25-8-2021
Sinh mệnh của Sài Gòn là tự do.
Mà tự do chẳng có gì cao siêu, là môi trường để mỗi người tự lo được cho chính mình và cho xã hội.
Đó chính là cách thức mà một con người khiếm khuyết về cơ thể vươn lên trở thành một dũng tướng khai triều, một tổng trấn hiển hách của thành Gia Định, Đức Ông Lê Văn Duyệt.
Đó chính là con đường cộng sản của người nông dân Chín Hoà – Võ Văn Kiệt chưa học quá lớp ba trường làng trở thành một lãnh tụ đổi mới của đảng, một thủ tướng được lòng dân và bạn bè quốc tế tin cậy.
Đó chính là hành trình từ một người mua bán ve chai trở thành một doanh gia Hui Bon Hoa – chú Hoả lừng lẫy góp phần kiến thiết nên một Sài Gòn hiện đại mà nhiều công trình còn nguyên vẹn dấu ấn đến tận ngày nay: chợ Bình Tây, nhà chú Hoả, phố chợ Sài Gòn, nhà thương Từ Dũ, nhà thương Sài Gòn…
Đó chính là cuộc hạnh ngộ Sài Gòn của một gia tộc Mình Hương với nền giáo dục Nam kì để hình thành một kĩ nghệ gia Trương Văn Bền, tiền đề để vườn dừa Bến Tre trở thành vườn dừa chuyên canh, một hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.
Chiến tranh, rồi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa sai lầm đã từng thử thách sinh mệnh tự do ấy của Sài Gòn, để tự do ít nhất còn được gìn giữ, truyền thừa trên không gian kinh tế và lối sống Sài Gòn.
Dịch bệnh gần hai năm qua cũng đã khiến Sài Gòn trọng thương, thị trường đứt gãy. Rúng động nhất là hiện tượng chưa bao giờ xảy ra trong hơn 300 năm lịch sử hình thành Sài Gòn, từng dòng người lao động khốn khó tháo chạy khỏi vùng đất lành này, hay Sài Gòn phải lâm vào cảnh cứu đói.
Đó là một Sài Gòn căng mình trong cuộc chiến cúm Tàu. Cũng là một Sài Gòn xót xa giăng mắc lên phố sá những rào kẽm gai chia cắt, một Sài Gòn bị xét giấy đi đường, hay người dân phải loay hoay biện bạch lí do ra đường chính đáng.
Một Sài Gòn thương tổn sâu sắc chính bản mệnh của mình.
Cũng là Sài Gòn mà ông Phan Văn Mãi tiếp nhận chức vị chủ tịch ngay giữa cơn dịch.
Bản mệnh Sài Gòn chính là sự nghiệp chính trị của ông cử Mãi, hậu duệ Giồng Trôm, Bến Tre của cụ cử Trị, nhà nho yêu nước Phan Văn Trị nức tiếng đất Nam kì xưa.
Thêm một Cánh Hồng thư nữa cho Sài Gòn viễn phố phương Đông
****************************
Ngày xửa ngày xưa
Thời gian đánh mốc Thời điểm
Trước tháng Tư Đen 1975
Sài Gòn, Em và Anh
Đừng bao giờ quên điều đó
Em, Hòn ngọc Viễn Đông và Anh !
Kể từ khi Anh rời xa Em, Sài Gòn hè năm 1980
Ngỡ tưởng rằng chính Anh như xa rời cả Anh
Và suốt hơn 40 năm qua
Anh luôn nghĩ về Sài Gòn và Em
Với giọng thì thầm thỏ thẻ
Sài Gòn Em cách xa Anh đúng bảy giờ
Vì chúng mình không cùng chung múi giờ Trái đất
Anh thật xa cách Em nhiều năm hơn 40
Đây là những gì đâu đó là ở đấy
Sự khác biệt dị biệt
Đó là sự im lặng Không-Thời gian xa thẳm
Đôi khi sâu thẳm như hải vực trong Anh
Em Người ở lại chung thuỷ thuỷ chung vô điều kiện
Vẫn sống giữa Lòng Sài Gòn trong Nước
Đôi khi trên nhật báo hay truyền hình Pháp
Anh thấy Sài Gòn – Em trong hình ảnh
Và Anh thì xa xa Em vời vợi
Qua Không-Thời gian yên lặng xa thẳm
Dù cho thực ảo mạng xã hội hay điện thư tưởng gần gũi thời gian thực
Anh sống lưu vong lưu đày vì Lý tưởng đã chọn
Nếu chọn lại anh vẫn chọn lựa lựa chọn như cũ
Dù biết rằng Con người Tự do bị kết án bởi sự lựa chọn
Anh sống trong con đường tuyệt vời của mình
Không bao giờ nuối tiếc hối tiếc
Sự khác biệt giữa Em và anh sau hơn 40 năm
Đó là sự im lặng tôn trọng chọn lựa của nhau
Đôi khi sâu thẳm trong suy nghĩ của anh
Trong Đại dịch người ta chân thành hơn với Sự thật
Nói lên bằng Đại dịch như bằng rượu tiên
Em không phải lúc nào cũng xinh đẹp nhất
Nhất là giữa biến thể trong suy nghĩ chính trị xã hội
Và Anh vẫn chắc không chung thủy tuyệt đối với Em
Như người Pháp bảo xa mặt cách lòng
Nhưng nhỡ may ra sống còn tồn tại sinh tồn sau Đại dịch
Như cơn Đại hồng thuỷ đầy ma quái Liêu Trai siêu vi Vũ Hán
Nhúc nhích đầy rẫy như nạn nhân mãn hàng tỉ cô xẩm chú thoòng
Nhưng ai có thể nói trước được Tương lai đầy may rủi xác xuất tình cờ bấp bênh
Còn Ký ức của chúng ta?
Vâng, đôi khi cuộc đời mới của anh làm tổn thương Em
Ngay cả khi Anh không nói qua điện thoại viễn liên
Hay viết điện thư cho Em về điều đó
Tình yêu được tạo nên từ nền móng Quá khứ
Ngày xửa ngày xưa
Thời gian đánh mốc Thời điểm
Trước tháng Tư Đen 1975
Sài Gòn, Em và Anh
Đừng bao giờ quên điều đó
Em, Hòn ngọc Viễn Đông và Anh !
Kể từ khi Anh rời xa Em, Sài Gòn hè năm 1980
Ngỡ tưởng rằng chính Anh như xa rời cả Anh
Kể từ khi Anh rời xa Em
Anh như xa Anh
Kể từ khi Anh rời xa Sài Gòn
Anh như xa Anh
Và Anh nghĩ hàng đêm về Em bên kia Bán cầu Nam
Vâng, đôi khi cuộc đời mới của anh làm tổn thương Em
Ngay cả khi Anh không nói điều đó
Anh luôn luôn nghĩ về Em Sài Gòn viễn phố phương Đông
Mãi mãi si tình mộng mơ
Về Vẻ đẹp thanh cao của Nửa Sài Gòn yêu dấu dấu yêu
Nửa Sài Gòn trong Viễn phố phương Đông
Bằng giọng nói ngữ điệu Hà Nội thì thầm
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Tác giả là 1 người Miền Nam vì từ đầu đến cuối bài viết dùng tên Sài Gòn là cố đô của “Mỹ Ngụy”. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì vài chục triệu người dân Miền Nam đã khóc khi “Sài Gòn đã chết rồi vì mang tên xác người” !
Bài có giọng văn rất “điệu” (un style alambiqué) dù nội dung chẳng có bao nhiêu. Đã vậy lại cố dựng dậy lãnh tụ “huyền thoại” VVK. Rõ chán!