Người dân có quyền từ chối tiêm loại vắc-xin không mong muốn không?

Lê Ngọc Luân

1-8-2021

Một nghệ sĩ nhắn tin nhờ giải đáp pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong việc lựa chọn loại Vắc-xin để tiêm, câu hỏi như sau:

Người dân có quyền lựa chọn loại vắc-xin phòng Covid để tiêm không? Hay có nghĩa vụ phải tiêm bất cứ loại nào? Nghệ sĩ nói lên suy nghĩ là mình có quyền từ chối loại Vắc-xin nếu mình nghi ngại vì cơ thể là của mình… Sau đó gửi đường link bài báo của một luật sư trả lời từ chối tiêm sẽ bị phạt 3 triệu và nếu từ chối tiêm dẫn đến mắc Virus làm lây qua cho người khác có thể sẽ bị xử lý hình sự. Nghệ sĩ bảo rất bất an với câu trả lời của luật sư kia. Rất mong giải đáp của LS Hoa Hồng mong manh”.

Hiện thông tin lan truyền và báo chí cũng đăng là có công ty mua mấy triệu liều vắc-xin Trung Quốc và đang phân phối để tiêm cho người dân. Điều đáng nói ở đây là công ty mua vắc-xin Trung Quốc nhưng có văn bản nói nhân viên, cán bộ của mình tiêm loại vắc-xin Châu Âu (Anh Quốc).

Báo Tuổi trẻ từng có bài viết cho rằng vắc-xin Trung Quốc đâu đó xảy ra trường hợp không an toàn nhưng hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận loại vắc-xin Trung Quốc được phép chích ngừa cho con người.

Tôi không đánh giá vắc-xin Trung Quốc có an toàn hay không vì mình không có thẩm quyền và không có khả năng. Cái này nhà nước sẽ có trách nhiệm trả lời và cũng cần giải đáp thắc mắc sự e ngại. Thực tế có việc này.

Tuy nhiên, trước khi có bài viết phân tích pháp lý và giải đáp câu hỏi của nghệ sĩ kia tôi muốn chúng ta, ai quan tâm (và nên quan tâm) dựa theo hiểu biết của mình trả lời các giả thiết sau:

1) Thân thể, sinh mệnh là của mình, hiến pháp quy định bất khả xâm phạm. Vậy có quyền từ chối tiêm vắc-xin mà mình lo ngại không?

2) Dù có thông tin lo ngại nhưng trước diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp, đặc biệt tại TP.HCM thì người dân có nghĩa vụ bắt buộc phải tiêm loại vắc xin không mong muốn, không đồng ý không?

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Không chích thì kiếu ; vác mua, vác xin dân không chích bộ Bệnh tật xuất khẩu kiếm lời .

  2. Trung Quốc cũng là Anh Quốc, cho những ai đọc Kim Dung, là Đại Ca Quốc hoặc Quốc Ca, i cant tell.

    “Ở các nước pháp quyền Châu Âu hay Mỹ rất hiếm nước nào bắt dân tiêm vắc xin”

    Đúng là vậy, nhưng Việt Nam hổng phải là châu Âu mà cũng chả phải là Mỹ . Chính vì thế mà các đồng chí cầm chuông đang chế nhạo đồng chí Bideng vì đã không làm tròn lời hứa đạt 60% tiêm chủng by July 4. Anh Ba trích cả 1 bài của tiến sĩ Buss chỉ trích chánh quyền nữa thấy chưa .

    “Mỹ để cho dân tự lựa chọn”

    Lê Nguyễn Duy Hậu đã tiêm chủng ở Mỹ, biết rõ . it aint the case.

    “Thân thể, sinh mệnh là của mình, hiến pháp quy định bất khả xâm phạm. Vậy có quyền từ chối tiêm vắc-xin mà mình lo ngại không?”

    Ai cũng biết nghĩa vụ quân sự có thể gây nguy hiểm tới tính mạng . Ở VN, có vi phạm luật pháp không nếu trốn nghĩa vụ quân sự ? Since chống dịch đã như con cá sặc, Đảng cũng nên tuyên truyền chuyện tiêm chủng như vinh dự được gia nhập hàng ngũ với nhà thơ xâm mình bặm trợn Bùi Chí Vinh . Đi nghĩa vụ quân sự là yêu nước, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội . Tiêm chủng ngừa covid là yêu nước …

  3. « 1) Thân thể, sinh mệnh là của mình, hiến pháp quy định bất khả xâm phạm ». Đúng là một giả thiết. ?

  4. Ở các nước pháp quyền Châu Âu hay Mỹ rất hiếm nước nào bắt dân tiêm vắc xin, vi họ cho quyền lựa chọn là quyền cơ bản của dân. Chỉ có để cho người do dự hay không muốn tiêm cân nhắc, thì họ dùng các biện pháp ưu tiên cho người đã tiêm (hay đã khỏi bệnh) và any ở Mỹ tặng 100 USD để khuyến khích người dân tiêm. Riêng chuyện chọn lọc loại thuốc nào ở xứ họ thì dân cũng có quyền chọn – lí do chính đáng nhất là không phù hợp và Nhà nước cũng công nhận. Lí do khác như không tin loại vắc xin đó và tôi biết có các nước và cơ bản các nước Châu Âu, Mỹ để cho dân tự lựa chọn. Chỉ có 1 điều bất lợi cho ai đó khi báo lịch đi tiêm và người đó đang sốt sắng muốn tiêm nhanh, nhưng lại thích 1 loại vắc xin nhất định như Pfizer/BionTech chẳng hạn, thì nếu nơi tiêm không có thì đơn giản người đó phải chờ. Tuy nhiên ở các nước pháp quyền không có hiện tượng ưu tiên loại tốt cho giới lãnh đạo, dân nhiều tiền, quen biết, nên dân cũng đỡ bực mình như tình hình ưu tiên vắc xin ở Việt nam.

Comments are closed.