Chu Mộng Long
15-2-2022
Thú thực, tôi không dám đưa bài thơ “Lỗ thủng lịch sử” của Nguyễn Hữu Hồng Minh lên trang của tôi. Lý do, Facebook sẽ nhầm của tôi rồi ra lời cảnh cáo “vi phạm tiêu chuẩn của cộng đồng” và lại treo bút. Cho nên tôi chỉ bình gián tiếp qua những lời bình mà không đưa nguyên văn. Một bạn yêu thơ đã vào inbox “phỏng vấn” tôi: Bài thơ Lỗ thủng lịch sử’ nói gì vậy?
Tôi trả lời nhanh: Nói tục. Nguyễn Hữu Hồng Minh văng tục bằng thơ. Chính Nguyễn Hữu Hồng Minh trả lời báo chí, rằng, ông viết trong lúc “không làm chủ được mình”. Thường văng tục là lúc bị mất kiểm soát.
Bạn lại hỏi tiếp: Chỉ có thế thôi sao? Văng tục thì cứ gọi là văng tục, sao lại gọi là “lỗ thủng lịch sử”? Mà văng tục vào ai?
Tôi trả lời: Theo dư luận chung thì chỉ có văng tục. Toàn bài đầy những ngôn từ tục tĩu, không ít người cho là văng rác rưởi bừa bãi. Nhưng giới học thuật đạo mạo thì cho bài thơ không chỉ văng tục mà đa tầng nghĩa. Tục chỉ là phương tiện để chửi vào Hội Nhà văn, vào lịch sử dân tộc. Nguyễn Hữu Hồng Minh giải thiêng cả lịch sử, giải thiêng Hội Nhà văn, và giải thiêng cả cái gọi là thơ. Có người còn trịnh trọng nâng vấn đề, rằng qua cái lỗ thủng của lịch sử, của sáng tạo nghệ thuật, còn có cả lỗ thủng của nghiên cứu, phê bình và tiếp nhận văn học. Nôm na là trình độ Việt Nam chưa thưởng thức nổi loại thơ như thế này.
Bạn tiếp tục hỏi: Có người nói bài thơ mang tính hậu hiện đại, cụ thể là tính phân mảnh gì đó như một cách tân nghệ thuật?
Tôi trả lời: Hậu hiện đại thì ở Việt Nam muốn gán vào đâu cũng được khi thấy ở một tác phẩm có gì đó là lạ., bởi bản thân “hậu hiện đại” là gì ở Việt Nam chẳng mấy người hiểu mà chỉ dùng cho sang. Riêng “tính phân mảnh” thì tôi chẳng thấy “phân” ở chỗ nào trừ “phân” ở nghĩa là chất thải. Toàn bài thống nhất một nhân vật trữ tình đứng ra tự thú, thực chất là thủ pháp mượn lời để chửi, để văng tục. Anh ta tự chửi mình và chửi cả hội mà anh ta muốn vào.
Bạn hỏi câu cuối cùng: Tóm lại là Nguyễn Hữu Hồng Minh chửi điều gì?
Tôi cũng kết thúc chuyện cho nhanh: Nôm na là Nguyễn Hữu Hồng Minh tạo ra nhân vật tự thú, tự chửi, xem Hội Nhà văn là cái bộ phận sinh dục, không chỉ có cái lỗ gọi là “lỗ thủng lịch sử” như nhà báo Nguyễn Thông nói, bao gồm những cái lỗ có tên tuổi như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thị Thu Huệ, Vi Thuỳ Linh, Phan Thị Vàng Anh… mà chủ yếu là sỉ vả cái cọc, múa bút thực chất là múa cọc, của các văn nhân mày râu.
Chính những cái cọc dâm đãng này đã tạo ra cái “lỗ thủng lịch sử” “rất là rất khủng khiếp” mà bà Cục trưởng Cục Xuất bản của Bộ Văn hoá khi kiểm duyệt quảng cáo “Cái lon Việt Nam”. Văn thơ của hội này nói chuyện trên trời dưới đất, đầu Ngô mình Sở, nhưng thực chất là đánh trống lảng để nguỵ trang hoặc che giấu dục vọng.
Thực chất, Nguyễn Hữu Hồng Minh phô trương một thứ bản sắc đầy hư cấu chứ chẳng có gì đa tầng đa nghĩa để tạo ra một “lỗ thủng tiếp nhận” trong đọc hiểu văn học cả. Chỉ khó hiểu là, khi chửi để nhổ cái cọc đã tạo ra cái lỗ thủng kia, tác giả lại đem đút cái đầu của mình vào đó và bị người ta nhổ ra như một sự cạnh tranh sinh tồn. Khổ thân ông!
“Chỉ khó hiểu là…cạnh tranh sinh tồn.” Bác CML chửi còn…ghê hơn t/g!!!…hi…hi…!
Tin mới nhất cho biết NHHM.chưa được nhận vào HNV.chỉ vì bài thơ này bị khá
nhiều người, với những quan điểm chính trị đối lập nhau, phản đối !
Có lẽ duy nhất được đồng thuận từ một số văn thi sĩ thuộc trường phái làm thơ
“hậu hiện đại” thì phải ?
Điều đáng ngạc nhiên là các nhà thơ nữ được nhắc trong bài thơ đó lại im lặng,
không tỏ ra bực mình dù bị NHHM lôi vào trong bài hết sức tùy tiện với những
lời lẽ khiếm nhã, sổ sàng ? Chẳng lẽ họ “tự hào” chăng ?
CÁC NhÀ THƠ NƯ bị lôi vào không hề lên tiếng ! Họ im lặng tức là họ ĐỒNG Ý . Họ phản đối làm gì , đáng lý ra HỌ cũng phải có cái quyền đó !