16-12-2021
Trong một lớp mình được phân công thảo luận học kỳ này có một bạn người Trung Quốc đại lục. Mình không hiểu vì sao bạn lại đăng ký học J.D. (hay Juris Doctor. Căn bản chúng ta cần hiểu bằng luật đầu tiên của sinh viên Bắc Mỹ không phải bằng đại học/undergraduate degree như tại Việt Nam; mà là bằng sau đại học, chuyên môn – professional degree. Người Việt Nam hay đọc nhầm là bằng tiến sĩ vì thấy chữ Doctor). Bằng J.D. chỉ được học khi bạn muốn thực hành luật tại hệ thống thông luật thôi, cầm bằng J.D. về Việt Nam hơi vô duyên xíu.
Nhưng trở lại vấn đề, bạn khá bảo thủ đối với quan điểm bảo vệ chính phủ Trung Quốc, và thường rêu rao là trong các buổi thảo luận chuyên đề rằng người Trung Quốc hưởng tự do không khác phương Tây, thậm chí vui vẻ hạnh phúc hơn.
Sang tuần thứ ba, nhức đầu quá, mình bảo bạn thế thử post hình Winnie the Pooh lên tài khoản WeChat của bạn xem.
Bạn lắc đầu bảo nhạy cảm lắm!
Mình bảo, ơ hay, có con gấu trong phim hoạt hình Disney thôi nhạy cảm là thế nào?
Năm tuần còn lại bạn không nói về tự do kiểu Trung Quốc với mình nữa.
***
Toàn bộ đời sống nghiên cứu của giới công pháp quốc tế nước ta nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại biển Đông trên các ấn phẩm quốc tế chỉ có thể dựa trên quyền tự do học thuật và quyền tự do tri thức.
Nếu bạn cho rằng tự do ngôn luận phải phù hợp với tiêu chuẩn của số đông, phải phù hợp niềm tin của số đông, thì có hơn “một tỷ niềm tin” Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, thắng thế hoàn toàn “100 triệu niềm tin” Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Nếu bạn cho rằng tự do ngôn luận phải theo khuôn khổ, phải là thứ đến sau phát triển kinh tế, thì quan điểm Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Trung Quốc lại càng có có khả năng phát triển vì năng lực tận dụng nguồn lực tài nguyên ở những vùng này của Trung Quốc chắc chắn tốt hơn Việt Nam.
Một số học giả quốc tế Pháp cũng đã đưa ra những quan điểm trời đánh theo hướng kinh tế: hỏi rằng sao bọn mày tranh chấp cái title làm gì mấy hòn đảo nhỏ, bắt tay nhau cùng khai thác rồi hưởng lợi có phải tốt hơn không.
Nhưng điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với câu hỏi biến những vùng không tranh chấp thành có tranh chấp với Trung Quốc.
Công lý quốc tế ở đâu với giải pháp ấy?
Về nếu các tạp chí nước ngoài vận dụng kiểu lý luận số đông và kinh tế để nghiêng về phía Trung Quốc, còn nơi nào cho người Việt Nam lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình trong môi trường học thuật thế giới?
***
Chặng đường 05 năm viết lách của mình đạt được những thành công nhất định, xin được học bổng, xin được việc… là vì đi nhờ vào quyền tự do học thuật và tự do nghiên cứu tại những quốc gia khác.
OUP, CUP khi đăng bài không cần biết thằng Tấn Trung là ai, nó có tin vào hệ tư tưởng nào hay không, có phụng sự quên mình cho một lý tưởng nào không?
Các editors của các tạp chí nước ngoài, những cây bút tài năng người Việt Nam hướng dẫn và nâng đỡ mình trong nghiệp viết là những người chỉ quan tâm đến nội dung, tính khoa học và tính mới của một tác phẩm, chứ không phải lo ngại độ nhạy cảm của tác phẩm đó…
Không đi nhờ, không sống ký sinh vào tấm lòng tự do của họ, có lẽ hiện giờ mình vẫn còn uất ức thế thời trong một không gian vốn bài trừ những đứa như mình ngay từ khi bọn nó bước vào đời.
***
Với sự may mắn đó, nghĩa vụ đạo đức của một người viết như mình là ủng hộ quyền được viết.
Miễn là những phát ngôn đó nó không kêu gọi việc sử dụng vũ lực ngay lập tức, không bài trừ sắc tộc… theo đúng các tiêu chuẩn mà những bộ bình luận của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (General Comments – HRC) hay các bộ nguyên tắc quan trọng như Siracusa Principles, không ai xứng đáng phải dành một thập niên mất mát tự do chỉ vì những quyển sách mà họ viết.
Làm người phải sống theo “đạo lý làm người”.Đạo lý làm người,tuỳ theo tính cần thiết,tính hữu dụng và tính nguy hại mà xã hội đưa ra sự ràng buộc phải làm, phải tránh hay không được làm,đó là nội hàm của đạo đức,nghĩa vụ và luật pháp.
Đạo đức,ai tuân thủ tốt thì được khen ngợi,ủng hộ.Ai không tuân thủ thì bị phản đối,chê bai.Nghĩa vụ có tính ràng buộc cao hơn một cấp,có giới hạn hẹp hơn và rõ ràng hơn.Có thể có những cái thuộc về đạo đức,nghĩa vụ nhưng rất quan trọng,cần thiết với xã hội cũng sẽ được đưa vào các bộ luật.Ai không thực hiện một số nghĩa vụ quan trọng,thiết yếu sẽ bị phê phán thậm chí sẽ bị luật pháp xử lý.Luật pháp là những điều bắt buộc phải làm và không được làm.Ai vi phạm sẽ theo luật mà xét xử,không có chuyện thương,ghét,khen chê.
Vậy nghĩa vụ đạo đức là cái gì vậy?
Còn tác giả chê ý kiến của số đông,nhưng phải phân biệt số đông nào.Nếu số đông đó là số đông của toàn nhân loại,thì chắc số đông đó đúng.Ý kiến số đông của một nước,một tôn giáo,một đảng phái,một tập thể thì chắc chắn là phải đúng với các tập thể riêng đó,ngoại trừ thể chế độc tài.Còn nếu có tranh chấp giữa các nước,các tập thể,thì phải căn cứ trên sự công bằng,luật pháp.Ai lại đem sự tranh chấp để đánh giá,xét xử theo ý kiền số đông của các bên tranh chấp.
“bắt tay nhau cùng khai thác rồi hưởng lợi có phải tốt hơn không”
Rất đúng . Đây là tư duy của thế giới về những gọi-là “tranh chấp” gây ra xích mích giữa 2 đảng Cộng Sản . Nước mình thì phải khác, Nguyễn Hưng Quốc nói thế .