Việt Nam hiện có một nhà nước yếu và một đảng chính trị quá mạnh

Nguyễn Trường Sơn

11-1-2022

Điều này khiến việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế, và đặc biệt là cải tổ chính trị, bị ngăn cản.

Một nhà nước phải đủ mạnh, tức là kiểm soát được quyền lực ban hành và thực thi chính sách, song hành với đó là có sự tự chủ nhất định khỏi áp lực từ các nhóm lợi ích.

Nhà nước Hàn Quốc, Nhật Bản có thể thực thi chính sách kinh tế ở thập niên 60, 70, và 80 của thế kỷ trước, và biến quốc gia họ trở nên hùng cường, chính là vì ở đó nhà nước có thực quyền.

Ở Hàn Quốc, đảng chính trị chỉ đóng vai trò tổ chức và huy động mỗi khi có bầu cử. Hết bầu cử thì hết vai trò.

Đài Loan và Singapore là hai nước có đảng chính trị mạnh trong cùng thời kỳ nêu trên, nhưng họ cũng lại có sự thống nhất và tập trung quyền lực ở người đứng đầu.

Trong trường hợp này là Lý Quang Diệu ở Singapore và ở Đài Loan là Tưởng Giới Thạch, sau dó là Tưởng Kinh Quốc.

Cho nên ở hai nước này, việc đảng chính trị có quyền lực mạnh không tạo ra trở lực đối với sự vận hành của nhà nước. Điều này cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình.

Vấn đề ở Việt Nam là cơ quan đảng và cơ quan nhà nước tồn tại song song đã đành, nhưng quyền lực lại ngang hàng, thậm chí cơ quan đảng đôi khi nắm nhiều quyền lực hơn cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chính sách.

Đơn cử, thủ tướng chính phủ trên lý thuyết đáng nhẽ ra phải là người có quyền lực ban hành chính sách kinh tế và triển khai nó, các bộ trong chính phủ phải thừa hành chỉ đạo từ thủ tướng.

Nhưng ở Việt Nam, Bộ Công an có khi lại không coi chỉ đạo của thủ tướng ra gì, vì Bộ trưởng Bộ Công an ngang hàng với thủ tướng về mặt đảng vì cùng là uỷ viên Bộ Chính trị.

Chính vì môi trường chính trị kiểu này, nên các nhóm lợi ích có nhiều đầu mối để thao túng chính sách hơn, không thao túng được văn phòng chính phủ thì thao túng bộ, không thì thao túng bên đảng.

Mô hình chính trị của Việt Nam hiện tại một mặt đảm bảo không cá nhân nào có quá nhiều quyền lực để trở thành một nhà độc tài, nhưng đồng thời lại ngăn cản phát triển vì không có sự thống nhất quyền lực ở nơi đáng nhẽ ra cần có nó để hoạch định chính sách kinh tế – thủ tướng.

Điều đó một phần lý giải tạo sao Việt Nam không tận dụng được thời cơ để bứt phá giống như những nước rồng, hổ khác ở Châu Á đã làm ở thế kỷ trước.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Vn có một nhà nước yếu và một đảng chính trị “LƯU MANH”!
    DỐI TRÁ! BỊP! LỪA!

  2. Không có đảng chính trị trên thế giới nào có mặt trong hiến pháp để móc túi dân.
    Đây không phải là đảng chính trị mà là đảng độc tài tham nhũng bán biển đông cho cộng sản trung hoa

  3. Nhà nước Hàn Quốc, Nhật Bản có thể thực thi chính sách kinh tế ở thập niên 60, 70, và 80 của thế kỷ trước, và biến quốc gia họ trở nên hùng cường, chính là vì ở đó nhà nước có thực quyền.

    Ở Hàn Quốc, đảng chính trị chỉ đóng vai trò tổ chức và huy động mỗi khi có bầu cử. Hết bầu cử thì hết vai trò.

    Đài Loan và Singapore là hai nước có đảng chính trị mạnh trong cùng thời kỳ nêu trên, nhưng họ cũng lại có sự thống nhất và tập trung quyền lực ở người đứng đầu.

    Trong trường hợp này là Lý Quang Diệu ở Singapore và ở Đài Loan là Tưởng Giới Thạch, sau dó là Tưởng Kinh Quốc.


    ĐÁNG NHẼ tác giả VIẾT THÊM

    Bất hạnh thay cho DÂN VIỆT, từ HỒ CHÍ MEO đến vua lú Nguyễn Phú Trọng cùng Đảng cướp TAY SAI BÈ LŨ BÁN NƯỚC HẠI DÂN cho TÀU CỘNG đã biến Đất Việt thành THUỘC ĐỊA ẢO nhưng THỰC về mọi mặt từ kinh tế chính trị văn hóa là toàn ĐẠI HÁN với sự a tòng tòng phạm của bọn trí ngủ xã nghĩa CÙNG bọn vịt kìu IÊU NƯỚC AO NƯỚC LÃ hèn nhát nhu nhược băng hoại đồi trụy vẫn BƯNG BÔ trong bóng tối ngoài mặt ĐÓNG KỊCH ký kiến nghị KHÔNG ĐÁNG là cái lông chân ANH THƯ Cấn Thị Thêu và hai con ANH HÙNG …

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  4. Bài chính luận này chỉ thích hợp với chế độ dân chủ nói chung có đảng đối lập nhưng
    sẽ không tương thích chút nào với các loại chế độ độc tài, nhất là độc tài CS.toàn trị
    và nói xin lỗi là tác giả hình như vẫn nuôi ảo tưởng muốn thuyết phục CS.thay đổi về
    hướng dân chủ chăng, nếu không nói là cố ý hiểu lờ mờ về chế độ CS. ?
    Cũng như nhiều nước CS.khác thì rõ ràng là nhà nước VN. hiện nay là do đảng CS.đẻ
    ra và dảng CS.có toàn quyền lãnh đạo nhà nước đó. Như vậy thì làm sao tác giả dám
    nói là nhả nưóc yếu và đảng mạnh như 2 quyền lực riệng biệt cơ chứ ? Chính phủ hay
    nhà nước này gồm hầu hết là đảng viên CS. được đảng CS.phân công làm việc, chứ
    không phải phân quyền. Đây là điều mà tác giả…giả vờ quên đi chăng ?
    Do đó, tác giả so sánh với các nước dân chủ Nhật, Hàn, Singapore thì có khác gì so
    sánh trái cam với trái cóc, thậm chí trái khế !

Comments are closed.