Nếu Tập Cận Bình quyết định giải phóng Đài Loan…

Trương Nhân Tuấn

5-10-2021

Kỷ niệm 110 năm ngày “Song thập” (10 tháng Mười năm 1911), tức ngày “Quốc khánh” của nước “Trung hoa dân quốc” năm nay có thể sẽ khác mọi năm. Hàng trăm phi cơ chiến đấu từ lục địa xâm phạm vùng “nhận dạng phòng không-ADIZ” của Đài Loan đe dọa đảo quốc này từ mấy ngày qua. Trên RFI có bài viết nói rằng “Ngoại trưởng Đài Loan cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang “cận kề”, kêu gọi Úc chia sẻ thông tin tình báo và nhấn mạnh Đài Loan sẽ “tự vệ đến cùng” trong trường hợp bị tấn công”.

Bắc Kinh có dám sử dụng vũ lực chinh phục Đài Loan “thống nhất lãnh thổ” hay không? Tại sao Tập Cận Bình “lên gân” với bà Thái Anh Văn vào lúc này và tại sao Đài Loan kêu gọi Úc “chia sẻ tin tức tình báo” mà không kêu gọi Mỹ, hay Nhật?

Nếu TQ đánh Đài Loan, quốc gia đầu tiên can thiệp vào Đài Loan không phải là Úc mà là Nhật hay Mỹ.

Úc có “dám” chia sẻ tin tức tình báo với Đài loan hay không?

Hiệp ước NATO phương đông, cách nói khác của AUKUS, vừa được ba quốc gia Mỹ, Anh và Úc tuyên bố thành lập (15-9-2021) có thể là một (trong nhiều) nguyên nhân.

Bắc kinh có thể đã thấy có những dấu hiệu rạn nứt về niềm tin giữa các quốc gia đồng minh thân cận với Hoa Kỳ. Đây có thể là cơ hội để Tập Cận Bình tấn công Đài Loan thống nhất đất nước. Trước hết từ nội bộ của Bộ tứ QUAD. Hai quốc gia Ấn Độ và Nhật cảm thấy họ không được Mỹ tin tưởng bằng Anh và Úc. Mặc dầu mục tiêu thành lập QUAD là để chống sự trỗi dậy của TQ. Các quốc gia Nhật, Ấn độ, Úc và Mỹ có chung mối lo “chiến lược”. Nhưng Ấn độ và Nhật không được Mỹ chia sẻ những tin tức tình báo cũng như chia sẻ kỹ thuật về tàu ngầm nguyên tử và thông minh nhân tạo như Anh và Úc. Canada và Tân Tây Lan là hai quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ, cũng cảm thấy thương tổn vì bị gạt ra vòng ngoài.

Các quốc gia Mã Lai và Indonesia từ cuối tháng 9/2021 đã tuyên bố quan điểm về AUKUS. Các quốc gia này lo ngại cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, nhất là về việc lạm dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân. Nga cũng vừa lên tiếng tương tự về việc này.

Lập luận của Mỹ, về hợp đồng cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Úc. Rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân không phải là “vũ khí hạt nhân”.

Tuy nhiên, lò nguyên tử trong tàu ngầm của Mỹ sử dụng Uranium làm giàu ở mức “cao”, là 20%.

Mỹ vì vậy không thể lên tiếng răn đe Iran khi quốc gia này có mục đích “làm giàu” Uranium lên đến 20% để “phục vụ cho dân sự”.

Vấn đề là việc làm giàu Uranium (thiên nhiên 0,7% chất fissile – phân nhân) lên đến 20% là một quá trình cực kỳ khó khăn. Nhưng từ 20% lên đến 90% (sử dụng cho quân sự) thì quá trình khá đơn giản (mà Iran có thể đạt đến mà không gặp trở ngại về kỹ thuật).

Sự lo ngại về chạy đua vũ trang và lạm dụng hạt nhân của các quốc gia Ấn Độ, Nhật, ASEAN và Nga là có căn cứ.

Ngoài ra còn có Pháp, đồng minh cật ruột khác của Mỹ. Pháp cho rằng đã bị Mỹ và Úc “phản bội”.

Hôm qua đặc sứ về khí hậu của TT Biden là John Kerry có trả lời báo chí Pháp. Ông Kerry cho rằng không có vụ “phản bội” mà chỉ tồn tại vấn đề thiếu thông tin giữa Mỹ và Pháp.

Trong khi dư luận từ các chính trị gia, trí thức từ nước Úc đều đồng ý rằng AUKUS và hợp đồng tàu ngầm là một sự “phản bội trắng trợn”. Hai vị cựu thủ tướng Úc, Kevin Rudd và Malcolm Turnbull đều biểu lộ ý kiến nhiều lần trên diễn đàn báo chí quốc tế rằng “Scott Morrison đã cố ý lừa gạt nước Pháp”.

Bài viết thú vị của triết gia Úc Clive Hamilton hôm qua trên tờ Le Monde thì cho rằng nước Úc đã “phản bội” nước Pháp, tương tự như một ông chồng (là Úc) lén thu xếp hành trang, bỏ vợ (là Pháp) không nói một lời từ biệt để đi với bạn thân của Pháp là Anh.

Thủ tướng Scott Morrison biện luận rằng hợp đồng tàu ngầm (với Pháp) hủy bỏ là vì an ninh của Úc bị TQ đe dọa.

Tức là những lý do mà Scott Morrison viện dẫn trước đây như đội giá, chậm trễ… đều là “fakes news”. Dịch Covid-19 đã làm tê liệt nhiều quốc gia, trong đó có Pháp và Úc. Các ý kiến của các vị thủ tướng Úc Scott Morrison, Kevin Rudd và Malcom Turnbull sẽ trở thành “bằng chứng” chống lại Úc, nếu vụ “hợp đồng tàu ngầm” phải giải quyết trước một toàn án quốc tế. Tập quán các quốc gia Âu-Mỹ, nếu nói kiểu triết gia Clive Hamilton, Úc sẽ bồi thường rất nhiều cho Pháp. (Chồng bỏ nhà ra đi với người tình khác thì của cải chia đôi với vợ).

Yếu tố quan trọng từ ý kiến của cựu thủ tướng Malcolm Turnbull: không có hợp đồng tàu ngầm nào được ký kết giữa Úc và Mỹ hay Anh hết cả.

Điều này có thể suy diễn rằng Mỹ sẽ “nhượng”, hay cho mướn, tàu ngầm sẵn có của mình cho Úc xài. Việc “cho mượn” vũ khí, quân trang, quân dụng… xảy ra bình thường trong chiến tranh. Thế chiến thứ II, vũ khí của Nga, của Anh, của Úc, của Trung Hoa… phần lớn là của Mỹ.

Trở lại câu hỏi: Úc có “dám” chia sẻ tin tức tình báo cho Đài loan hay không?

Thái độ của Úc sẽ cho Đài loan thấy mức độ “dấn thân” của Mỹ và AUKUS trong vấn đề Đài loan.

Ta nên biết là phát triển kinh tế của Úc và Đài loan phụ thuộc rất nhiều vào TQ. Nói kiểu bà Thái Anh Văn, nếu Đài Loan là “con cua bám vô sườn TQ” thì Úc cũng là con cua khác, cũng bám vô sườn của TQ. Kinh tế Úc gần 50% lệ thuộc vào TQ. Thủ tướng Scott Morrison nói là TQ đe dọa an ninh của Úc (do đó mới hủy hợp đồng với Pháp), qua một số các biện pháp “trừng phạt kinh tế” và 14 yêu sách đối với Úc. Vấn đề là Úc đã giao “an ninh kinh tế” của quốc gia mình vào tay TQ từ nhiều thập niên.

Úc trong chừng mực đã “mất chủ quyền” về kinh tế về tay TQ.

Ngoài ra vũ khí chiến lược của Úc (có thể răn đe TQ), nếu không có tàu ngầm của Mỹ, thì Úc cũng không làm gì được TQ. Chủ quyền của quốc gia (về tuyên bố chiến tranh) của Úc (trong chừng mực nước Anh) đã nằm trong tay Mỹ.

Nhưng sự cạnh tranh giữa Mỹ và TQ hoàn toàn mang sắc thái (chiến lược) khác.

Nói theo thuyết “cái bẫy Thucydide”, một cường quốc đang lên thách thức vị trí đang có của một cường quốc đã an vị từ lâu. Chiến tranh sẽ xảy ra giữa hai đại cường để phân biệt ngôi thứ. TQ, cường quốc đang lên. Với 20% dân số thế giới và GDP chỉ 3% tổng sản lượng thế giới vào những năm Mao Trạch Đông cầm quyền. Đến nay GDP của TQ chiếm 18% tổng sản lượng thế giới. Còn Mỹ, GDP chiếm 50% tổng sản lượng thế giới từ sau 1945, nay chỉ còn không tới 20%.

Đụng độ Mỹ-TQ do cạnh tranh chiến lược. Còn Úc và Anh chống TQ vì bị TQ trừng phạt kinh tế. Đụng độ Mỹ-TQ trước sau gì cũng xảy ra. Úc (và Anh) có theo Mỹ đánh TQ hay không còn tùy thuộc vào việc TQ có bỏ lệnh trừng phạt kinh tế cho Úc và Anh hay không. TQ có thể bỏ lệnh trừng phạt Úc và Anh bất cứ lúc nào, nếu thấy việc này có lợi cho họ.

AUKUS trong chừng mực là một kết ước “cơ hội chủ nghĩa”.

Yêu cầu của Đài Loan về “chia sẻ thông tin tình báo” có thể đưa Úc vào thế khó xử. Úc làm gì có khả năng “tình báo”, ngoài những tin do Mỹ chia sẻ?

Nếu Mỹ bật đèn xanh, Úc lên tiếng cho biết sẽ chia sẻ thông tin cho Đài Loan. Trong chừng mực Úc “dấn thân” và cuộc chiến Đài Loan (nếu xảy ra) và nước này sẽ là “đối thủ” của TQ.

Với một thủ tướng tầm cỡ ông Scott Morrison, theo tôi nước Úc chưa đủ chuẩn bị tâm thế để đứng cùng với Mỹ bảo vệ Đài loan. Nếu Nhật hoài nghi và Ấn độ tiếp tục con đường “phi liên kết”, Mỹ sẽ đứng một mình lâm chiến với TQ.

Hy vọng chuyến đi của Ngoại trưởng Anthony Blinken vài ngày tới sẽ giải tỏa những mâu thuẫn giữa Mỹ và các đồng minh Châu Âu. Độc tài TQ chỉ có thể bị kềm chế khi Mỹ và các quốc gia dân chủ đoàn kết.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả Trương Nhân Tuân có cái nhìn thế cuộc theo kiểu Đông Châu Liệt Quốc ! Thực dụng hơn cả những người theo chủ nghĩa thực dụng.

  2. Tác giả TNT. cũng như hầu hết các tác giả khác không thể biết rõ hoạt động tình báo
    cúa bất cứ nước nào, nếu họ chưa cho giải mật vì đây là một mặt trận CHÌM thuộc loại
    BÍ MẬT quốc gia, do đó ông không nên liều lĩnh khinh chê “Úc làm gì có khả năng tình
    báo” một cách tự kiêu như thế được. “Biết thí nói biết,không biết thì nói là không biết,
    ấy là biết vậy” !
    Có lẽ các lãnh tụ chống Tàu cộng trong vùng Biển Đông nên đi theo gợi ý của tân thủ
    tướng Nhật là Nhật không nên hoàn toàn dựa vào Mỹ về vấn đề an ninh ?

  3. Bên Úc đã xảy ra một trường hợp vô cùng bất lợi cho nước Úc là Cảng Darwin thuộc lãnh Thổ Bắc Úc năm 2015 đã bị chính quyền của đảng Country Liberal Party CLP cho Tàu mướn trong 99 năm. Việc mướn cảng này liên quan tới sáng kiến vành đai con đường của Tập. Ông Malcolm Turnbull là Thủ Tướng lúc đó đã ủng hộ chính quyền Bắc Úc, tức ủng hộ việc cho Tàu cộng mướn cảng, mặc dù ông ta không can thiệp vào việc cho mướn. Thủ Tướng Scott Morrison hiện nay đang nghĩ cách lấy lại cảng này về cho nước Úc vì ông đã nhìn thấy sự nguy hiểm của Tàu cộng nhưng Turnbull ngăn cản vì muốn bảo vệ hợp đồng cho Tàu mướn 99 năm. Về vụ hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp, Turnbull là người ký mua, và Morrison là người hủy hợp đồng, nên Turnbull tức giận mà không màng đến việc Tàu cộng càng ngày càng đe doạ lấn lướt chủ quyền của Úc. Đã có nhiều thông tin là vụ mua bán này không thuận lợi ngay từ đầu, Pháp không chuyển giao kỹ nghệ của họ, và trễ nãi, cũng như đòi lên giá. Tuy nhiên vấn đề an ninh của Úc bị đe doạ là lý do chính để Morrison phải mua tàu ngầm của Mỹ. Bạn đọc có thể xem những thông tin này ở đây:
    How Xi Jinping lost Australia:
    https://www.politico.eu/article/how-china-xi-jinping-lost-australia-trade-diplomacy/
    Why Australia wanted out of its French submarine deal:
    https://www.politico.eu/article/why-australia-wanted-out-of-its-french-sub-deal/
    Morrison có thể vụng về nhưng ông thật tâm vì nước Úc. Morrison cũng là người đề nghị một cuộc điều tra về nguồn gốc của cúm Wuhan/Covid 19 và cũng đã chặn hiệp định tham gia vành đai con đường của Thủ hiến Tiểu bang Victoria hiện nay.
    Về Clive Hamilton, ông là nhà văn lớn, tác giả cuốn Silent Invasion: China’s influence in Australia. Ông cảnh giác nước Úc về hiểm họa Tàu. Trong bài viết ở báo Le Monde, tuy lúc đầu ông nói Úc phản bội Pháp như bỏ vợ nhưng phần sau ông nói đến lý do tại sao Úc phải tự bảo vệ mình và phải huỷ hợp đồng với Pháp. Xin xem link:
    https://www.lemonde.fr/idees/article/2021/10/03/en-australie-nous-nous-savons-vulnerables-et-nous-avons-peur_6096898_3232.html
    Cách Hamilton viết có ý hòa giải nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy ông cắt nghĩa tại sao Morrison phải thay đổi. Quan điểm của tôi có khác ông Trương Nhân Tuấn ở phần về nước Úc, về Thủ Tướng Morrison, còn những chuyện khác tôi không hiểu biết nên không dám bàn.

    • Đồng tình với quan điểm của bạn, Trương Nhân Tuân viết lan man không ra đầu ra đũa , thông tin về úc sai bét mà cứ ra vẻ ta đây .

    • Malcolm Turnbull đúng là THẰNG tể tướng ÚC GIAN …thằng mạt kiếp siêu vi trun..g c..uốc này cũng giống như THẰNG tể tướng xứ VỆ Nguyễn Xúc Phân = Fuc*k đầu niểng Nguyễn Xuân Fúc VỊT GIAN …

      Đúng là Thủ Tướng Morrison CÓ BẢN LÃNH vì chọn đứng hẳn về phía AUKUS là hay nhất còn chuyện tầu ngầm Pháp cũng có thể làm tầu ngầm nguyên tử TỐT THÔI
      Nhưng dính với Pháp là đi con đường thứ Ba về mọi hướng ngoại giao, chính trị, văn và ngay cả QUÂN SỰ nhưng cứ dứt khoát bằng GIẢI PHÁP quân sự 100 % là HAY NHẤT vì với Tàu cộng chỉ CÒN CON ĐƯỜNG quân sự là ĐÁP ÁN DUY NHẤT càng đánh lớn càng dễ thắng BỚT TỔN THẤT nhiều thứ nhất là nhân mạng cho THẾ GIỚI TỰ DO …và ngay cả vị TT già như Biden cũng như những đáp trả của Biden quá nhu nhược …sợ ván bài chơi khó thắng DÙ MỸ hiện tại nắm nhiều phần thắng
      Khả năng TRUMP trở lại BẠCH CUNG Bạch Ốc đối đầu mạnh hơn
      Hôm qua ngay tờ New York Time cánh tả cũng chán ngán Biden!!!
      Trả lại công chúa Hoa Vi là giải pháp quá mềm dẻo !!!
      Rồi PHÁP cũng gia nhập Tiền thân NATO CHÂU Á là AUKUS thôi vì đó là quyền lợi của Cường quốc Đại dương thứ hai là PHÁP

      • Nhưng dính với Pháp là đi con đường thứ Ba về mọi hướng ngoại giao, chính trị, văn và ngay cả QUÂN SỰ nhưng cứ dứt khoát bằng GIẢI PHÁP quân sự 100 % là HAY NHẤT vì với Tàu cộng chỉ CÒN CON ĐƯỜNG quân sự là ĐÁP ÁN DUY NHẤT

        THẬT SỚM thiệt THẬT SỚM thì càng DỄ CHIẾN THẮNH HƠN

        BỚT TỔN THẤT nhiều thứ nhất là nhân mạng cho THẾ GIỚI TỰ DO …

  4. Hoa Kỳ nên bán cho Đài Loan những vũ khí tối tân như tên lửa chống hạm và địa đối không, cần thì bán cho họ vài chục đầu đạn nguyên tử, ai chứ cái đám dân chuyên đi chiếm đất và đồng hóa thì nên bị chặn lại.

Comments are closed.