Cộng sản càng không nên quên nếu không có nội lực để đứng ngang hàng với đồng minh thì cũng sẽ mất quyền tự chủ.”
Tác giả nên tự hỏi là Hội người Việt tỵ nạn tại thành phố München có đủ nội lực để đối thoại bình đẳng với chính quyền của thành phố chưa, trước khi xét đến quyền tự chủ với tiểu bang Bayern hay chính phủ Đức hay nói chuyện ngang hàng với đồng minh.
Ở nước nào cũng vậy, người Việt ty nạn là một thiểu số di dân, không hơn và không kém.
Xây dựng nội lực cho người Việt tỵ nạn là việc cần thiết, ai cũng biết, nhưng không còn có cơ sở để thực hiện. Trường hợp tại Đức cho thấy là số lượng người tỵ nạn ngày càng ít đi, trong khi số người lao động hợp tác, di dân, du học sinh và đoàn tụ ngày càng đông. Nhìn cơ cấu tổ chức hoạt động của người Việt tỵ nạn tại Đức. tác giả sẽ có câu trả lời phù hợp hơn về xây dựng nội lực.
“… những người hoạt động… lo học hỏi, tìm hiểu về tình hình toàn cầu với những lợi ích đan xen về chính trị, kinh tế … thì mới mong có khả năng vận dụng chính sách đối ngoại của các cường quốc và đi theo hướng đi của thời đại.”
Đây là một ước vọng chính đáng của tác giả, nhưng thực tế cho thấy là đang mơ giữa ban ngày. Trong hơn bốn triệu người Việt ở hải ngoại, tác giả thử đếm ra xem có mấy ai “lo học hỏi, tìm hiểu về tình hình toàn cầu”, có mấy ai có khả năng và tâm nguyện đấu tranh cho việc “vận dụng chính sách đối ngoại của các cường quốc.” Thế là xong một giấc mơ.
1.Làm gián điệp mà để người khác biết mình làm gián điệp thì đâu còn là một gián điệp.
2.gián điệp phải là kẻ máu lạnh,được dạy lành nghề phỉnh gạt,gian dối,vu oan giá hoạ,ám sát,đầu độc.Bất kể thủ đoạn xấu xa nào, miễn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.Gián điệp có thể đội lốt bất kỳ một loại người nào từ thiện nhân,người tu hành mọi tôn giáo,kẻ phạm pháp để được vào ngục tù thi hành nhiệm vụ được giao.
4.Trừ bản thân kẻ làm gián điệp và một vài cá nhân được liên hệ biết nhau,không một ai khác biết họ là những gián điệp.
5.Chỉ có ngài thiền sư NH biết rõ những việc ngài làm là có mục đích gì.Những ai được hưởng lợi từ các lời nói và việc làm của ngài,thì ca tụng.Nhưng có những người được hưởng lợi nay cũng xa lánh ngài,không hiểu nổi. Những ai bị tác hại,họ chê bai,nguyền rủa là không thể tránh khỏi.Ngài là người VN,đã làm gì cho người VN hãy kể ra vài việc cụ thể để nhân dân tôn thờ ngài.
“Chỉ có ngài thiền sư NH biết rõ những việc ngài làm là có mục đích gì. Những ai được hưởng lợi từ các lời nói và việc làm của ngài, thì ca tụng. Nhưng có những người được hưởng lợi nay cũng xa lánh ngài, không hiểu nổi.”
Đúng rồi, người trực tiếp hưởng lợi của Thầy Nhất Hạnh là Võ Văn Ái và sau này cũng không còn hợp tác. Ông anh nên tìm hiểu tại sao có vấn đề để biết cả hai rõ hơn.
“Chỉ có ngài thiền sư NH biết rõ những việc ngài làm là có mục đích gì. Những ai được hưởng lợi từ các lời nói và việc làm của ngài, thì ca tụng. Nhưng có những người được hưởng lợi nay cũng xa lánh ngài, không hiểu nổi.”
Đúng rồi, người trực tiếp hưởng lợi của Thầy Nhất Hạnh là Võ Văn Ái và sau này cũng không còn hợp tác. Ông anh nên tìm hiểu tại sao có vẩn đề để biết cả hai rõ hơn.
Ngài Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết hàng trăm cuốn sách bằng Anh Ngữ và được phổ biến khắp năm châu ngay từ khi ngài còn sống !
Do đó, chỉ là loại Gián điệp ngu ngốc thì mới cư xử như thế !
Mà ngài Thiền sư Nhất Hạnh không phải là kẻ ngu ngốc, mà ngược lại, là một người cực kỳ thông minh .
Chính vì người Việt nam đã không đủ trình độ để “lợi dụng Ngài”, nên đã thành những đứa con hoang bất hạnh . Ngay bản thân bạn cũng không biết rằng , ngài Thích Nhất Hạnh có hàng triệu người nghe theo lời ngài, và làm bạn với ngài, thì bạn nên google, bạn sẽ thấy tầm ảnh hưởng của Thiền sư Nhất Hạnh ở mức độ nào trên thế giới !
Viết dăm cuốn sách có người gà tiếng Anh cho mà cũng trở nên cao cả, đáng tôn thờ?
Đòi ngang với Đức Dalai Lama mới chịu…
TNH cứ gọi Osho bằng cụ tổ trong mấy cái trò Mindfulness với lại giáo phái này nọ.
Chẳng hiểu thiên hạ nghe được gì từ thứ tiếng Anh năng giọng Huế lai phải phụ đề này, chắc cũng như xem mấy anh sơn đông mãi võ, vậy thôi, rồi chán ngay.
TQ và gia đình có ai chết vụ Mậu Thân không?
Có bị phong trào PGCQ 1963 đốt nhà, bạo hành không?
Thày ăn cơm của ai, ai cho tiền đi học…sao không thấy nói?
Còn bao chuyện nữa mong “Thày” cho biết chánh kiến, và có phải là thành tích của Thày không?
Chuyên Bến Tre thày không lầm đâu, thày hỏi “em” TCK đấy.
Còn nhiều thứ nữa đang nói, mà thôi…
“Chỉ có ngài thiền sư NH biết rõ những việc ngài làm là có mục đích gì.”
Cũng nên nhớ lại là The New York Times đã tận tình gíup đở cho Thầy Nhất Hạnh trong việc quyên góp và gây tiếng vang trên thế giới để cứu trợ người Việt vượt biển. Thầy làm một việc công đức rất lớn mà tại sao sau đó The New York Times cũng ngưng hợp tác và mọi người cộng tác đều xa lành Thầy. Thầy cũng biết rõ hơn ai hết là tại sao mà Thầy lại để mất cơ hội như vậy.
Một vấn đề mà ai tôn vinh Thầy cũng nên tìm hiểu. Không phải là Thầy hay trong tất cả mọi việc mà cũng không phải là dở trong tất cả mọi việc. Chánh trí và chánh kiến là ở chổ này. Vấn đề là cần phân biệt.
“…Thầy Nhất Hạnh không cần cải chính gì cả, dồn thời gian và năng lượng cho những việc làm cần thiết và hữu ích … “
Biện minh của tác giả cho Thầy Nhất Hạnh thiếu thuyết phục mà vụ sai lầm về dân số Bến Tre là điển hình.
Nội dung không có gì là quan trọng. Thầy tu ở Huế, học ở Sài gòn và đi Mỹ, chưa có dịp đi về Bến Tre (tôi đoán mò), nên không tận mắt nhìn thành phố Bến Tre là chuyện dễ hiểu.
Khi tra cứu tài liệu về Bến Tre để viết, Thầy gặp một tài liệu sai từ nguyên tác mà không có dịp kiểm chứng, do đó, mà có sai lạc khi trích dẩn. Chuyện xảy ra thông thường cho bất cứ một nhà nghiên cứu nào cũng có thể gặp phải. Nhưng khi độc giả phát hiện và lên tiếng, Thầy không cần cải chính là chuyện bất thường. Nếu cải chính đúng lúc thì sự việc sẽ lắng dịu. Chính ngữ của Thầy là cần thiết.
Tác giả nếu phát tâm để biện minh cho Thầy, thì cũng nên dùng chính kiến để nhìn lại toàn bộ sự việc đáng ra không nên có mà đã xảy ra và không ai còn giải quyết. Cho đến nay, dù Thầy ra đi, nhưng việc Bến Tre vẫn còn là một đề tài cho mọi người công kích Thầy.
“Khi tra cứu tài liệu về Bến Tre để viết, Thầy gặp một tài liệu sai từ nguyên tác mà không có dịp kiểm chứng,…”
Chuyện kiểm chứng quá dễ đối với Thầy, không cần sách vở gì hết, tại sao Thầy không hỏi Sư cô Chân Không, nguyên quán ở Bến Tre. Chuyện đáng ngạc nhiên là Thầy không hỏi và không đính chánh.
HA HA HA !!
Hỏi CÁI GIƯỜNG bằng gỗ cẩm lai quý của sư bà bà CHÂN 0 Y HỆT NHƯ cái giường của bác MAO ngủ chung với các cháu chắt HỒNG VỆ BINH ĐỎ CÁI thì trả lời các SỐ LIỆU CHÍNH XÁC có ngay … làm gì sư bà bà và ông bụt 1 Hạnh không biết với nhau !!!! HA HA HA !!
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Bưng bô. Cái bô to thế mà bưng được cũng tài.
Tôi không nghĩ là tác giả có một thái độ bưng bô của một dư luận viên thiếu hiểu biết, mà ngược lại, tác giả là một Phật tử có thiện tâm đáng kính trọng và có trình độ muốn giải oan cho Thầy mình, nhưng chuyện của Thầy dài dòng và phức tạp quá, nên không thể kết luận đơn giản được. Do đó, bài viết không thuyết phục.
Nói gì thì nói, không ai có thể phủ nhận thực tế này: trong thời gian xảy ra cuộc chiến chống CS xâm lăng, bảo vệ tự do của người dân Miền Nam, tất cả những phong trào phản chiến ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có sự giật dây của phe CS, đứng đầu là Liên Xô. Phe CS đã bỏ ra rất nhiều tiền của, công sứcm vạn dụng mọi thủ đoạn để kích động những kẻ nhẹ dạ, từ giới trí thức đến bình dân tạo ra làn sóng chống chiến tranh VN, đòi Mỹ rút quân. Lúc ấy Miền Nam VN bị xâm lăng rõ ràng. Thế mà những kẻ phản chiến chỉ đòi nạn nhân không được tự vệ mà không hề đòi kẽ xâm lược rút quân, thậm chí còn ủng hộ kẻ xâm lược (như Jane Fonda và bọn đồng hội đồng thuyền vối y thị) thử hỏi như vậy có lương thiện không? Vì đâu mà cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân vào Miền Nam giữa lúc mọi ngươi vui xuân, tàn sát dã man hơn 5000 ngươi ở Huế lẽ ra là sự kiện cụ thể nhất để vạch trần bộ mặt man rợ của Việ Cộng lại biến thành lý cớ để lên án Mỹ và nhưng người bảo vệ tự do? tạo áp lực khiến Mỹ rút quân dẫn đến thảm họa 30/4/75. Những người, những phong trào phản chiến có “công” lớn lắm!
Ai thì cũng có những lúc sai lầm, sự khác biềt của ngươi đáng kính với người không đáng kính là: ngượi đáng kính dám nhận mình sai và làm cách nào đó để đền bù phần nào lỗi lầm của mình.
1. Ông thầy tu “không có đài phát thanh, không có đài truyền hình, không có báo chí”
Không biết tác giả Thục Quyên trích dẫn câu này của ai và muốn nói tới giai đoạn nảo của Thầy, lúc Thầy mới khởi tu tại Huế hay lúc đầu mới sang Mỹ thì đúng, nhưng lúc Thầy thành danh trên toàn thế giới sau này thì sai.
Độc giả chỉ biết là Thầy là vừa có tiền và vừa có tiếng nói. Thầy đã đăng bài trên The New York Times thuộc loại cậy đăng có trả tiền, Do đó, nên khi nói là Thầy không có báo chí là không đúng. Để biện minh cho Thầy của mình, tác giả nên phân biệt để làm sáng tỏ hơn
2. “Có tầm nhìn xa, Thầy Nhất Hạnh luôn có trước mắt mục tiêu lý tưởng của mình, không chủ trương xin xỏ, kèo nài sự giúp đỡ nơi những người có quyền lực,…”
Thầy có xin xỏ, kèo nài sự giúp đỡ nơi những người có quyền lực không? Thưa là có. Tác giả xem lại diễn biến Bát Nhã để có một nhận xét đúng đắn về Thầy của mình. Tác giả quên là Thầy cũng không dám dùng chính danh Nhất Hạnh, mà dùng bút danh là Nguyễn Lang.
Khi gởi thư cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thầy không dám dùng chính ngữ để lên tiếng trước bạo lực của chính quyền khi cơ sở Bát Nhã bị tịch thu, các đệ tử của Thầy bị khống chế và lưu lạc khắp nơi.
Xin xỏ mà không dám đấu tranh cho tăng đoàn của mình, vậy thì Thầy có một tầm nhìn xa cho mục tiêu của mình không, ước mong tác giả thích thêm cho sáng tỏ vấn đề chính ngữ và chính nghĩa của Thầy.
Vấn đề không phải là hiểu đúng như tác giả (người hình như tự tiện thay mặt” cho
thiền sự TNH.hay đệ tử ?) để biện hộ mà là hậu qủa cực kỳ tai hại do “hoạt động
hoà bình” một chiều của thiền sư gây ra, thưa ông/bà TQ.
Tôi thiết nghĩ hầu hết lãnh đạo tôn giáo nào cũng đều tôn trọng và giảng dạy về lẽ
công bằng và công lý trong đời hoạt động của họ, chứ không thể đứng về một bên
để kết án hay luận tội một cách bất công như TNH được ?
Vấn đề thứ 2 là chính trị có thừa thủ đoạn để lợi dụng tôn giáo, chứ tôn giáo rất,
rất khó để lợi dụng chính trị CS.mà trường hợp TNH.là bằng chứng điển hình, dù
sư ông cũng đã hưởng lợi rất lớn từ việc tham gia phong trào phản chiến ở Mỹ mà
trở nên nổi tiếng nhờ giới thiên tả phương Tây hậu thuẫn.
Suốt hơn năm mươi năm, khi bị tấn công, Thầy Nhất Hạnh không cần cải chính gì cả, dồn thời gian và năng lượng cho những việc làm cần thiết và hữu ích mà Thầy biết một đời người làm không đủ, phải cần những thế hệ sau.
AI TẤN CÔNG SƯ NHẤT HẠNH SUỐT 50 NĂM , NGƯỜI TA CHỈ HỎI THÔI, VÍ DỤ NHƯ KHI TNH NÓI ” Tôi trông thấy máy bay Mỹ xà xuống bắt gai. ”
NGƯỜI TA CHỈ HỎI ” Trông thấy ở đâu ? khi nào ?
KHI GIẢNG VỀ “CHÁNH NIỆM” MÀ DÙNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT
(2 LẦN TRÊN BÁO MỸ)
Thành phố với 300,000 dân/căn hộ…bị Mỹ ném bom HỦY DIỆT …
RÕ RÀNG LÀ PHƯƠNG THỨC HOAT ĐỘNG CHÍNH TRỊ CỦA
Joseph Goebbels
ĐIỀU KHÔNG CÓ THỰC NÓI MÃI CŨNG THÀNH SỰ THỰC