Giải pháp nhất thời hay kế sách bền vững?

Ngô Anh Tuấn

10-8-2021

Khúc dạo đầu hoàn hảo

Khi dịch thế giới đang cuồng quay với dịch bệnh Covid 19, chúng ta đã làm rất tốt để không cho dịch bệnh lan rộng, lây lan ra cộng đồng. Thế giới cũng ghi nhận chúng ta như một điểm sáng tích cực trong việc phòng chống cơn đại dịch này. Cách làm của chúng ta là cách ly, ngăn chặn sự lây lan để cô lập và chữa bệnh. Cách này áp dụng xuyên suốt từ khi có dịch bệnh cho tới ngày hôm nay. Nhưng tới nay, khi mà một số nước đã có đối sách kiểm soát cơ bản về dịch bệnh thì chúng ta mới bắt đầu bước vào cuộc chiến như họ đã từng trải qua hàng năm trước.

Hụt hơi khi lâm trận

Dịch bệnh ngày một âm thầm lây lan thiếu kiểm soát trong cộng đồng nhưng ít ai hay. Tới khi Saigon cuống cuồng phong tỏa cũng là khi con bị rút nó xâm nhập xong vào cơ thể nhiều người rồi. Những biện pháp cách ly, giãn cách cực đoan lại tiếp tục được tái lập nhưng nó không thể ngăn chặn được làn sóng lây lan trong diện rộng. Số bệnh nhân tại Saigon cũng nhanh chóng vượt số lượng của Vũ Hán, Trung Quốc chỉ trong khoảng 01 tháng tháng kể từ đợt dịch thứ 04 bắt đầu. Thay vì đôn đáo tìm nguồn vác xin để tiêm cho dân thì người ta cứ nghĩ rằng cứ giãn cách là ổn, là sẽ dập được như những lần trước thôi.

Thế nên, khi thấy tình hình khó kiểm soát, người ta mới đôn đáo tìm nguồn vắc xin để tiêm. Hơn thế nữa, khi có được một ít vắc xin thì toàn những người có tiền, ngồi nhà kín cổng cao tường, chẳng tiếp xúc với ai thì được ưu tiêm trước còn những kẻ giơ mặt giữa trời, đi tiếp xúc hàng ngày với bao nhiêu người, khả năng nhiễm bệnh rất cao thì lại lót dép ngồi chờ. Là người đã từng đi làm công nhân, tôi rất phẫn nộ khi một ông lãnh đạo tỉnh Bình Dương đăng đang để xin vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm, chưa được Bộ Y tế hay WHO chấp thuận để tiêm thử cho công nhân vì ông cho rằng tình hình dịch ở đây rất căng thẳng rồi…

Nói cách khác, khi dịch bệnh bùng phát mạnh mà chưa có lời giải, mỗi nơi làm mỗi kiểu để tiếp tục duy trì trạng thái phòng thủ chứ không phải đối đầu, còn vắc xin để tiêm thì vẫn là một câu hỏi lớn mà không biết qua tới Quý 4 năm nay, nó đã được giải xong chưa.

Giải pháp tình thế và kế sách lâu dài?

Xin nhắc lại, chúng ta đã có một khoảng thời gian dài, đúng ra là một thời gian vàng để chuẩn bị cho cuộc chiến mà khó có thể ngăn chặn để nó không xảy ra. Tuy nhiên, không biết có phải vì quá tự tin, hăng say với men “chiến thắng” cùng với những lời có cánh dành cho nhau hay vì quá thiếu tiềm lực mà chúng ta đã phung phí những thời khắc quý báu ấy.

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn – trước sau gì chúng ta cũng phải mua vắc xin để tiêm cho dân nhưng thời điểm mua là rất quan trọng. Tiêm được trước bao nhiêu người là hạn chế được bấy nhiêu khả năng lây lan. Hệ lụy của dịch bệnh, của việc chưa có vắc xin là việc cả nền kinh tế bị đình trệ và tôi tin, số tiền mất đi của chúng ta lớn hơn nhiều số tiền mà chúng ta có thể phải bỏ ra để mua thuốc về tiêm cho dân; đó là chưa kể những vấn đề về y tế, giáo dục, xã hội bị đảo lộn. Và như thế, nó có đáng để chúng ta phải suy nghĩ, phải đánh đổi? Vì chúng ta thiếu tiền hay chúng ta thiếu tầm nhìn, hay chúng ta chủ quan hay hòa trộn tất cả những điều đó?

Vậy giải pháp nào? Về lâu dài, không ai có thể ngồi im một chỗ được mà phải chấp nhận đối diện, sống chung với dịch. Thế nên, tiêm vắc xin là phương cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Việc chậm trễ có thể gây nên thảm hoạ cho quốc gia khi mà mức độ biến chủng, lây lan của con vi rút ác nghiệt này ngày một khủng khiếp hơn. Khi sức khỏe, tinh thần người dân giảm sút sau thời gian dài ăn với ngáp ngắn ngáp dài sẽ khiến sức kháng cự của cơ thể với vi rút yếu dần đi.

Thế nên, một lần nữa tôi mong rằng lãnh đạo Nhà nước coi việc mua vắc xin đủ tiêm cho toàn bộ dân chúng như là một hiệu lệnh khẩn cấp, bắt buộc phải thực thi ngay chứ không vòng vo, chờ đợi sự hảo tâm của các nước hay chờ sự nghiên cứu, sản xuất trong nước của những người trước đó chẳng có chuyên môn gì về y tế như Vingroup hay ai đó. Việc chậm trễ mua vắc xin đã khiến chúng ta lãnh hậu quả nặng nề về nhân mạng với gần 4.000 tử vong được kê khai và nền kinh tế bị lung lay – xin đừng chậm trễ, cân đo thêm nữa!

Cách ly, giãn cách xã hội chỉ là giải pháp nhất thời chứ không phải là kế sách bền vững và nên sớm nới lỏng các biện pháp kiểm soát việc tuân thủ quy định về giãn cách xã hội đối với người dân vì cách làm hiện tại vừa gây tốn kém tiền bạc cho người dân với đã bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh mà còn làm tăng khả năng gây lây lan dịch bệnh cho họ và cho cả rất nhiều lực lượng thực thi công vụ đang ngày đêm tham gia vào việc kiểm soát quy định về giãn cách xã hội đối với người dân khi mà tại chính những nơi kiểm soát đó là nơi hay tụ tập đông người nhất.

P/s: Việc Hà Nội đang áp dụng chính sách “chống dịch bằng giấy” tờ đang dấy lên một lo ngại về sự trỗi dậy của các chính sách tệ hại, hành dân thời bao cấp của những cái máy biết nói tiếng người.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Khi dịch thế giới đang cuồng quay với dịch bệnh Covid 19, chúng ta đã làm rất tốt để không cho dịch bệnh lan rộng, lây lan ra cộng đồng. Thế giới cũng ghi nhận chúng ta như một điểm sáng tích cực trong việc phòng chống cơn đại dịch này. Cách làm của chúng ta là cách ly, ngăn chặn sự lây lan để cô lập và chữa bệnh. Cách này áp dụng xuyên suốt từ khi có dịch bệnh cho tới ngày hôm nay. Nhưng tới nay, khi mà một số nước đã có đối sách kiểm soát cơ bản về dịch bệnh thì chúng ta mới bắt đầu bước vào cuộc chiến như họ đã từng trải qua hàng năm trước.
    Nói láo thì làm sao mà dập được dịch.
    Mẹ nó lo dành ghế nên toàn nói láo với dân , giờ thì dân phải trả giá cho những lời dối trá đó.

  2. “Xin nhắc lại, chúng ta đã có một khoảng thời gian dài, đúng ra là một thời gian vàng để chuẩn bị cho cuộc chiến mà khó có thể ngăn chặn để nó không xảy ra. Tuy nhiên, không biết có phải vì quá tự tin, hăng say với men “chiến thắng” cùng với những lời có cánh dành cho nhau hay vì quá thiếu tiềm lực mà chúng ta đã phung phí những thời khắc quý báu ấy.”
    Xin nhắc lại cho ông NAT rõ: Thời gian vàng ấy (tính từ tháng 4/2020) là thời gian chúng tôi toan tính trăm sự, nào là giành ghế, sắp ghế từ đại hội đảng phường xã lên đến tối cao, thằng nào đi, thằng nào lên, dìm thằng nào, nâng thằng nào, chạy cửa nào, chạy thế nào… ôi thôi thôi biết bao việc thiết thực hơn cái chuyện lo thuốc thang hay cơm áo gạo tiền cho đám dân đen. Xong đại hội là phải tấu tiếp màn 2 cảnh cũ bầu cuốc hụi, hụi đồng nhăn răng các cấp… còn nữa nhưng thôi, mong ông NAT thấu hiểu.

  3. Những lần bùng phát dịch trước đây, sở dĩ dịch ko lan rộng là do virus yếu, ng VN ăn ở dơ (do môi trường và thực phẩm) nên có hệ miễn dịch cao và tự khỏi. Chẳng hạn, khi Hàng không mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng, (TQ) thả virus Vũ Hán làm lây lan cho lính Mỹ quá xá mà VN vẫn khoẻ re, không hề hấn gì. Trước đây tôi cũng nói với nhiều ng như vậy: Chẳng phải mình chống dịch hay ho gì đâu mà do VN ở dơ, sức đề kháng buộc phải cao nên tự khỏi thôi, chứ chẳng phải đường lối chính sách hay ho cao siêu gì đâu, đừng có chủ quan dương dương tự đắc…Chết bỏ bu có ngày.

  4. Cả nước ĐANG vui mừng phấn khơi (lời tổng bí thư NP Trọng hôm 30-7-2021)- Tầm nhìn như vậy thì hi vọng gì chống được dịch?

  5. Theo Đỗ Thành Nhân, dân Việt ta không phải là không có truyền thống sống chung với giặc . Vấn đề là sống chung với giặc quá lâu, bây giờ giặc chiếm đại đa số dân mình, tới độ ai cũng nghĩ văn hóa giặc là của mình, và là những thứ đáng tự hào . Với những đề nghị sống chung với giặc kiểu này, tương lai chúng ta có dựng tượng corona virus không ? knowin the people, id say very likely.

    “Việc Hà Nội đang áp dụng chính sách “chống dịch bằng giấy” tờ đang dấy lên một lo ngại về sự trỗi dậy của các chính sách tệ hại, hành dân thời bao cấp của những cái máy biết nói tiếng người”

    Hổng đến nỗi tệ hại như vậy . Kiểu này là tiến thẳng tới thời chiến, aka thời của Cụ Hồ Chí Minh luôn . Chính sách thời Cụ Hồ Chí Minh có tệ hại không, tớ hổng đủ thẩm quyền & kiến thức để đánh giá .

  6. Công tác “chống dịch như chống giặc ” đang đi đúng hướng. Toàn dân ta hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng ta, cùng chung tay đánh bại bè lũ virus, đuổi cổ chúng cút khỏi nước ta.

Comments are closed.