Mạc Văn Trang
19-10-2021
Gửi cho ông bạn cái clip “Thoát F0”, ông rất vui vẻ chúc mừng, rồi bảo: bệnh thế mà còn nằm viết bài trên điện thoại, chịu ông đấy … Viết ít thôi!
Ông bạn là GS lại chức to, lúc nào cũng đạo mạo, nhưng lại thân tình và hay khuyên nhủ mình…
Cách đây hơn chục năm thì ông bảo, phê phán công khai, “mó dái ngựa” làm gì! Lắm chuyện thối lắm, nhưng chẳng ai muốn bới ra! Góp ý nội bộ thôi…
– Nhưng ông biết đấy, bao nhiêu thư góp ý công phu, chân thành mà có ai nghe đâu, thậm chí họ chả thèm trả lời một câu: “Cảm ơn, đã nhận thư”… Mà viết thư góp ý, lúc nào cũng phải nghĩ đi nghĩ lại, cân nhắc lựa lời, bẩm báo, khó chịu bỏ mẹ!
– Bọn nó quan liêu lắm, nhiều đứa kém văn hoá… Nhưng viết vừa vừa thôi. Chẳng ăn thua mẹ gì đâu! Ông thở dài…
– Ừ, biết là chả ăn thua gì, nên giờ chả viết cho HỌ nữa, mà viết cho DÂN thôi…
***
Bẵng đi khá lâu, thấy ông lên FB đòi kết bạn. Lâu lâu mình lại vào trang của ông, thấy quả là ông viết rất ít. Ông chỉ đăng ảnh gặp bạn bè, chúc mừng sinh nhật, cây cảnh hoa lá, đôi khi là thông tin về sức khỏe, trị bệnh; cũng có lúc đăng mấy vần thơ “mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông”… Gần đây ông hay đăng những kỷ niệm thời xa vắng …
Mình luôn tôn trọng chuyện riêng tư của cá nhân nên không bao giờ bình phẩm về FB của bạn bè. Facebook cũng như là nhật ký riêng của mỗi người.
Nhưng có lần gọi điện thăm hỏi nhau, mình nửa đùa nửa thật bảo, FB của ông lành quá nhỉ, né hết chuyện Thời sự, Chính trị, Xã hội…
Ông tặc lưỡi, mình lập FB để kết bạn đọc bài trên mạng thôi… Tôi vẫn đọc của ông đấy…
– Ha ha, đọc mà không like, không comment, không share nhé! Thế lâu nay ông có hay viết thư góp ý cho lãnh đạo không?
– Góp ý làm chó gì cho mệt người lại thêm bực mình…
– Vậy là ông thấy tôi nói đúng nhé, chả viết cho họ nữa, viết cho dân thôi…
– Ừ, đúng vậy. Nhưng mà “viết cho dân” cũng không đơn giản đâu. Ông tài đấy, cái đếch gì ông cũng đưa thành vấn đề được! Công nhận ông gần dân, biết lắm chuyện…
– Không phải “gần dân” mà hiểu dân đâu. Cứ “kín cổng cao tường” thì biết gì bên ngoài. Phải là dân, sống cùng với dân mới thấu hiểu, cảm thông được. Mà dân thì hàng ngày có biết bao nhiêu chuyện xảy ra. Viết những chuyện đang diễn ra thì luôn luôn mới, chuyện cũ nhưng lặp lại trong hoàn cảnh mới, vẫn có cái mới…
– Đúng thế. Nhiều chuyện nhỏ mà lại nói lên điều to lớn đấy, nó biểu hiện cái bản chất sâu xa bên trong … Nhưng này, viết những chuyện đời thường cũng khó ra phết đấy. Nhiều lúc mình cũng muốn viết, nhưng thấy khen, chê cái gì nó cũng vướng nhiều chuyện lắm…
Mình rất hiểu những cái “vướng” của ông bạn GS, nhất là GS lại là quan chức.
Một là, lâu nay ông thường nói, viết về những điều to tát, lời lẽ chung chung, trừu tượng; lại thường phải trích dẫn kinh điển, nghị quyết, hoặc đi vào lĩnh vực chuyên sâu với những khái niệm khoa học, thuật ngữ chuyên môn, nên viết những điều giản dị văn phong “dân dã” không dễ đâu.
Hai là, đã từng làm quan chức từ to đến nhỏ, nói gì, viết gì cũng luôn luôn phải “tự kiểm duyệt” xem có sai Lý luận, sai Nghị quyết, vi phạm những điều đảng viên không được làm không; phát biểu gì ở hội nghị cũng phải xem “ý tứ” của lãnh đạo… Người ta bảo, mỗi quan chức, đảng viên đều bị đai một cái “vòng Kim cô” trên đầu, làm sao dám “tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt”! Có người bảo, chức càng to càng sợ “thanh gươm của Damocles” treo trên đầu… Cũng vì phải luôn nói, viết theo khuôn phép, nên quan chức mà nói vo là rất hay hố, nhiều câu nói buột miệng ra mà để đời đó! Đã có lần mình bảo, đố quan chức nào có bài hùng biện, trôi chảy, hấp dẫn như bài nói vo của bà nông dân lớp 6 Cấn Thị Thêu, khi ra tù phát biểu trước bà con đón mừng.
Ba là, vướng về “tâm tư”: Chê bai chính quyền thì mình cũng đã từng trong bộ máy ấy, không khéo đám DLV nó chửi “ăn cháo đái bát”; rồi nghe Cụ Trọng chì chiết “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “bất hảo”, “trở cờ”… thì cũng ngán lắm chứ!
Mà khen chính quyền, chế độ thì sao bằng báo chí lề Đảng nói ra rả suốt ngày đêm. Hơn nữa là người hiểu biết, không thể tự dối mình, dối người… Cũng không riêng gì ông bạn tôi, các quan chức đã quen, trước khi chê phải khen mấy “ưu điểm”, “thành tựu”, “điểm sáng”…, rồi mới nêu ra mấy cái còn “tồn tại”, “bất cập”, “hạn chế”, “yếu kém”… Quen phát biểu “ba sôi, hai lạnh”, giờ nói toẹt ra “vướng” lắm chứ! Nổ thẳng tuột như ông Đinh Văn Nơi là rất hiếm, vì sẽ bị “thế lực thù địch” “cắt ghép, xuyên tạc”, nhằm “chia rẽ nội bộ”, lại phải “rút kinh nghiệm sâu sắc”!… Quan chức rất sợ bị “phốt” phải ghi vào sổ đen.
Bốn là, còn nhiều lý do tế nhị nữa. Do đó mình luôn thông cảm với Ông bạn. Ông hiểu rộng, biết nhiều hơn mình bao nhiêu, mà sao ít nói về thời sự, chính trị hiện thời. Ông cũng như nhiều người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử mà! Số ít nào đó, tháo vứt “vòng kim cô”, vượt qua các rào cản, mới có tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt một cách vô tư, tự nhiên được.
Mình hiểu ông bạn GS quý mến của mình, cũng chất chứa trong lòng nhiều “tâm tư”, rất nhiều điều muốn nói, muốn viết ra. Cố lờ đi, dẹp đi, nhưng nó vẫn dồn nén vào vô thức, một lúc nào đó sẽ bật ra thôi. Cho nên bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào làm được điều đó cũng đều cảm thông, trân quý cả.
Trở lại câu chuyện đầu bài, “viết ít thôi”, nhưng lần này có ý khác. Ông bảo:
– Viết linh tinh nhiều quá sẽ nhàm. Bây giờ tuổi cao rồi, viết ít thôi, nhưng suy nghĩ viết những điều thật cốt lõi, cơ bản, mang ý nghĩa, giá trị lâu dài …
– Ông nói chí phải, mang danh có chút học hành, viết lách, ai chả mong “lập ngôn”, viết được vài điều để đời, nhưng khó lắm ông ơi. Có nhà thơ in mấy tập thơ, chả ai nhớ câu nào; có ông chỉ một hai bài thơ mà người đời lưu truyền mãi. Có ông xuất bản tuyển tập, toàn tập một đống, chả ai đọc, ông Thiệu nói mỗi câu, mà “sống mãi” với chủ nghĩa cộng sản!
Vả lại, những điều “cơ bản” nhiều vị tiền bối đã viết cả rồi và bây giờ sức trẻ những Trần Huỳnh Duy Thức, những Phạm Đoan Trang viết mới đáp ứng yêu cầu của thời đại, mình sao theo được lớp trẻ…
– Ừ thì … Cũng có lý. Khoa học hay văn hoá nói chung, luôn là sự tiếp nối và phát triển mới có cái mới…Nhưng này, tôi hơi lo cho sức khỏe của ông đấy. DLV nó cứ chửi bậy, đe doạ như vậy mà ông vẫn ăn ngon, ngủ yên được à?
– Hà hà!…Mình không giận, ghét họ thì tâm mình vẫn an bình, thanh thản. Còn viết là chẳng qua là nhu cầu tự thân thôi, thấy điều gì đó vướng mắc trong tâm, thì viết ra giải toả, thấy nhẹ lòng. Ông vẫn giảng NHU CẦU => HOẠT ĐỘNG => NHU CẦU MỚI… là gì? Suy ra SỐNG => HOẠT ĐỘNG => SỨC SỐNG MỚI… nhé!
– Ha ha! Chịu ông thôi!
– Hà hà! Ông cũng thế nhé!
(Ps: Đừng bạn nào bình luận xúc phạm ông bạn của tôi nhé, một GS mà tôi trân quý).
Nói để bác Trọng mừng, tất cả các đảng viên của bác đều có não, nhưng không một ai cần dùng nó để làm gì đâu ạ. Vì đã có bộ não lớn của bác suy xét hết mọi nhẽ hay ho rồi, tất tần tật chỉ cần học tập và làm theo, ăn theo nói leo, đảm bảo không bao giờ tự diễn biến tự chuyển hoá…
Ông có sao kê tên tuổi ai đâu mà kêu người ta đừng xúc phạm, viết bài này chẳng phải là đã phê bình sao. Nói quý trọng nhưng đầy ẩn ý xem thường, ha ha. Quan trọng mỗi người tự biết mình là ai, tự đánh giá mình như thế nào thôi.
Có học có bằng cấp cao mà hèn thì học để làm gì, học để mũ ni che tai ?!
Cái ông GS “mũ ni che tai” – bạn của tác giả Mạc Văn Trang – là ai vậy?
GS thì phải nghiên cứu và đào tạo.
Nếu ông ta nghiên cứu đạt được những thành tựu hữu ích cho đời thì vấn đáng trân trọng.
Về đào tạo cũng vậy.
Còn công trình của các GS trong hội đồng lý luận thì tôi đ(ái) vào.
Ông chuyên viên tâm lý lãnh đạo nên học bạn mình . Cứ im đi thì chả ai biết tới mình là trí thức xã hội chủ nghĩa .
Hohoho, dân chúng em Chã. Các bác trí théc tự đóng cửa ” khai trí” cho nhau đi. Dân chúng em sợ giống cụ Kình lắm
Nhu cầu là: để nủi tiếng, để có danh xưng rổn rẻng==× Hoạt động là ” khai trí cành cạch” nhảm nhí cho bọn nhẹ dạ cả tin vào các bác Trí Théc===× Nhu cầu mới là Đón gió chuyển hướng mần ăn=====x Hành động là lập hội tiến tới lập Đẻn, lập cty tnhh một minh tao C Đ ĐL, lót Ổ cho con cháu từ ATK về nước mần ăn và lẽn đạo Đẻn
Hổng ai dám xúc phạm các bác cả, tự các bác cứ ở truồng cho dân chúng e xem ấy chư. Nhưng nhảm hơn cả Đảng hochomeof rùi. Chúng em ChÃ