4-9-2021
Tờ Metrotime của Bỉ giật tít, “Hà Nội Biến Thành Nhà Tù”. Và, bằng cách đối phó với Covid như thế này, hôm qua, Nikkei Asia xếp Việt Nam đứng thứ 121/121 về khả năng chống dịch. Năm 2020, chúng ta đã dùng những “tập đoàn quân tinh nhuệ” nhất để tấn công “mấy trăm du kích quân F0” và rất sớm khải hoàn rồi trong một thời gian khá dài, tự rung đùi tán thưởng.
Và khi, Covid-19 thực sự đe dọa, nguồn lực trong dân đã bị cạn kiệt sau mấy lần bị cách li với các phương kế mưu sinh; nguồn lực quốc gia cũng đã huy động tối đa; đặc biệt, đội ngũ y tế đang hằng ngày bị vắt cạn từng sinh lực.
Có những y bác sĩ, đã ba tháng nay chưa được về nhà.
Nếu tới ngày 21-9-2021, Hà Nội vẫn cứ mỗi ngày có 5 – 7 chục F0 như hiện này, Thành phố định sẽ “nhốt dân” thêm bao lâu.
Cách chống dịch có vẻ đang như trong một gia đình đông con, có bố ốm, người con giàu có và quyền lực giành quyền đưa bố vào bệnh viện sang nhất, yêu cầu bác sĩ kê tất cả những loại thuốc đắt tiền nhất. Mục tiêu sâu xa không phải là để cứu bố mà là để khi bố chết, anh ta có thể tuyên bố với anh em, tôi đã không tiếc gì để cứu bố.
Chống dịch cần tư duy khoa học chứ không phải cần quyền lực. Chống dịch là để giảm thiểu nhất mối đe dọa của dịch tới tính mạng con người chứ không phải để tạo thêm những sang chấn lên sức khỏe tâm thần của con người. Chống dịch là để một quốc gia, một thành phố và người dân trong đó vẫn vận hành với độ an toàn cao nhất chứ không phải đạt độ an toàn chính trị nhất cho người đưa ra quyết định.
Trong số những người nhiễm virus, thường có khoảng 80% là nhẹ và trung bình, 20% nặng và nguy kịch. Tử vong thường xảy ra ở những người chuyển nặng này mà không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. 77% bệnh tử vong ờ Sài Gòn trong tháng qua chủ yếu xảy ra ờ “tầng 2”: nơi không có đủ thuốc men và trang thiết bị (máy thở oxy dòng cao, oxy từ bồn), khi cần chuyển viện thì tháp trên lại quá tải, bệnh nhân chết trên xe cấp cứu…
Hà Nội vẫn còn thời gian để học những bài học từ Sài Gòn. Thay vì sợ hãi “bung, toang” như Sài Gòn rồi siết chặt mà phải chuẩn bị tình huống khi dịch lây lan như Sài Gòn vẫn không bị rơi vào bị động.
Càng không muốn tình huống xấu nhất xảy ra càng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Nên tập trung vaccine tiêm cho nhóm nguy cơ cao (trên 55 tuổi và có bệnh nền); nên tập trung vaccine cho nhóm lao động mà khi dịch lan rộng người dân vẫn cần như shippers, nhân viên bán hàng… Sự có mặt của lực lượng vũ trang trong vùng dịch cũng làm được nhiều việc rất ý nghĩa. Nhưng, lực lượng vũ trang cũng là con người, cũng có nguy cơ trở thành F0 lại không chuyên nghiệp khi mua bán và giao hàng như đội quân bán hàng, shippers chuyên nghiệp.
Thay vì cấm nhà thuốc bán về đêm như Sài Gòn, Hà Nội nên làm ngược lại, trong một khu phố phải đảm bảo có nhà thuốc bán về đêm. Người dân vẫn mắc các bệnh thường xuyên và trong trường hợp khi có F0 tự điều trị tại nhà vẫn có thể kịp thời mua thuốc.
Nên có các kịch bản để khi mỗi ngày có hàng ngàn ca thì đối phó thế nào. Bộ y tế nên đánh giá mô hình tháp điều trị 5 tầng hoặc 3 tầng tách biệt từng khu như ở Sài Gòn. Nên đầu tư thêm cho “tầng 2” hoặc chuyển thành bệnh viện đa tầng ở tất cả các cơ sở điều trị. Tránh tình trạng bệnh nhân khi trở nặng “chuyển tầng” không kịp, dẫn đến tử vong nhiều như vừa qua.
Thay vì cấm, mọi vận hành của xã hội phải luôn tuân thủ nguyên tắc 5 K. Từ các hành động chống dịch cho đến các hoạt động của người dân để sống và kiếm sống đều phải 5 K cả.
Chủ tịch Nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp mà đã trao quyền quá nhiều cho lực lượng chống dịch (cả lực lượng dân phòng) như trong tình trạng khẩn cấp. Địa phương nào muốn ngăn sông thì ngăn sông. Địa phương nào cấm chợ thì cấm chợ. Sự lạm quyền đã dẫn đến những quyết định ngu ngốc như khóa cổng nhà dân ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa hay hủy hoại tài sản công dân, dứt khoát phải đưa một F 1 đi cách li tập trung trong khi điều kiện cách li tại nhà của họ tốt hơn như ở Diễn Châu, Nghệ An.
Cấp lãnh đạo cao hơn Hà Nội cần có một cuộc họp để quyết định biện pháp chống dịch cho Hà Nội. Phải đảm bảo quyền lực của quốc gia vẫn là thống nhất. Nhà nước pháp quyền vẫn đang tồn tại, Hiến pháp và pháp luật vẫn đang hiệu lực.
Đừng để thế giới nhìn Thủ đô của một quốc gia đang phát triển như một căn cứ du kích. Đừng để người dân chưa kịp nhiễm virus đã hết kế sinh nhai. Đừng để dân chúng phải chịu những sang chấn tâm lý chỉ vì chính quyền đã sử dụng quyền lực nhiều hơn cần thiết.
Tôi đọc hai comments trên. Muỗi chỉ có một giọng. Mặc mẹ nó vo ve. Không bao giờ đứa này bàn vào nội dung bài viết.
– Rất nhiều người ở Hà Nội có bà con, bạn bè, quen biết… thấy người thân của mình đang sống rất căng thẳng ở Sài Gòn.
“Mặt trận” chống dịch đó đang vỡ hoặc đã vỡ (toang).
– Người Hà Nội tạm yên lúc này, nhưng hết sức lo lắng. Thời gian cách ly cứ liên tục được gia hạn. Nếu để Hà Nội cũng toang như Sài Gòn thì tội ác của ĐCS để đâu cho hết?
– Báo ngoại quốc mô tả tình trạng ở Hà Nội hiện nay giống như cái nhà tù “lộ thiên”.
– Bài của Huy Đức nêu rất đúng. Nghĩa là nếu để Hà Nội cũng “toang” như Sài Gòn, từ đó sẽ “toang” dây chuyền ra cả nước (thảm cảnh cho cả 100 triệu dân ta). Chống dịch ở Sài Gòn và Hà Nội đã ngốn hết mọi nguồn lực, sẽ trông vào đâu để chống nếu dịch vượt khỏi sự đề kháng ở Sài Gòn và Hà Nội?
– ĐCS nhận thức được nguy cơ, nhưng các biện pháp chỉ nặng về hô hào, chính trí, phản khoa học. Đó là điều mấu chốt nhất.
Những kẻ mê muội hãy cố vận dụng mọi trí khôn và năng lực nhận thức mà đọc bài này.
“…sợ hãi “bung, toang” như Sài Gòn…”
Bung: túa ra, tá hoả bỏ chạy, dạt ra tứ phía, bể tanh banh…
toang: tan hoang
Những nội dung giải thích, định nghĩa cho 2 từ trên là bình thường, đúng thực tế, nghiêm chỉnh đứng đắn…trong khi bản thân 2 từ nầy là những tiếng lóng, chỉ dùng trong tâm thế và tâm trạng mình vô can, vô cảm, không dính líu, hoặc để diễu cợt, đùa chơi, mỉa mai, hoặc hài hước, thích thú (vì là đáng đời) bởi lẽ nạn nhân – kẻ bị toang, là đối thủ, kẻ đáng ghét…
Do đó, không thể dùng “bung, toang” để nói về tai hoạ của gia đình, về biến cố phá sản của cha mẹ anh chị em, của bạn bè thân thiết, của ân nhân hay người mình tôn kính!
Cũng không cho phép dùng “bung, toang” để nói về thảm hoạ đau thương của đất nước, nhất là từ mồm của kẻ có học, chưa nói kẻ có học đó từng tham gia ở chừng mực nào đó vào diễn biến lịch sử nước nhà, NẾU KẺ ĐÓ VẪN CÒN TƯ CÁCH CHÍNH TRỊ VÀ CHƯA HỀ BỊ LƯU MANH HOÁ!
Phong cách nầy là văn minh tối thiểu trong ứng xử giữa người lớn, tương tự với việc không nên mặc hoa hoè, chưng diện, xức nước hoa, ba hoa ồn ào ở đám tang, trước hoạn nạn, đau thương bất hạnh của cá nhân ai/gia đình ai.
Trong quan hệ cá nhân đã thế, ở đoàn thể cũng thế, trên quy mô dân tộc đất nước lại càng không cho phép ngôn ngữ lóng, láu lỉnh xỏ xiên tục tỉu hoặc thô bỉ…
nó sẽ xúc phạm lòng tự trọng, mối ưu tư, nổi khắc khoải, xoáy vào vết thương của hàng vạn trái tim khối óc của hàng nghìn kẻ thức giả đang dõi theo, đang xót xa… cùng chia sẻ quốc tang, quốc nạn, quốc hoạ, cảnh bi đát của đồng bào!
Việc công xúc tu sỉ như thế xảy ra trên truyền thông lại càng đáng khinh.
Chỉ kẻ đồng loại đồng chí, hoặc tệ hơn nữa, bọn tà lọt tối tăm vô học theo phò đám quyền lực đang đắc chí phùng thời mới đồng cảm với thái độ văn hoá xà bát như thế thôi, và sẵn sàng đấm thuê chửi mướn.
Đó là chưa kể chữ Sài gòn được nhắc đến thay cho tên chính thức của thành phố nầy ở mỗi sự cố tiêu cực, tai nạn.
Giả thử đang nói về một giải Nobel, Oscar vừa được một công dân thành phố nầy thủ đắc, thì có dùng từ Sài gòn để nhắc đến vinh dự đó không?!
Vì Hà Nội có rất nhiều trí thức đáng kính trọng, tớ cũng hổng quen ai ngoài ngoải, rất tán thành đề nghị của Huy Đức .
Giọng diệt chủng của Tàu nằm vùng, kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN!
Chúng mày thương yêu gì hà nội mà vờ vịt thêm dầu vào lửa bất đồng chia rẽ nội bộ?!
“…Hà Nội vẫn còn thời gian để học những bài học từ Sài Gòn. Thay vì sợ hãi “bung, toang” như Sài Gòn…”
Nghe vô cảm tồi tệ! Cháy nhà mới ra mặt đạo đức giả…
Hoá ra HĐ đang lo cho chỗ ở của bản thân (?), cho thủ đô trái tim của miền bắc xhcn, và coi như saigon chết rồi, chết bỏ ?!
Giọng của ông phải vì cả nước, băn khoăn cho cả nước, kế sách cho nơi đang lâm nguy kể cả HN, nhưng trạng thái khẩn cấp không thể không màng gì tới những địa bàn phía bên kia sông Bến hải – những vùng tai hoạ ở phía Nam, nói toẹt là Saigon, Bình dương, Long an, Đồng nai.
Hột gạo sóc trăng 26 ông ăn hàng ngày trồng tại miền Nam, hàng hoá cao cấp ông dùng cũng từ đây sản xuất. Saigon chết liệu ai có sống?
Chỉ có hà lội đáng sống thôi ư?