“Không gian sinh tồn của Việt Nam” không thể là vấn đề nội bộ của Trung Quốc!

Hoàng Trường

20-10-2021

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải tìm cách bảo vệ “không gian sinh tồn” của dân tộc, quyết không thể để Trung Quốc coi đó là vấn đề nội bộ của họ. Mỹ chắc chắn sẽ không chấp nhận “tối hậu thư” của Bắc Kinh. Dù ngấm ngầm hay công khai, tối hậu thư ấy đồng nghĩa với việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Biển Đông – Tối hậu thư ngầm?

Tuyên bố và lời lẽ cứng rắn trước và trong các cuộc đối thoại ngoại giao lần thứ hai ngày 26/7 tại Thiên Tân (Trung Quốc) vẫn mang dư âm của cuộc đối thoại “căng thẳng và trực diện” đầu tiên ngày 18/3 tại Alaska (Hoa Kỳ). Thiên Tân tuy không mang lại kết quả cụ thể, nhưng vào lúc dư luận quan ngại bang giao Trung – Mỹ dường như đang trượt dốc thì, cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ lại thành tựu khả năng một Cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden.

Trên đây là bối cảnh của quyết định có thể coi là lấy vào giờ chót, giữa Chủ nhiệm Dương Khiết Trì và Cố vấn Jake Sullivan ngày 6/10/2021 tại Zurich (Thuỵ Sỹ), công bố cho báo chí, về Cuộc gặp Cấp cao (trực tuyến) giữa hai Nguyên thủ vào cuối năm nay.

Ít ai ngờ rằng, Covid-19 gây đại hoạ cho toàn cầu lại có một “hữu ích”, giải quyết được khâu “lựa chọn” địa điểm cho một Cấp cao không dễ gì xác định được nơi chốn đối thoại. Hai bên đều mô tả cuộc đàm phán kéo dài 6 giờ tại sân bay Zurich (6/10) mang tính xây dựng, thẳng thắn. Ông Sullivan nêu quan ngại về các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhân quyền và lập trường của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, Tân Cương và Đài Loan.

Nhà Trắng phát đi tuyên bố cho biết cuộc gặp giữa Sullivan và Dương Khiết Trì là tiếp nối cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 9/9. Trong cuộc điện đàm ấy, hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung thống nhất quản lý có trách nhiệm sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh, thảo luận về sự cần thiết phải đảm bảo mối quan hệ cạnh tranh ấy sẽ không dẫn tới xung đột. [https://www.reuters.com/world/china/us-says-agreed-with-china-virtual-biden-xi-summit-before-years-end-2021-10-06/].

Phải chăng vì vậy mà Cố vấn Sullivan nói cứng: “Mỹ không tìm kiếm sự đối đầu, nhưng Mỹ cũng không nao núng trước những đe doạ các lợi ích của Mỹ và các đồng minh”. Theo phát biểu từ phía Trung Quốc, tại cuộc gặp ở Zurich,  ông Dương khẳng định, Trung Quốc đánh giá cao tuyên bố tích cực của Tổng thống Biden trong thời gian gần đây, đặc biệt là nội dung nói Mỹ không có ý định kiềm chế Trung Quốc hay hướng đến cuộc chiến tranh lạnh mới.

Trung Quốc cũng cho hay cuộc gặp giữa Cố vấn Sullivan và Chủ nhiệm Dương đã bàn về tổng thể nhiều vấn đề trong quan hệ giữa hai nước, nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cũng như các mối quan tâm chung. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết Hoa Kỳ phản ứng như thế nào về hai “tối hậu thư” mà Trung Quốc trao cho Mỹ cách đây gần ba tháng tại Thiên Tân.

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), lúc bấy giờ, Ngoại trưởng Vương Nghị đã đưa ra ba yêu cầu cho phái đoàn Mỹ: Washington không được thách thức mô hình quản trị Bắc Kinh, không được can thiệp vào quá trình phát triển của Trung Quốc, đồng thời, Washington cần tránh có các hành động xâm phạm chủ quyền Bắc Kinh.

Như để minh hoạ cho các yêu cầu ấy, Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong đã trao cho phía Mỹ hai danh sách. Bản thứ nhất gồm “những hành động Mỹ cần chấm dứt” và bản thứ hai, “những vấn đề khiến Trung Quốc quan ngại hàng đầu”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc gộp các vấn đề đang tranh cãi thành hai danh sách như một kiểu “tối hậu thư ngầm” để trao cho phía Mỹ (1).

Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong cho biết thêm, phía Trung Quốc cũng bày tỏ bất bình với những tuyên bố và hành động của phía Hoa Kỳ liên quan đến cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19, vấn đề Tân Cương, Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông. Cách phát biểu mập mờ của Thứ trưởng Tạ Phong cho thấy Bắc Kinh muốn liệt kê Biển Đông vào bản danh sách thứ hai, “những quan ngại hàng đầu” của Trung Quốc.

Điều này có nguồn gốc sâu xa, bởi lâu nay, Biển Đông được “ưu tiên” cùng với các vấn đề Tân Cương, Đài Loan và Hong Kong như là những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Nhưng lần này, Trung Quốc leo thêm một nấc thang mới, khi họ Dương nói với Sullivan tại Zurich rằng, bốn vấn đề này đều thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc và Mỹ không được lợi dụng những chủ đề này để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc (2).

Đó là bước leo thang nguy hiểm

Trước đây mười năm có lẻ, Trung Quốc chưa dám  bộc lộ tham vọng độc chiếm Biển Đông, chỉ xếp Biển Đông vào nhóm “lợi ích quan trọng”. Sau tuyên bố “Biển Đông là lợi ích cốt lõi”, Bắc Kinh vấp phải phản ứng quyết liệt của Mỹ cùng nhiều nước Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Bắc Kinh đối phó bằng cách đổ lỗi cho phía Mỹ tung tin này ra, kèm theo các tuyên bố là Trung Quốc chưa hề có văn bản nào đề cập Biển Đông là vấn đề ‘”lợi ích cốt lõi”.

Nhưng rồi chính Ngoại trưởng Hillary Clinton là người đã công khai xác nhận, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, người được cho là lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao nước này đã loan báo cho chính phủ Mỹ về quyết định nâng Biển Đông lên hàng “lợi ích cốt lõi”. Giáo sư Thayer cũng tiết lộ quyết định của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi”, mặc dầu sau đó, Trung Quốc buộc phải rút lui trước phản ứng của các nước có liên can (3).

Ngày nay trên tất cả mọi diễn đàn, quan điểm Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” đã được Trung Quốc biến thành “chuyện đã rồi”, ngang nhiên tuyên bố, nếu can dự vào Biển Đông là can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng những tiền đồn trên các đảo cưỡng chiếm, thực sự biến các đảo đá ấy thành các căn cứ quân sự. Trung Quốc đã vận hành những tàu Cảnh sát biển cực lớn, đe dọa và cản trở các nước tiếp cận các nguồn tài nguyên hợp pháp theo Công ước và Luật Biển.

Bắc Kinh cũng sử dụng các căn cứ quân sự để báo hiệu rằng họ có thể có một số yêu sách vượt ra ngoài các tuyên bố hàng hải hợp pháp. Hoa Kỳ và phương Tây lo ngại, Trung Quốc có thể ngăn chặn tự do hàng hải trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên, gần đây chúng ta chứng kiến các khí tài hải quân, không chỉ của Hoa Kỳ, mà còn của cả Nhật Bản, Úc, Pháp và các nước khác, đã tiến hành tập trận ở Biển Đông chỉ để chứng minh rằng đây là vùng biển quốc tế, phải được rộng mở cho tất cả mọi người (4).

Đánh giá cục diện chung, có thể thấy vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp và diễn biến khó lường. Chủ quyền biển đảo Việt Nam đang bị thách thức nghiêm trọng và thách thức này sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa trong tương lai. Các thách thức mà chúng ta đang/sẽ phải đối mặt là chủ quyền, kinh tế biển, an ninh quốc phòng, môi trường phát triển và thách thức đối với không gian sinh tồn của dân tộc.

Giữa thế kỷ 21, Việt Nam sẽ có quy mô dân số trên cả trăm triệu người. Lúc này con cháu chúng ta cần phải tiến ra biển và biển là không gian sinh tồn của các thế hệ sau này. Ấy vậy mà Trung Quốc lại trao “tối hậu thư” báo cho phía Mỹ biết, Biển Đông là một trong những vấn đề thuộc công việc nội bộ Trung Quốc, Mỹ không có quyền can dự. Rõ ràng, không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam đang phải đối mặt với một bước leo thang mới nguy hiểm (5).

Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, để khẳng định “không gian sinh tồn của Việt Nam không thể là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”? Hỏi là đã trả lời. Theo Đại sứ-Viện trưởng Viện Biển Đông Nguyễn Trường Giang, khi thế hệ trẻ Việt Nam tự hỏi làm thế nào để cho đất nước trở nên hùng cường, thì chúng ta đã đặt được một bước chân lên con đường đi đến hùng cường.

Trên đại lộ ấy, vấn đề truyền thông rất quan trọng. Sự an toàn biển đảo tỷ lệ thuận với sự quan tâm của dân chúng đối với Biển Đông. Chính quyền không được hạn chế và cấm cản, mà phải có trách nhiệm giúp dân, nhất là thế hệ trẻ, nhận diện những thách thức với chủ quyền, củng cố ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo, huy động sức mạnh tổng lực của quốc gia, phát huy sức mạnh của thời đại, xây dựng Việt Nam giàu mạnh (6).

Trong tất cả bộn bề công việc nói trên, bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ngày nay có nội hàm khác trước đây. Ngày nay, ngay tại Đông Á đã/đang xuất hiện các “tiểu đa phương” với các nhóm liên minh truyền thống và các đối tác mới nổi. AUKUS, QUAD, B3W (Tái thiết một Thế giới tốt đẹp hơn)… là những điển hình. Việt Nam cần nghiên cứu để tham gia tuỳ theo các nhóm vấn đề mà không nhất thiết phải chọn bên hay trở thành thành viên. Việc Việt Nam cùng Hoa Kỳ tổ chức “Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (IPBF) năm ngoái là một ví dụ sinh động.

Chính sách của chính quyền Biden chắc chắn sẽ không chấp nhận “tối hậu thư” của Bắc Kinh, dù là ngấm ngầm hay công khai. Gió đang đổi chiều. Hưởng ứng B3W hay tham gia QUAD mở rộng là công việc hiển hiện của các nhà hoạch định chính sách. Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải tìm mọi cách để bảo vệ “không gian sinh tồn” của dân tộc, quyết không thể để cho Trung Quốc coi đó là vấn đề nội bộ của họ.

______

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/china-us-summit-and-its-affects-on-vn-10182021105137.html

(2) https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/quan-he-mytrung-9-thang-duoi-thoi-tong-thong-biden-van-tac-o-diem-xuat-phat-20211008150615625.htm

(3) https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20101122-loi-ich-cot-loi-tai-bien-dong-hoa-mu-cua-trung-quoc

(4) https://www.npr.org/2021/10/09/1044772875/south-china-sea-territory-disputes-intensify-u-s-china-tensions

(5) https://infonet.vietnamnet.vn/thoi-su/bai-2-khong-gian-sinh-ton-cua-dan-toc-dang-bi-thach-thuc-49124.html

(6) https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/bai-3-chung-ta-co-the-giu-duoc-bien-dong-mot-cach-hoa-binh-552401.html

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. The Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm + The Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind
    *******************************

    https://www.youtube.com/watch?v=dnWkUsXgXzo&t=52s
    Hải Chiến Hoàng Sa 1974 – Quân Sử VNCH Chống Giặc Tàu Cộng
    857 024 vues•30 janv. 2020

    The Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm
    The Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind

    The Motherland’s and Fatherland’s East Sea in the eye of storm
    The Free World in the greatest Sea War
    In the beginning of the 21st Century
    Where have they gone ?
    The Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm
    The Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind
    Who could have bidden farewell?

    O White Albatros, way up on high the open sea
    Tell me about the Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm
    O White Albatros, way up on high the open sea
    Tell me about the Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind

    O swallow, where on earth are they now ?
    The Paracels Islands upon the White Cliffs
    The Johnson South Reef beneath the Red waters
    And Red China’s illegal occupation

    https://www.youtube.com/watch?v=P-ligADGt-4
    Nguyễn Ngọc Ngạn & Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại / Trận chiến Hoàng Sa 1974
    1 337 205 vues•19 janv. 2018

    The Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm
    The Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind

    The Motherland’s and Fatherland’s East Sea in the eye of storm
    The Free World in the greatest Sea War
    In the beginning of the 21st Century

    Where have they gone ?
    The Paracels Islands and the Johnson South Reef
    In the Pacific Ocean’s storm
    In the East Sea’s storm
    Who could’ve bidden farewell ?
    The Paracels Islands in the great Blue
    The Johnson South Reef at the sea corner
    Where have they gone ?
    Oh ! Our beloved Islands !
    In the pirate state, Red China’s ‘rise of peace’ ? ? ?
    Who could have watched them ?
    The Paracels Islands in the great Blue
    The Johnson South Reef at the sea corner
    Where have they gone ?
    All of us, the Free Vietnamese do know our dear Islands
    As we gaze at the beyond East Sea

    https://www.youtube.com/watch?v=y3fw5q25sB4
    Cuộc chiến Trường Sa 1988 | Trung Quốc – Việt Nam
    396 119 vues•25 juil. 2020

    O White Doves, way up on high the open sea
    Tell me about the Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm
    O White Doves, way up on high the open sea
    Tell me about the Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind

    The Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm
    The Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind

    The Motherland’s and Fatherland’s East Sea in the eye of storm
    The Free World in the greatest Sea War
    In the beginning of the 21st Century

    https://www.youtube.com/watch?v=IwvAHxa25Ek
    Tướng Lê Minh Đảo kể về 17 năm cải tạo sau 30/4/1975 và hát tặng khán giả BBC

    O Great Vietnam’s peaceful Spring’s flocks of Swallows
    Way up on high the open sea
    Tell me about the Paracels Islands in the Pacific Ocean’s storm

    O Great Vietnam’s peaceful Spring’s flocks of Swallows
    Way up on high the open sea
    Tell me about the Spratly Islands in the East Sea’s Northern wind

    O my dear Swallows, way up on high, tell me about
    The Motherland’s and Fatherland’s East Sea in the eye of storm
    The Free World in the greatest Sea War
    In the beginning of the 21st Century

    O my beloved Swallows !
    Where on earth are they now?
    The Paracels Islands in the great Blue
    The Johnson South Reef at the sea corner
    Where have they gone ?
    All of us, the Free Vietnamese do know our dear Islands
    As we gaze at the beyond East Sea !…

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “các lợi ích của Mỹ và các đồng minh”

    Ta hãy chứng minh 1 cách hùng hồn & dõng dạc rằng Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa việt Nam chưa & không bao giờ là “đồng minh” của Đế quốc Mỹ

    “Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải tìm mọi cách để bảo vệ “không gian sinh tồn” của dân tộc (tớ thêm) xã hội chủ nghĩa”

    Chỉ mong thế hệ trẻ không phản bội lại lý tưởng Cộng Sản, lý tưởng Xã hội chủ nghĩa mà cha ông đã phải đánh đổi xương máu để dành lại . Truyền thống cách mạng đánh Mỹ cho Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc trả ơn bằng bảo vệ biển trời Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa lại cho mình . Chúng ta không nên có những hành động đâm sau lưng chiến sĩ, hay ăn cơm Cộng Sản thờ Đế quốc Mỹ như thế này .

    “Không gian sinh tồn” của Ta được Trung Quốc xem là công việc nội bộ là rất quý, cần tận dụng cơ hội . Tình cũ không rủ cũng tới . Sương tan đầu ngõ từ hội nghị Thành Đô lận .

Comments are closed.