28-11-2021
Những người nghiên cứu văn học hiện đang than vãn về việc đã gần hai phần ba thế kỷ nay, ở nước ta không có một tác phẩm văn học nào xây dựng được một hình tượng nhân vật để lại trong trí nhớ của người đọc. Cũng như vậy, lĩnh vực khoa học pháp lý, tôi khẳng định! Không biết các lĩnh vực khoa học xã hội khác thì sao?
Tôi nhớ sau khi sửa đổi Hiến pháp 1992 (vào năm 2001), có một Chương trình cấp quốc gia nghiên cứu về xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Trong chương trình này, tôi có được tham dự với tư cách là Chủ nhiệm đề tài nhánh “Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN” thuộc Đề tài cấp nhà nước KX 04-05 mang tên “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” do TS. Vũ Đức Khiển (Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội lúc đó) làm chủ nhiệm. Bẵng đi một thời gian, chẳng ai quan tâm tới, vào một ngày đẹp trời, họ báo tôi là nộp sản phẩm để bảo vệ.
Tôi dậy sớm lắm, tắm gội, là lượt, diện mặc, soi gương, rồi vội vã tới một khách sạn sang trọng để tham gia bảo vệ. Đợi dài cả dài ra mà hội đồng chưa đủ người, tôi phát cáu. Mấy tiếng đồng hồ sau, hội đồng tới đủ để nghiệm thu đề tài.
Ông Hoàng Thế Liên (bây giờ là nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp) trình bày lý do đến muộn vì phải báo cáo Hội đồng lý luận trung ương để hội đồng này kiến nghị về các hình thức sở hữu đưa vào Dự thảo Bộ luật Dân sự 2005. Ấy thế mà Bộ luật Dân sự 2005 chưa thông qua mà đã sai cho tới khi bị thay thế bởi Bộ luật Dân sự 2015 cũng sai nốt!
Nghiệm thu đề tài ở nước ta trong lĩnh vực luật học thường là dựa vào chức vụ hay học hàm, học vị của chủ nhiệm đề tài hơn là nội dung nghiên cứu của nó.
Đề tài được nghiệm thu. Chẳng được bao nhiêu tiền, nhưng tôi vui vì tự viết được một cuốn sách chuyên khảo xuất bản tại NXB. Tư pháp về cải cách pháp luật.
Ấy thế mà bây giờ họ lại làm một chương trình lớn nghiên cứu gấp gáp như chạy đua về cũng nhà nước pháp quyền.
Mấy GS “tán róc quá nhẵn mặt” được các cơ quan cao nhất mời nói những thứ cũ rích mà trước kia họ đã “rả rích” mãi rồi nhưng chẳng ai thèm nghe vì họ không biết xông thẳng được vào bản chất của vấn đề và không biết phát triển vấn đề theo đúng logic của nó.
Cuối cùng là tốn kém vô lý trong khi làm tăng thêm phần rắc rối mà có khi “cải tiến” đâu thì không thấy, lại thấy “cải lùi”.
Đó là thực trạng nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Ở cấp độ cấp thấp hơn thì có chỗ thế này, có chỗ thế khác. Vậy cái gì dẫn đến sự yếu kém như vậy trong nghiên cứu khoa học pháp lý? Tôi cho rằng có mấy nguyên nhân chủ yếu sau:
(1) Nghiên cứu nói chung (cả lý luận lẫn thực tiễn) dường như chỉ là thứ để trang sức cho ai đó và là một phương thức để nhỏ giọt duy trì sự hấp hối của khoa học pháp lý.
Thực chất những người có trách nhiệm không dùng đến kết quả nghiên cứu (dù tốt) vì họ buộc phải mất thời gian, công sức để hiểu và tìm cách triển khai, trong khi luật thì làm theo chương trình, bị sức ép của thời gian, còn thực tiễn và giảng dạy thì cốt là hoàn thành công việc theo lối mòn.
(2) Tự do học thuật kém, và dường như không được khuyến khích.
(3) Đội ngũ biên tập sách, báo pháp lý máy móc, thô thiển, cửa quyền, hợm hĩnh và không có ý thức phát triển học thuật, trong khi lại tự cho mình cái quyền coi thường tác giả.
(4) Căn bệnh hình thức lấn át hẳn thực chất và hiệu quả, do vậy chỉ coi trọng chức tước, học hàm, học vị mà bỏ qua thực chất, hiệu quả và nhân tố mới.
(5) Đào tạo luật kém và coi thường kiến thức và tư duy luật học căn bản.
(6) Việc cống hiến thật sự cho việc xây dựng chính sách, pháp luật, cải tạo thực tiễn thiếu thích hợp không được coi trọng.
Vậy nền pháp lý nước nhà có phát triển được không?
Thực ra, các nhà nghiên cứu và các luật sư đang hành nghề cần phải tranh đấu để có nhiều tự do hơn cho chính mình, chứ không phải là để cải thiện luật pháp cho chính quyền hay đem lại công lý cho dân chúng.
Sau khi nghiệm thu công trình nghiên cứu, việc cải thiện đã không thực hiện, cho nên tác giả lên tiếng về tình trạng tồi tệ của nghành và chính quyền “họ lại làm một chương trình lớn nghiên cứu gấp gáp như chạy đua về cũng nhà nước pháp quyền.”
Thực tế quan trọng không phải là “Tự do học thuật kém, và dường như không được khuyến khích.” mà là Đảng lãnh đạo toàn diện, hoàn toàn không cho tự do phát triển học thuật, chứ không phải là kém.
Tác giả tìm xem có nhà nghiên cứu nào trong hệ thống can đảm lên tiếng về tính cách vi hiến của điều 4 HP và các điều 79, 88, 258 BLHS không? Tác giả cũng không thoát khỏi ngoại lệ, im lặng cho yên thân.
Còn các luật sư đang hành nghề thì trường hợp LS Võ An Đôn về quê làm ruộng thì mấy ai quan tâm hỗ trợ tranh đấu cho quyền của LS, nay đến LS Ngô Anh Tuấn, gặp khó khăn với công an địa phương, triển vọng giải quyết vần đề cũng không thể khá hơn. Chuyện công an dùng súng kè luật sự ra khỏi toả, tịch thu máy vi tính sẽ còn tiếp tục tại Việt Nam, mà không nước nào khác trên thế giới có.
Từ ngày lập nuớc VNDCCH cho đến CHXHVN cho đến nay, có một công trình nào nghiên cứu luật pháp nào gọi là giá trị có tầm vóc quốc gia và quốc tế? Tác giả hãy tìm xem các sách giáo khoa Luật của miền Nam trước 1975 thì sẽ rõ câu trả lời. Thực tế là gì: Nhân tài không có, khuôn khổ tự do không có và can đảm của người trong hệ thống lại cũng không.
Tóm lại, muốn khoa học pháp lý có các công trình nghiên cứu giá trị, các nhà nghiên cứu phải tự tranh đấu cho chính mình, can đảm nêu lên sự thật, và không nên kêu gọi ai hết vì không ai giải quyết được hệ thống của vấn đề.
Muốn nói gì, hãy đặt mình vào vị trí của tác giả mà nói. Như vậy sẽ trọn cả lý và hiểu được vị thế của tác giả.
Nói như loài Muỗi thì… muỗi nó cũng nói được.
Tôi tin rằng dưới chế độ của Hitler vẫn có những con người tốt.
“hãy đặt mình vào vị trí của tác giả mà nói”
No can do. Lời thề của tớ với Đảng, tớ quên sạch sành sanh, thậm chí có muốn nhớ cũng hổng được . Ngô Huy Cương còn nhớ rõ & ghi vào tâm khảm lời thề của ổng với Đảng . Thats some xít i try to stay away.
“Tôi tin rằng dưới chế độ của Hitler vẫn có những con người tốt”
Đúng . Cũng như chế độ này của các bác . Hơi khác 1 tẹo . Người tốt trong chế độ Hitler là Oskar Schindler, người tốt chế độ các bác là Nguyên Ngọc, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Quang A … Nếu chỉ tính về người tốt, chế độ Hitler tốt hơn chế độ của các bác, by a freakin mile.
“than vãn về việc đã gần hai phần ba thế kỷ nay, ở nước ta không có một tác phẩm văn học nào xây dựng được một hình tượng nhân vật để lại trong trí nhớ của người đọc”
Muốn có được tác phẩm lớn, văn nghệ sĩ phải tin vào những điều mình viết . Để tác phẩm đọng lại trong người đọc, người đọc phải tin vào những gì văn nghệ sĩ viết ra . Và cũng phải đủ thời gian lắng đọng . Sau khi giải phóng miền Nam, Việt Nam “bị” có được 1 loại đọc giả hoàn toàn khác với 1 tư duy khác . 2 thứ biện chứng chúng tương tác với nhau tạo ra 1 loại nhờ nhờ, nhàn nhạt và, nói chung, nhầy nhụa . Loại này không có được 1 niềm tin vững chắc lắm vào truyền thống cách mạng hào hùng, thậm chí còn phản bội lại nó . it seeped into Đảng nên ngay cả trong Đảng bây giờ cũng dị ứng cả với tất cả những gì liên quan tới truyền thống cách mạng, xã hội chủ nghĩa hay quá khứ oai hùng của dân tộc . Mọi thứ bây giờ là tiền & khoe mẽ, kết quả là văn học nghệ thuật nghe thì rổn rảng nhưng nội dung nhạt còn hơn nước ốc . Mình làm thì mình chịu thui, còn kêu ai được nữa .
Đọc lại Hồ Chí Minh toàn tuyển tập, quá nuối tiếc cho cái quá khứ cách mạng hào hùng của dân tộc . Bác Hồ hỏi “các cô, các chú muốn gì ?”, cả hội trường đồng thanh đáp “chủ nghĩa xã hội”. Miền Bắc hồi xưa hào hùng quá, đánh đuổi Mỹ-Ngụy thành công là đúng lắm .
“Vậy nền pháp lý nước nhà có phát triển được không?”
Xin thưa rằng không, ngàn lần không.
“Vậy cái gì dẫn đến sự yếu kém như vậy trong nghiên cứu khoa học pháp lý?”
“Nghiên cứu nói chung (cả lý luận lẫn thực tiễn) dường như chỉ là thứ để trang sức cho ai đó và là một phương thức để nhỏ giọt duy trì sự hấp hối của khoa học pháp lý.”
Bằng chứng là chính tác giả là người phát hiện ra vấn đề mà còn không có can đảm nói rõ ai làm nên tình trạng chậm phát triển này, thì ai nói thay cho.
Ai đó vậy ta? Còn ai vào đây. Tại sao tác giả không nói là ĐCSVN và hệ thống mà né tránh, trong khi 94 triệu dân Việt ai cũng biết. Tác giả hãy thú nhận lả sự né tránh là sự “vô lý trong khi làm tăng thêm phần rắc rối mà có khi “cải tiến” đâu thì không thấy, lại thấy “cải lùi” trong công trình nghiên cứu của mình.