Nhà Xuất Bản Tự Do ra mắt sách “Giã từ tự do”

Kurtulus Bastimar, luật sư nhân quyền

10-12-2021

Tác phẩm “GIÃ TỪ TỰ DO” có tên tiếng Anh là “A FAREWELL TO FREEDOM” là một cuốn tiểu thuyết của tác giả trẻ Kurtuluş Baştimar người Thổ Nhĩ Kỳ. Tác phẩm này đã được báo Book Culture Art Times (BCA Times) của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trao giải thưởng “Bút vàng Văn chương” vào năm 2018. Đây là một giải thưởng danh giá được trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận.

“Giã từ tự do” có bản gốc được viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó được dịch sang tiếng Anh, và nay Nhà xuất bản Tự Do hân hạnh được tác giả trao bản quyền để chuyển ngữ sang tiếng Việt. Đây là một món quà quý giá mà tác giả ưu ái dành tặng cho người dân Việt Nam, tặng cho những người đã, và đang cống hiến công sức của mình trong cuộc tranh đấu bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thông qua Nhà xuất bản Tự Do.

Đề cập đến lý do tặng cuốn sách này cho người Việt Nam, tác giả Kurtulus viết:

“Trong câu chuyện này, bạn đọc Việt Nam sẽ bắt gặp một cuộc chiến chống lại quyền phát biểu ý kiến, quyền biểu hiện, và sự thiếu hiểu biết về sự tồn tại của một xã hội. Theo tôi, người Việt Nam đang phải đối mặt với sự cấm đoán tương tự về quyền có ý kiến, và quyền tự do ngôn luận. Do đó, tôi dành tặng ấn bản tiếng Việt của “Giã từ Tự do” cho Nhà xuất bản của tôi: Nhà xuất bản Tự do cùng với toàn thể thành viên của nó, và tất nhiên cũng là cho tất cả người dân Việt Nam.”

***

“Giã từ dự do” là câu chuyện kể về những người Kurd bị xua đuổi, bị trục xuất khỏi ngôi làng của họ. Họ bị tấn công, bị tra tấn và bị lưu đày khỏi quê hương. Những ngôi nhà, những ngôi làng mà người Kurd sinh sống đều bị thiêu rụi. Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người dân bị cấm sử dụng một cách triệt để trong cả khu vực công cộng lẫn riêng tư. Đã từng có nhiều người Kurd bị bắt, bị tra tấn, bị bỏ tù chỉ vì họ nói, hát, viết, xuất bản… bằng tiếng Kurd. Các đảng chính trị đại diện cho quyền lợi của người Kurd bị cấm đoán.

Người Kurd đã từng có những hoạt động chính trị bao gồm cả các hoạt động ôn hòa vì các quyền dân sự cơ bản, cũng như các cuộc nổi dậy vũ trang, và chiến tranh du kích, với đòi hỏi về các quyền tự quyết, và một nhà nước độc lập của riêng người Kurd. Nhưng cho đến nay, ước mơ tự trị, tự quyết này vẫn luôn bị dập tắt.

Nhân vật chính của “Giã từ dự do” – Ahmet – đưa độc giả đến một thế giới vô định. Đọc “Giã từ tự do”, độc giả Việt Nam sẽ chứng kiến cuộc chiến của người Kurd để giành lại quyền thể hiện bản thân bằng tiếng mẹ đẻ, một cuộc chiến để tồn tại với bản sắc, văn hóa và ngôn ngữ của riêng họ. Theo chân Ahmet, độc giả có thể cảm nhận được, thấy được, hiểu được những nét đặc sắc trong văn hóa của người Kurd và ý chí vươn lên của họ. Nhưng, đau buồn thay, mọi nỗ lực của họ đều bị những thế lực hắc ám chà đạp. Những thế lực này có thể là những phe phái cầm quyền tàn bạo, cũng có thể là đám xã hội đen bẩn thỉu. Thân phận người dân thật nhỏ bé và mong manh dưới những gót giày thô bạo. Nhưng, cho dù bị chà đạp, ý thức mãnh liệt để nói lên sự thật và bảo vệ bản sắc cội nguồn vẫn không bao giờ bị dập tắt.

Nhận xét về “Giã từ tự do”, nhà văn người Cuba Zoé Valdés – một người chạy trốn chế độ cộng sản và là bạn thân của tác giả – đã viết:

“Có những tác phẩm của một số tác giả làm bạn cảm nhận đến đổ bệnh. Khi tôi đọc Albert Camus tôi đã bị ốm nặng, sốt cao, tôi không thể đọc được vì tôi đã khóc rất nhiều trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, và nội dung của tác phẩm. Điều tương tự đã xảy ra khi tôi đọc cuốn tiểu thuyết này. Tôi đã khóc, tôi bị bệnh. Nó đã xảy ra bởi vì đúng vào thời điểm mà người dân Cuba, đặc biệt là thanh niên, trẻ em, thanh thiếu niên, tràn ngập các đường phố trên đảo Cuba từ đầu này đến đầu kia trên đất nước tôi, và hô vang đòi tự do.

Giữa nỗi đau này cho đất nước, tôi đã đọc được “A Farewell to freedom.” Những gì cuốn sách tuyệt vời này dạy là sẽ không có tự do khi không có hy vọng, và khi chúng ta mất hy vọng, con đường dẫn đến tự do sẽ trở nên xa xôi và ảm đạm hơn rất nhiều.”

Đồng cảm với nhà văn Zoé Valdés, độc giả Việt Nam cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này những vấn đề tương tự với hoàn cảnh Việt Nam. Những thảm cảnh của dân oan bị tấn công, bị xua đuổi ra khỏi ngôi nhà, ngôi làng của họ cùng với nó là tình trạng chiếm dụng đất công của những kẻ có quyền có thế… Tình trạng nghèo khổ bất công của tầng lớp lao động, nạn thất học và lao động sớm của trẻ em nghèo; tình trạng bất bình đẳng giữa các thành phần xã hội; tình trạng quá tải trong các bệnh viện diễn ra tràn lan… Quyền tự do xuất bản, tự do ngôn luận bị cấm đoán; những diễn đàn độc lập bị tấn công, nhà xuất bản độc lập bị săn lùng… Những nhà văn, nhà thơ, nhà báo bị cầm tù, bị đày đọa chỉ vì họ dám viết ra những điều họ nghĩ, họ thấy, họ cảm nhận. Từ những Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Phan Khôi của thập niên 1950, những Vũ Thư Hiên, Hoàng Cầm của thập niên 1970 – 1980, cho đến những Phạm Thành, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang của ngày hôm nay… hay những shipper bị bắt, bị đánh chỉ vì chuyển giao những cuốn sách đến tay bạn đọc, một Nguyễn Bảo Tiên bị khởi tố chỉ vì đi gửi sách… những thế hệ người Việt vẫn tiếp nối nhau ngẩng cao đầu để nói lên sự thật, cho dù có bị đày đọa vì sự thật đó.

Dù là ở hai quốc gia xa xôi, dù là hai dân tộc chưa có nhiều hiểu biết lẫn nhau, nhưng những nhà văn cam đảm như Ahmet hay Phùng Quán đều có chung một ý chí kiên cường:

“Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu”

                                           (Phùng Quán – Lời mẹ dặn)

Tác giả Kurtuluş Baştimar là một luật sư nhân quyền, và là một nhà văn trẻ sinh năm 1993 tại Kars, một tỉnh phía Đông của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2014, anh chuyển đến sống ở khu tự trị Crimea, và tại đây, cảm nhận về cuộc sống lưu đày của người dân Krym, anh đã viết tác phẩm đầu tay: “Education, War and Exile.”

Năm 2015, anh chuyển đến Hà Lan học Luật châu Âu tại Đại học Maastricht, và tốt nghiệp vào năm 2018. Trong những năm học Đại học, anh tập trung vào quyền con người. Vì thế, tất cả các tiểu thuyết, và truyện ngắn của anh đều xoay quanh các quyền cơ bản, và tự do.

Nhận xét về người bạn của mình, nhà văn Zoé Valdés viết:

“Đã có nhiều luật sư mong muốn được trở thành nhà văn lớn, và một số người đã đạt được thành công nhất định. Kurtulus Bastimar là một trong những người như vậy. Đây là trường hợp người bạn của tôi, người mà cuộc đấu tranh cho nhân quyền đã giao phó nhiệm vụ cho anh ấy. Cuộc đấu tranh đó đã đưa cả hai chúng tôi vào con đường này, cùng sống, và cùng hy vọng. Các bài viết, và tác phẩm của anh ấy đã đưa tôi đến gần anh một cách sâu sắc qua khát vọng tự do, và tình yêu con người nồng nhiệt.”

Ngoài việc viết sách, tác giả Kurtuluş Baştimar còn là một luật sư nhân quyền quốc tế. Anh sớm đã có những cống hiến cho công việc bảo vệ quyền con người ở nhiều nơi trên thế giới. Sứ mệnh của anh không chỉ dừng lại trong phạm vi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với anh, một khi đã là luật sư nhân quyền, anh phải đấu tranh để bảo vệ cho bất kỳ ai bị xâm phạm về các quyền cơ bản trên khắp thế giới. Chính điều này đã thôi thúc và khiến anh trở thành một luật sư nhân quyền cho những nhà hoạt động, những tù nhân chính trị – những người đang đối mặt với sự lạm quyền ở Cuba, Iran, Pakistan, Việt Nam và nhiều quốc gia khác nữa. Anh đã và đang theo dõi sát sao những trường hợp này và bảo vệ họ tại các phiên họp của “Nhóm làm việc về việc bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc”.

Những nỗ lực cùng với sự nhiệt tình của anh nhằm tác động lên các quyết định của Nhóm này. Hiện nay, anh cũng đang là luật sư nhân quyền quốc tế bảo trợ cho một số tù nhân lương tâm Việt Nam bị chính quyền đàn áp vì quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và tự do xuất bản.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Liberal bên này nghĩa là “phóng túng/khoáng”. Hồi đó có kịch truyền hình về cặp vợ chồng conservative có tuổi da trắng, sống trong 1 xã hội đang đổi thay của Mỹ những năm 70s. Hồi mới qua, ông già tớ thường hay mở coi, vì lúc giờ cơm (8pm). 1 episode có hàng xóm mới . Lẽ thường thì ma cũ làm bánh đem qua welcome ma mới to the hood. Bà vợ qua trước rồi về, ông chồng hỏi hàng xóm mới mình thế nào, bà vợ trả lời sheepishly “they’re kinda liberal”. Ông chồng không hiểu vì thật ra “liberal” có nhiều nghĩa, none of them mean “tự do”. So, ông chồng tưởng họ theo 1 faction trong đảng Dân Chủ . Cho tới cuối tuần hàng xóm mở bạc ti, ổng mới gài độ “tui qua góp vui được hông”, họ OK. Tới chừng ổng qua mới té ngửa là mình overdressed, way over. Liberal publishing house/publication, dịch là “phóng túng” là khá lắm rùi, dân cầm chuông bên này cho nhiều nghĩa còn tệ hơn .

  2. 12/12 này cuốn sách được phát hành, csvn cần thêm nhân sự chó săn để lùng sục ấn phẩm mới sinh. Tất cả, kể cả con đĩ và ma cô chỉ có thể hành nghề khi đi theo đảng, tất cả đi ngược giòng đảng chó sẽ bị chém cùng giết tận.
    Việc tên ma cô montaukmosquito bảo NXBTD là nhà xuất bản phóng túng? đó là âm hưởng của tên AK47 thể loại tâm thần của loại công an vớ vẩn.

  3. Về loại người Việt kiểu Trịnh Hữu Long, Nguyễn Thanh Việt được giải Pulitzer cho tác phẩm “Cảm tình viên” (The Sympathizer). Nhà xuất bản phóng khoáng có thể xin Đảng in lại cuốn đó, danh giá hơn (giải Pulitzer) & hợp hơn .

  4. Thì mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do ca ngợi đảng, ca ngợi bác Hồ đấy thôi. Sao cứ đòi hỏi tự do mãi thế.

  5. “Nhà Xuất Bản Tự Do”

    Oh, you mean nhà xuất bản phóng túng, Liberal?

    “Yêu ai cứ bảo là yêu

    Sao nói yêu Bác mà chỉ mỗi Chu Mộng Long có đủ can đảm

    Ghét ai cứ bảo là ghét

    Tinh thần chống Mỹ vẫn là dòng chảy ngầm

    Dù ai ngon ngọt nuông chiều, Cũng không nói yêu thành ghét

    Bình luận về nhà thơ-trí thức Việt Phương “Nhưng đời mà, ai không sợ chết? … ông vẫn gửi gắm niềm tin vào đảng của mình với lời tự sự đầy tin yêu: “Ta vui lắm những niềm vui cởi mở/Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi…”

    Dù ai cầm dao dọa giết

    Cũng không nói ghét thành yêu”

    Nah man, i just get out. its definitely not worth it. Đôi lúc, sống để nói vẫn tốt hơn hy sinh dưới tay đám bộ đội Cụ Hồ, hay công an, thần tượng của đám công dân xã hội chủ nghĩa . So yeah, i friggin lied to my teeth every chance i got. From the get go tớ đã xác định this not my country, i aint doin a single thing to make it better. Tớ quyết định contribute what i can to the mess i didnt create in the 1st place, và mọi người chung quanh bắt tớ phải thừa hưởng .

    Tác giả cuốn sách muốn tặng cho loại người Việt Nam khác, Trịnh Hữu Long nhận vơ cho loại người Việt Nam như mình . Cái tựa khá phù hợp, mite as well say it. Trí thức xã hội chủ nghĩa, đụng vô cái gì cái đó trở thành méo mó, không còn giữ được nghĩa nguyên thủy nữa .

Comments are closed.