16-11-2021
Chiều nay, ngày 16/11/2021, tôi cùng thân chủ đi xuống xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, theo lời mời của Công an xã này về vụ việc mà thân chủ tôi trình báo trước đó.
Tới giờ làm việc, một người đàn ông bước ra, anh ta mặc quần xanh, áo thun đen, không có phù hiệu gì, trông không giống một cán bộ công an đi tiếp dân nhưng để giữ phép lịch sự cần thiết, tôi trình thủ tục luật sư, gồm giấy mời luật sư, giấy giới thiệu của văn phòng, thẻ luật sư để người này kiểm tra trước khi bắt đầu vào công việc. Thế nhưng, ngay lập tức anh ta xua tay, phớt lờ không xem và trả lời thẳng rằng hôm nay tôi chỉ làm việc với bà G (thân chủ tôi) chứ không làm việc với luật sư nên mời luật sư ra.
Tôi giải thích là tôi đi để bảo vệ thân chủ, các anh không cần tôi nhưng thân chủ cần nên mới phải mời tôi; pháp luật cũng không cấm tôi ngồi chứng kiến buổi làm việc này; lâu nay tôi vẫn làm việc như thế thường xuyên nên anh cứ để tôi ngồi cùng thân chủ vì nó không ảnh hưởng gì tới công việc của anh cả. Điều gì pháp luật không cấm thì chúng tôi được quyền làm.
Tuy vậy, người phụ trách vẫn không đồng ý và nhất quyết yêu cầu luật sư phải ra khỏi phòng làm việc. Lúc này, tôi bực mình đứng lên nói to rằng anh đã hành xử cứng nhắc, không đúng luật, anh nên đọc lại luật. Anh ta trả lời ngay rằng không làm việc với luật sư là không làm việc! Tôi không cần phải đọc luật. Thế nên tôi cũng nói luôn là vậy thì anh sẽ rất dốt.
Sau đó, anh ta lớn tiếng gọi ngay một công an viên khác vào tận nơi kéo tôi đứng dậy, đưa tôi ra khỏi nơi làm việc. Thân chủ thấy tôi bị đưa ra khỏi nơi làm việc nên cũng đứng dậy ra về thì được thuyết phục quay lại để làm việc.
Đỉnh điểm của câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, khi tôi ra khỏi phòng làm việc, tôi đề nghị gặp Trưởng Công an xã để có ý kiến ngay về hành vi của người cán bộ nêu trên thì mấy người khác xúm lại đẩy tôi ra xa hơn, không cho tôi được đi đâu nữa. Trong những người này, người “nhiệt tình” nhất chính là người đã kéo tôi từ phòng làm việc ra: ngoài việc nắm tay, xô đẩy, không cho tôi ý kiến gì nữa, anh ta còn ghé tai tôi nói và nói: “Địt mẹ mày”!
Tôi vô cùng ngỡ ngàng, bức xúc nhưng vẫn giữ bình tĩnh để không rơi vào bẫy, để họ tìm cách xử lý mình. Tôi có hỏi anh ta rằng anh là công an hay là xã hội đen vậy? Anh ta hằm hằm mặt và liên tục đẩy tôi khoảng 25-30m từ sân ra tới tận cổng công an xã Thanh Khương và đóng cửa lại.
Một sự việc vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng khi mà tôi đi cùng người có đơn trình báo thôi mà người ta cũng cố làm khó để tìm mọi cách loại bỏ tôi ra – đây không chỉ là điều bất thường trong một vụ việc cụ thể, mà là một điểm nhấn điểm tô thêm cho thực trạng “sợ” sự có mặt của luật sư trong các vụ việc, dẫn tới việc can thiệp, xâm phạm một cách nghiêm trọng quyền hành nghề hợp pháp của luật sư đã diễn ra lâu nay được nhiều người phản ánh.
Tôi đang soạn đơn kiến nghị và gửi kèm các văn bản tài liệu kèm theo gửi lên công an huyện Thuận Thành, và công an tỉnh Bắc Ninh để làm rõ sự việc để xử lý những cán bộ đã có những hành vi sai trái. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi đơn tường trình sự việc lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam để lãnh đạo Liên đoàn nắm bắt rõ hơn về thực trạng hành nghề luật sư và đưa ra các giải pháp thực tế, hiệu quả hơn để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của đồng nghiệp.
Tôn trọng thỏa thuận với một số khách hàng, tôi đã cố nhẫn nhịn và lựa chọn giải pháp im lặng, hạn chế va chạm trong một thời gian khá dài nhưng điều đó không có nghĩa là tôi buông tay, chấp nhận thỏa hiệp với những sai trái, bất công trên còn đường hành nghề. Hoàn toàn không phải vậy! Tôi sẽ giữ đúng bổn phận của người luật sư và phẩm giá của một luật sư đàng hoàng cho tới ngày cuối cùng, khi tôi còn giữ tấm thẻ luật sư trên tay. Mọi hành vi sai trái, xâm phạm quyền hành hợp pháp của tôi và đồng nghiệp, tôi sẽ sẵn sàng đấu tranh không khoan nhượng…
P/s: Tôi đã xác minh được tên, họ của người đã “mời” tôi khỏi phòng làm việc; còn người khoác áo công an xã có hành xử như xã hội đen kia, để cấp trên họ tự tìm danh tính.
Liên đoàn Luật sư sẽ làm gi ? các ông là Luật sư còn không bào vệ được quyền hành nghề của mình , thì các ông bảo vệ được quyền lợi của ai ?
Nghề luật sư vô cùng cao qúy, đó là một thiên chức để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ theo luật định và đóng góp để cải thiện cho toàn thể hệ thống luật pháp. Còn ở VN thì cho tới nay LS đụng đến công an phuờng khóm là cũng không xong rồi, thì còn nói chi lo cho thân chủ hay hệ thống. Có luật sư nào can đảm lên tiếng về điều 4 HP và về các điều 79, 88, 258 BLHS không? Im lặng cho yên thân vì đó là chuyện của ĐCSVN mà Đoàn LS bắt buộc họ trong nghề nghiệp.
Trong thực tế, công việc chính của LSVN là những người chạy án, gợi ý cho thân chủ nên nhận tội và xin giảm án, có một số nhỏ hiểu sai lầm của hệ thống những không dám nói ra và thiếu can đảm tranh đấu.
“tôi cũng gửi đơn tường trình sự việc lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam để lãnh đạo Liên đoàn nắm bắt rõ hơn về thực trạng hành nghề luật sư và đưa ra các giải pháp thực tế, hiệu quả hơn để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của đồng nghiệp.”
Không phải đây là lần đầu tiên mà từ lâu rồi, Liên đoàn đã nắm bắt rõ về thực trạng hành nghề luật sư, nhưng cũng không thể bảo vệ cho đồng nghiệp. Nên yên tâm là như vậy vì Đảng CSVN đang lãnh đạo Liên đoàn LS rất tốt.
Chuyện các Luật sư bị chèn ép là quen thuộc, bị công an kè ra khỏi phiên xử, tịch thu máy vi tính là thường ngày, họ bị quản chế trong sinh hoạt nghề nghiệp và phản bội ngay chính đạo đức nghề nghiệp là không còn ai thắc mắc. Trong các buổi lể Đại hội LS Đoàn ở VN, lãnh đạo Liên đoàn LS phải treo hình và suy tôn lãnh tụ HCM, vì bị trói buộc là đương nhiên, LS ở các nước Pháp, Anh và Mỹ không có ai làm như vậy.
Chính LS VN cần phải một hệ thống pháp quyền cho chính họ và họ cũng vô cảm, thì không trách chi là dân chúng.
“Chính LS VN cần phải (có?) một hệ thống pháp quyền cho chính họ và họ cũng vô cảm, thì không trách chi là dân chúng.”
Đúng như vậy. Đây là một thực tế và cũng là lỗi hệ thống mà cá nhân LS Ngô Anh Tuấn cũng không thể làm gì khác hơn. Không biết là LS Tuấn có biết trường hợp LS Võ An Đôn trước đây không, cũng miệt mài tranh đấu cho quyền lợi nghề nghiệp của mình, cuối cùng phải về làm ruộng mà Đoàn LS cũng không tranh đấu thay cho đồng nghiệp của mình. Bây giờ chuyện đã chìm vào quên lãng.
Nói như súc vật nhưng thông minh như người: nhỏ vào tai – mic của luật sư chắc là bó tay. Vậy nên coi chừng luật sư bị kết tội vu khống cho công an nhân dân.
Còn đảng, còn chúng nó
Là khẩu hiệu cốt để bịp lũ ngu thôi. Thiếu gì thằng bị chết mà đảng đâu đã chết!!!
khi đảng DÙNG LƯU MANH VÀO VIỆC LỚN THÌ VIỆC LỚN HÓA THÀNH LƯU MANH!
“Tôi sẽ giữ đúng bổn phận của người luật sư (tớ thêm) xã hội chủ nghĩa và phẩm giá của một luật sư xã hội chủ nghĩa đàng hoàng cho tới ngày cuối cùng, khi tôi còn giữ tấm thẻ luật sư xã hội chủ nghĩa trên tay”
“thực trạng “sợ” sự có mặt của luật sư”
Hổng phải sợ . Chủ tịch Hồ Chí Minh lập ra trường luật sư cũng cùng mục đích với việc tạo ra 2 đảng “dân chủ” & “xã hội”. Đáng lẽ Đảng của Bác Hồ cũng nên dẹp trường đó cùng lúc với 2 cái đảng kia, vì chúng đã hoàn tất nhiệm vụ lịch sử . Để lâu sẽ tạo ra những anomalies không có lợi, mà chỉ có hại . Its one way to deal w it. Nên xiết (thật) chặt đầu vào, ví dụ điểm tuyển 3 môn là 50 điểm + lý lịch trong sạch 5C + phấn đấu bản thân . Chứ để lòi ra những anomalies như thế này … Chỉ mỗi điểm được là cuồng Hồ hết thuốc chữa thôi .
“Chủ tịch Hồ Chí Minh lập ra trường luật sư cũng cùng mục đích với việc tạo ra 2 đảng “dân chủ” & “xã hội”.
Sai lầm nghiêm trọng. Ngay sau khi Việt Minh tiếp thu Hà Nội năm 1954 liền quyết định đóng cửa ngay Trường ĐH Luật Hà Nội. Trí thức Bắc Hà phản đối nhưng Phạm văn Đồng kiên quyết giử lập luận này. “Việc tạo ra 2 đảng “dân chủ” & “xã hội” không liên hệ gì đến trường Luật Hà Nội đã đóng cửa
Cũng tương tự, Trường ĐH Luật Sài Gòn bị đóng cửa năm 1975 va sau đó đổi tên thành Trường Kinh tế. CSVN chưa bao nhận công nhận là sai lầm khi đóng cửa hai trường Luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ lập ra trương luật sư cho Việt Nam.