18-8-2021
Người đàn ông mắt đỏ hoe trong clip đầu tiên tên là Đệ, hành nghề xe ôm tự do. Chiều nay khi tôi đến phường Thịnh Liệt để trao hỗ trợ 93 gia đình khác, anh Đệ là một trong 3, 4 người đứng lố nhố ở ngõ đối diện rụt rè nhìn vào, nhấp nhổm, kiên nhẫn hơn 30 phút.
Tôi cùng các đ/c công an lại hỏi, hoá ra anh nghe nói có đoàn từ thiện đến, đánh liều ra “xin” hỗ trợ.
Vợ đồng nát, chồng xe ôm, từ giãn cách tới giờ ở yên trong phòng trọ, ” nhà chẳng còn gì”. Tiền không, thức ăn không, hai vợ chồng “chịu khó” ngày nấu một nồi cơm ăn ba bữa với nước mắm & ra bãi đất trống gần nhà hái rau dại ăn qua ngày.
Vì anh Đệ chưa có trong ds lần này, nên tôi và các đ/c công an đã ghi tên anh để hỗ trợ vào ngày tới đây. Tôi & em Amy Nguyen đi trong đoàn thương quá, rút chút tiền nhỏ, nói anh cầm đỡ vài ngày chờ đợi.
Người phụ nữ trong clip thứ 2 tên là Đỗ Thị Ngoan, bà Ngoan lên Hà Nội ở trọ, làm nghề đồng nát. Khi tôi tới, bà “còn đúng 50k trong túi, chưa biết sống kiểu gì cho hết 10 ngày sau”, và “dè sẻn ăn cháo mấy ngày rồi”.
Người phụ nữ mặc áo trắng rơi nước mắt làm tôi bối rối quên cả nhắc chị đeo khẩu trang vào, là một thợ may tự do tên Nhung.
Chị Nhung đơn thân nuôi 2 con. Từ tháng 5 tới nay dịch bùng phát, con chị (19t) thất nghiệp vì quán ăn nơi bạn làm bồi bàn phải đóng cửa, cũng từ tháng 5 chị thưa dần đơn hàng, đến 2 -3 tuần nay thì mẹ con “rau dưa qua ngày”.
Còn clip thứ 3 tôi quay ở chuyến đi hỗ trợ 50 công nhân” mắc kẹt” ở xã Phù Đổng hôm trước. Các bạn công nhân người dân tộc thiểu số ở Sơn La, Điện Biên xuống đây đi làm thợ xây, phụ hồ và kẹt lại khi công trường đóng cửa mà chưa thể về quê.
Một tuần sau khi Hà Nội giãn cách, họ phải mò ra đồng ban đêm để bắt ốc bươu và kiếm cá vặt để về ăn cho đỡ đói. Họ ăn như thế 1 tuần liền, vâng 1 tuần liền, bắt được gì ăn nấy, rau thì ra bãi xin. Khi hết gạo không còn một hạt thì họ lên xã xin gạo lạc về ăn đỡ đói mấy ngày cho tới khi chúng tôi mang cá, rau củ và tiền tới hỗ trợ.
Tôi không bịa một chỗ nào, tôi giữ nguyên cả clip họ kể chuyện mà không cắt cúp.
Bởi vậy anh chị biết không, ban đầu theo kế hoạch của tôi với các anh công an phường Thịnh Liệt, số hộ cần hỗ trợ thực phẩm đợt này chỉ có danh sách 93 người, rồi sau đó cứ vài ngày lại có vài người ra công an phường xin gạo mì, có anh làm thợ xây, có anh làm xe ôm, có chị bán rau nuôi con nhỏ…
Giãn cách thêm một ngày danh sách lại nối dài thêm chục người, và chúng tôi quyết định lập danh sách đợt 2, rồi đợt 3.
Và cho tới tối nay tổng danh sách bên Công An khu vực thống kê theo đề nghị của các gia đình, của tổ dân phố đã lên tới gần 270 hộ.
***
Rồi tối qua và tối nay, khi đọc được 2 stt trên facebook người quen, tôi bỗng dưng có chút chạnh lòng.
Một chị nói, nếu chị làm từ thiện chị sẽ làm cách khác căn cơ hơn, vĩ mô hơn chứ không làm kiểu cảm tính đi cứu trợ thực phẩm như mọi người đang ồ ạt làm; một anh nói, những người đang đi cứu trợ thực phẩm nhiều người có khi không bao giờ giúp đỡ anh em họ hàng mình, dịch dã là lúc nên nhìn lại giúp đỡ họ hàng chứ không phải vung sức ra đi giúp người xa lạ mà quên họ hàng mình.
Tôi cũng hơi nhột, thấy ngứa tai, nhưng thấy mình đang dở việc, đang “vào thế”, nên không tiện vào tranh luận.
Tôi nghĩ đơn giản thế này, cuộc đời dài lắm, nói thì rất hay, nhưng việc gì làm được trước thì nên làm.
Ta không thể nhìn một đứa trẻ vùng vẫy giữa nước sâu và tặc lưỡi ” Tháng sau mình sẽ mở lớp dạy bơi cho lũ trẻ. Giáo dục nhà trường chán quá, không dạy các cháu kỹ năng sinh tồn”, rồi cứ thế bước đi.
Giúp một người đang đói cũng như thế, tại sao lại coi đó là PHONG TRÀO? Là CẢM TÍNH?
Dịch dã biến những người lao động lương thiện trở thành thất nghiệp, bó tay bó chân trong nhà với thùng gạo rỗng. Vì “ráo mồ hôi là hết tiền”, chứ họ đâu có lười, đâu có ăn bám xã hội, họ chỉ là nạn nhân của dịch dã mà thôi, giúp họ an tâm giãn cách vài ngày ở trong nhà với chút thức ăn là góp phần giữ an toàn xh.
Ta có thể làm những điều lớn lao hơn, nhưng sao ta có thể nhìn thấy ai đó đang đói mà ta không cứu đói? Sao ta có thể làm vậy? Nếu ta không làm sao ta lại chỉ trích người khác việc họ đang làm?
Tôi không buồn lâu đâu, hơi đâu mà buồn. Nhưng giá như ta nên chọn thời điểm để nói, có những điều rất đúng, có thể đúng, nhưng không phải lúc nói ra.
***
Bạn tôi, chị Phuong Thao, mấy đêm nay đêm nào cũng bảo hộ kín mít ra đường mang theo xôi, bánh mì để phát cho người gia cư quanh Hà Nội, dọc phố Huế, Tràng Thi, Trần Hưng Đạo. Thảo vẽ được bản đồ chỗ nào có bao người, tổng cộng có hơn 100 người nằm ngồi vất vơ, ngày ăn một bữa có ngày nhịn đói vêu vao.
Ta có thể chê bai nọ kia nếu không- có- dịch, nhưng lúc này, ta đừng chê những người như Thảo là cảm tính. Nếu Thảo lý tính, Thảo sẽ ở nhà và đêm đó sẽ có nhiều người vô gia cư nhịn đói.
Lúc này, khi khắp nơi đều có thể có những anh Đệ, chị Nhung, bà Ngoan, nếu ta nói ra những điều phũ phàng ấy, một bàn tay rụt lại là một người nghèo khổ mất một gói xôi. Nên không yêu những người đang “cảm tính” như chúng tôi, thì cũng đừng nói lời cay đắng.
Tôi vẫn tiếp tục “cảm tính”, nếu anh chị giống tôi, thì cho tôi xin gạo cá hoặc tiền hoặc bất cứ thứ gì ăn được.
***
STK: 00 11 004409362 – Lê Thị Thanh Uyên – VCB. SAO KÊ UPDATE LIÊN TỤC Ở DƯỚI COMMENT LINK NÀY:
https://www.facebook.com/1770589793/posts/10209515602444859/
Bạn cứ tin đi, người đàn bà nói sẽ làm tốt hơn và làm vĩ mô chứ không làm như bạn, nghĩa là người đàn bà đó sẽ chẳng bao giờ làm gì cả . Bởi, vĩ mô, chị ta không làm nổi, còn chuyện nhỏ ( chị ta cho là vụn vặt ), dù là hành động nhân đạo cứu giúp người hoạn nạn, chị ta sẽ chẳng bao giờ làm.
Còn người đàn ông bảo bạn nên giúp người thân trong dòng họ trước, dường như anh ta là một người khá giả, giàu có . Và người thân hoặc dòng họ anh chắc cũng không cần phải cứu giúp. Nên cả đời, anh ta cũng chẳng phải giúp ai.
Tóm lại, việc bạn đang làm, người nghèo cần giúp đỡ rất cảm kích . Còn lương tâm bạn cảm thấy an lạc thì bạn hãy tiếp tục làm.
Giờ thì hầu hết nhân dân đều biết bọn lưu manh du thủ du thực, đầu đường xó chợ, đâm cha thuốc chú, lừa thầy phản bạn, có vợ không nhận, có con không nhìn vẫn được bè đảng tôn vinh là đạo đức, là vĩ đại. Chúng tụ tập kéo bè kết đảng lợi dụng cái gọi là cách mạng vô sản, xây dựng xã hội chủ nghĩa, đi lên cộng sản chủ nghĩa cướp chính quyền, độc quyền quyền lực chính trị chỉ để vinh thân phì da, ngồi mát hưởng bát vàng, cha truyền con nối cho vị trí đứng đầu quốc gia như cách cai trị của độc tài quân chủ, độc tài phong kiến, là những mô hình cai trị đè đầu cỡi cổ người dân kéo dài nhiều ngàn năm qua.
Vì thế hảy hiểu tại sao người Indonesia và Mã lai treo cổ tất cả bọn cộng sản ở nước họ