7-9-2021
Những ngày cuối của năm 1996, vợ chồng tôi có chuyến về Huế thăm ông bà nhạc. Một buổi sau bữa cơm trưa, người bạn của nhà tôi từ trong Đà Nẵng gọi phone rủ vào chơi. Thoạt nghe, chúng tôi cao hứng muốn đi ngay xe gắn máy vào đấy, vì khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng chỉ tròm trèm trăm cây số.
Ông anh đồng hao (cột chèo) nghe thất kinh, vội chạy theo thêm một xe gắn máy nữa để hộ tống.
Khoảng 4h00 chiều thì ba anh em chúng tôi chạy đến Lăng Cô. Đến đoạn chuẩn bị lên đèo Hải Vân, ngang chỗ có tấm bia xây bằng bê tông sơn khẩu hiệu gì đấy, thì ông anh đồng hao của tôi ra hiệu tấp xe vào đấy nghỉ chốc lát.
Tôi thấy anh lắc bánh xe, rà kiểm tra thắng thì phì cười, cho rằng anh ấy cẩn thận thái quá.
Nghỉ độ sau mươi phút thì chúng tôi bắt đầu chạy xe lên đèo. Vừa lúc khi ấy trời bắt đầu đổ mưa nhẹ lâm thâm. Chạy xe càng lên cao thì sương mù càng phủ dần xuống. Ban đầu sương mỏng nhẹ như khói hương rồi dần dần dày hơn. Nhưng tầm nhìn, tầm quan sát vẫn tương đối ổn. Chúng tôi chạy xe chầm chậm lên phía đỉnh.
Khi lên đến đỉnh đèo, thì tôi thấy tầm nhìn rộng hẳn ra như mình đang ở trên một cái sân bóng, đến mức không thể nhìn thấy được con đường xuống đèo về phía Đà Nẵng đang nằm ở hướng nào.
Tôi chợt nhớ đến chuyện khôi hài mà có thật, về những tài xế lạ đường, khi đến đỉnh đèo này thì đánh tay lái chạy xe hút qua đoạn đường xuống đèo bên kia, mà lại đổ đèo về hướng mà mình vừa từ ấy chạy lên. Và đỉnh đèo từ những năm ’90 vẫn còn rất rộng, không phải hẹp vì bị hàng quán xây dựng lấn chiếm như bây giờ.
Trở lại hành trình của chúng tôi. Khi vừa rời đỉnh đèo xuống con đường đi về phía Đà Nẵng thì cơn mưa nhỏ vẫn rơi đều dai dẳng không ngớt. Nhưng điều đó không tai hại bằng sương mù bắt đầu phủ xuống dày đặc trắng xóa con đường. Tầm nhìn lúc này bị giới hạn trong khoảng cách chỉ vài mét trở lại. Nhìn quanh, tôi hầu như không thấy gì ngoài hai điểm còn nhìn thấy để bám vào đấy chạy xe. Một là ánh sáng đỏ phát ra từ đèn xe gắn máy của anh tôi chạy trước vài mét và hai là vạch sơn trắng kẻ dọc bên vệ đường bên phải mà thôi.
Bám vào hai điểm ấy, tôi cứ mò mẫm chạy xe chầm chậm xuống đèo. Nhưng khi đến những khúc cua ngoặt khuỷu tay thì toát mồ hôi hột. Rồi cuối cùng, do lúng túng và đường mưa trơn ướt, xe của vợ chồng tôi cũng đã bị sa rớt vào rãnh thoát nước ven đường của một trong những khúc cua ngoặt khuỷu tay như thế.
May mắn, vợ chồng tôi chỉ bị trầy xước nhẹ. Cả ba anh em chúng tôi hì hục đẩy chiếc xe gắn máy lên lại mặt đường. Chiếc xe cũng bị hỏng nhẹ, cần đạp thắng và để chân bị bẻ cong về sau nhưng vẫn chạy được.
Xuống khoảng nửa đèo, thời tiết thay đổi ngoắt 180°. Đường đèo tạnh ráo, trời hửng nắng như chưa từng biết mưa và sương mù là gì?
Từ đoạn này, chúng tôi chạy xe an toàn vào thành phố Đà Nẵng.
Hôm nay, nghe thông tin về đồng bào mình chạy dịch, đang dừng chân bối rối tại khu vực chân đèo Hải Vân mà tôi rùng mình khi liên tưởng về chuyến đi của chúng tôi từ 25 năm trước.
Khi ấy chúng tôi vẫn đương là những thanh niên chưa đầy 30 tuổi, chạy xe với hành lý gọn nhẹ, chỉ gặp cơn mưa nhẹ và sương mù đã toát mồ hôi hột khi di chuyển qua đèo Hải Vân.
Trong khi lúc này, đồng bào mình gồm vợ chồng, con cái đùm bế nhau. Kèm theo hành lý lỉnh kỉnh góp nhặt cho chuyến trốn dịch về quê. Trên kia đèo, cơn mưa bão có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Hiểm nguy rình rập…
Giá như còn tiền trả cho nơi trọ, giá như còn tiền mua cái ăn, thì dân ta đã chẳng phải khổ, phải thảm đến thế này.
Thương cảm, lo lắng, bất lực… Tôi chẳng dám trông mong vào những kẻ lạnh máu tanh lòng, chỉ còn biết trông vào ông trời: Có thương dân tôi, trời đừng đổ cơn mưa. Có thương dân tôi, trời đừng phủ sương mù. Có thương dân tôi, trời ngừng cơn bão dữ. Trời thương dân tôi với…
DăngĐM viết chân thực lắm. Hãy viết tiếp vì sao dân ta phải khổ đến mức cầu trời thương chớ không thể làm gì giúp họ lúc này ! Sao dân ta phải tha phương cầu thực sau gần 80 năm độc là tự do trên quê hương “ rừng vàng biển bạc” có Đảng tài tình lãnh đạo?…
Hải Vân: Thiên chứng bao tang tóc tang thương Sử Việt Cận-Hiện đại
***************************************
Nhớ Hải Vân : triệu Đời trầm luân
Đại lộ Kinh hoàng Dân tảo tần
Qua đèo vượt núi dưới đại pháo
Kéo về Đà Nẵng thương Lương Dân
Lại di tản vào Sài Gòn thoát Cộng
Rồi vượt biên vượt biển Thuyền nhân !
Nghĩ Hải Vân dòng Đồng bào khuất núi
Hàng triệu mảnh đời Quốc Quốc hóa thân
Quê Hương mãi mãi chưa thành Cố Quốc
Mộng tưởng Đêm trắng trên Đỉnh Hải Vân
Hương nhan theo tro Lão tướng Trưởng
Nội chiến lần Hai chưa tàn phai dần
Tiên Sa dưới Vịnh hàng không mẫu hạm:
Bạch Đằng Biển Đông hải chiến rõ dần !
Hải Vân dập dồn còi tầu trống trận :
Tin vui Đại thắng cho hàng triệu Ngọc Hân !
Nhớ Hải Vân đoạn trường cánh Quốc Quốc
Bên trời Tây Âu huyết lệ nhỏ thầm
Đoàn Lương Dân lao động nghèo ngược Bắc
Đèo con dại vợ trẻ chó lợn thương tâm
Dưới mưa lớn Hải Vân sương mù phủ
Thương cảm đứt rột ly Hương ly Dân
Bao triệu mảnh đời dạt trôi luân lạc
Ngay giữa Quê Hương Quê Mẹ tảo tần
Từ Đại lộ Kinh hoàng đến Đại dịch :
Siêu vi Trun..g C..uốc phá toang Thế nhân !
Đại Hán còn làm giàu trên hàng Tỉ Đau khổ
Kít giả khẩu trang dỏm máy thở cù lần !
Thuốc chủng vắc xin vài phân tử giả
Vài giọt tương Tàu bán đắt rẻ như phân !
Ly Hương ly Dân chạy về Quê trốn dịch
Bỏ lại thành Hồ, LÃ Thanh Hải ác nhân
Trương Mỹ Lan cùng chú thoòng ả xẩm
Lúc nhúc đường Nguyễn Huệ sống vương tần
Giặc trong cả gan nối giáo thù truyền kiếp
Đánh cắp cả Lư Hương Đức Thánh Trần
Nhớ Hải Vân thù bọn ‘ngụy cắt mạng’
Thương Cô giáo Mái trường ‘ngụy duy tân’
Rủa thi Nô Đông Trình giờ bặt tiếng
Huyết lệ nhỏ thầm thương kiếp Lương dân !
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT