Ý kiến của tôi về nội dung kết luận vụ chiến sĩ Trần Đức Đô do báo PLTP đăng tải

Nguyễn Duy Bình

14-7-2021

1. Bài báo nêu: “Cơ quan Điều tra đã phục dựng lại vị trí, tư thế treo cổ của quân nhân Trần Đức Đô theo mô tả của những quân nhân phát hiện sự việc đầu tiên, xác định khi đó Đô mặc áo lót bộ đội màu xanh, quần rằn ri K20, chân đi dép rọ bộ đội, người duỗi thẳng, mặt quay về hướng Tây (hướng vào thân cây), bàn chân cách mặt đất 1,23m.”

Thứ nhất, tôi nhận thấy thông tin về chiến sỹ Đô mặc áo lót lúc treo cổ cần phải được xác minh lại vì đây là buổi tập tại thao trường và tôi nghĩ rằng chiến sỹ Đô sẽ mang đủ đồng phục (nếu có việc cho phép mặc áo lót thì tôi sai điểm này). Mặt khác, nếu Đô mặc áo dài và lúc xin đi vệ sinh đã cởi bỏ áo này thì nhất định áo vẫn còn hiện hữu tại một điểm xung quanh hoặc tại vị trí được cho là treo cổ. Vậy có chiếc áo này không và trên áo có những dấu vết gì để lại? Nếu có chiếc áo này tại sao CQĐT không thể hiện?

Thứ hai, một tình tiết rất quan trọng được kết luận nêu là “bàn chân cách mặt đất 1,23m”. Trong lúc đó kết luận cho rằng “vết sây sát da và tụ máu dưới da vùng thái dương phải do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; vết xây xát da vùng ngực (mũi ức) và cổ tay trái do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng”. Theo thông tin bài báo này nêu thì CQĐT nhận định chung các vết thương này do quá trình cắt dây hạ nạn nhân xuống gây ra.

Vậy chúng ta thử nghĩ xem một người treo cổ ở độ cao chỉ gần 3m – chưa bằng trần nhà và với độ cao 1,23m từ bàn chân đến mặt đất thì lúc cắt dây đưa người xuống có khả năng tạo ra các vết thương này không? Theo tôi hoàn toàn không thể tạo ra vì:

(1) nếu cắt dây và không nắm đầu đây thì thân thể nạn nhân sẽ rơi theo chiều thẳng đứng và sau đó sẽ ngã nhẹ xuống mặt đất vì độ cao chỉ hơn 1 mét và không thể tạo nên các vết thương khá nặng như vậy và cũng không phù hợp với cơ chế hình thành vết thương;

(2) nếu cho rằng lúc đưa người xuống thân thể nạn nhân đập “tác động tương hổ” vào thân cây tạo nên các vết thương ở thái dương, ở ngực, cánh tay trái là có dấu hiệu không chính xác vì lúc đó sẽ có nhiều người cùng đỡ nạn nhân, nếu có va quẹt vào thân cây thì cùng lắm chỉ tạo nên các vết xây xát ngoài da, không thể tạo nên các vết thương có dấu hiệu nghiêm trọng như vậy. Theo tôi thấy vết thương ở vùng thái dương khá nặng và có 02 vết khá sâu, có dấu hiệu do tác động mạnh bởi ngoại lực dẫn đến tụ máu dưới da – không thể do va quẹt gây ra; tương tự, các vết bầm tím ở vùng ngực cũng có dấu hiệu do ngoại lực tác động mạnh không phải vết trầy xước.

Mặt khác, nạn nhân lúc được cho là treo cổ vẫn mặc áo lót khá dày, nếu có va quẹt với thân cây cũng không thể tạo nên các vết thương ở ngực như kết luận. Nói chung, phần kết luận này không thể thuyết phục được ai nên có thể không cần xem xét thân cây, mặt đất… Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục phục dựng lại hiện trường hình như CQĐT không mời gia đình và luật sư chứng kiến là chưa khách quan, chưa hợp lý, vì vậy họ chưa biết được hình dáng cây keo ra sao, nằm tại vị trí nào, nền đất ra sao…

Tóm lại, nếu chúng ta còn phân vân tôi sẽ tự nguyện làm vật thực nghiệm thì sẽ rõ.

2. Kết luận điều tra nêu: “Kết quả giải phẫu tử thi, cho thấy: Tụ máu dưới da đầu vùng thái dương phải; xương hộp sọ không bị rạn vỡ; các mạch máu màng não phù căng; tổ chức não phù nề; khí quản có ít dịch lẫn thức ăn, thành sau họng và niêm mạc khí, phế quản xung huyết. Phổi xung huyết, nhu mô phổi có dịch màu đỏ, bề mặt phổi có chấm xuất huyết rải rác; cơ tim có chấm xuất huyết rải rác, thành tâm thất trái dày chắc, buồng tim có máu không đông; gan xung huyết, bề mặt nhẵn, nhu mô gan mềm; dạ dày có nhiều thức ăn đang tiêu hóa; ổ bụng sạch, các quai ruột có nhiều hơi; hệ xương tứ chi, xương sườn không có dấu vết tổn thương.”

Về nội dung này tạm thời tôi chưa đưa ra nhận định cụ thể, đầy đủ vì tôi không phải là bác sĩ. Tôi chỉ mới có quan điểm chung: thứ nhất, có thể do ngoại lực tác động mạnh dẫn đến tụ máu dưới da đầu, mạch máu não phù căng, tổ chức não phù nề, phổi xung huyết, có dịch màu đỏ, có chấm xuất huyết và cơ tim có máu không đông, gan xung huyết. Thực tế cho thấy, những người bị đánh sẽ để lại các thương tích trên, tuy nhiên, việc treo cổ có gây nên các hiện tượng trên hay không tôi sẽ nêu trong một bài viết khác sắp tới.

3. Kết luận điều tra nêu: “Tại Bản kết luận pháp y về hóa pháp ngày 1-7 của Viện Pháp y Quân đội kết luận: Mẫu phủ tạng của Trần Đức Đô gửi giám định không phát hiện thấy các chất độc; mẫu máu của Trần Đức Đô gửi giám định không phát hiện thấy các chất ma túy, không có Ethanol.”

Tôi đồng ý với kết luận này.

4. “Tại Bản kết luận giám định mô bệnh học ngày 2-7 của Viện Pháp y Quân đội kết luận: Phù phổi; sung huyết các phủ tạng; tổn thương da rãnh hằn vùng cổ bên phải có tính chất sống.”

Tôi nhận thấy cơ quan giám định cần phải giải thích rõ thế nào là “tính chất sống” và giải thích nguyên nhân gây phù phổi, sung huyết các phủ tạng, nguyên nhân tạo nên vết hằn sâu ở cổ. Cơ quan giám định cần kết luận việc treo cổ có gây nên những hiện tượng trên hay không. Ở kết luận này tôi chỉ thấy nêu chung chung là “phù phổi, sung huyết các phủ tạng” nhưng chưa kết luận nguyên nhân. Mặt khác, như tôi đã chứng minh ở các bài viết trước nếu sử dụng dây dù trơn hoặc nhẵn để thắt cổ thì không bao giờ tạo ra vết hằn sâu ở cổ có dạng rãnh xoắn kiểu thép vằn và chỉ có một đoạn bên cổ phải, hướng ngược chiều dây thắt như hình ảnh để lại. Nói chung cần phải tổ chức giám định lại.

5. “Kết luận giám định ngày 6-7 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận: Do lượng dấu vết ít nên không đủ cơ sở để giám định hình thái các tổ chức nghi thực vật có trong các mẫu vật chất bám dính tại vùng cổ, mẫu vật chất bám dính tại lòng bàn tay phải, mẫu vật chất bám dính tại lòng bàn tay trái và trên bộ quần áo thu trong quá trình khám nghiệm tử thi Trần Đức Đô, ba đoạn dây dù thu tại hiện trường nơi phát hiện quân nhân Trần Đức Đô trong tư thế treo cổ.”

Tôi nhận thấy kết luận này khá phù hợp. Cơ quan giám định cho rằng “Do lượng dấu vết ít nên không đủ cơ sở để giám định hình thái các tổ chức nghi thực vật có trong các mẫu vật chất” bám dính trên cổ, lòng bàn tay, quần áo, dây dù. Phù hợp ở chổ nếu nạn nhân trèo lên cây để thắt cổ thì nhất định sẽ có một phần vỏ cây, nhựa cây dính vào lòng bàn tay, quần áo, dép, dây dù. Nếu có các mẫu vật chất bám dính chúng ta quan sát trực tiếp cũng sẽ nhận ra và nhìn bằng kính hiển vi sẽ rõ hơn và lúc giám định mẫu chất sẽ dễ hơn; ngược lại, nếu nạn nhân không tự trèo lên cây thì các mẫu vật chất (vỏ cây, nhựa cây) sẽ không để lại trên cổ, lòng bàn tay, quần áo, dây dù, trừ trường hợp có ai đó cố ý tạo ra dấu vết.

Mặt khác, giả sử lúc đưa nạn nhân xuống thân thể có va quẹt vào thân cây thì khả năng chỉ có một ít vỏ cây, nhựa cây dính vào quần áo. Tuy nhiên, trường hợp này cũng có thể lúc khám nghiệm tử thi lấy được ít lượng quá và trên quần áo, dép, dây dù phần nào đã bị rơi vãi, phai nhạt nên cũng khó giám định. Khổ nổi tôi không được chứng kiến việc mổ tử thi, không được xem các dấu vết trên các vật, nếu tham gia trực tiếp thì nhận định sẽ xác đáng hơn.

6. “Mẫu vật chất bám dính tại vùng cổ có xơ sợi vải, trong đó có loại xơ sợi cùng loại với phần dây dù thu ở hiện trường nơi phát hiện quân nhân Trần Đức Đô trong tư thế treo cổ. Mẫu vật chất bám dính tại lòng bàn tay phải và lòng bàn tay trái đều có xơ sợi vải, do số lượng xơ sợi vải ít và ngắn nên không đủ cơ sở để giám định so sánh với dây dù thu tại hiện trường.”

Về nội dung này tôi nhận thấy chưa có gì chắc chắn vì xơ sợi được thu trên cổ cũng có thể do nguỵ tạo nếu có việc nguy tạo nguyên nhân chết. Mặt khác, nếu cho rằng có xơ sợi dính tại lòng bàn tay mà không thể so sánh với dây dù để nhận định vì lượng quá ít cũng chưa chính xác vì với phương tiện, kỹ thuật hiện nay việc nhận biết đó là chất vải thường hay chất vải dù là khá dễ. Mặt khác, giả sử có xơ sợi vải dù dích vào cổ, lòng bàn tay thì cũng chưa thể nhận định nạn nhân chết do thắt cổ vì còn phải xem xét hàng loạt tình tiết khác.

7. “Về nguyên nhân tử vong: Tại Bản kết luận giám định pháp y về tử thi của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên kết luận: Nguyên nhân chết của quân nhân Trần Đức Đô là ngạt do treo cổ. Thời gian chết sau bữa ăn cuối cùng từ 2 giờ đến 3 giờ; thời gian chết đến thời điểm khám nghiệm tử thi từ 6 đến 8 giờ.”

Về nội dung này tôi nhận thấy cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định sai chổ vì Phòng kỹ thuật hình sự không có chức năng và không đủ chuyên môn để giám định nguyên nhân chết, việc giám định nguyên nhân chết là chức năng của các trung tâm giám định pháp y. Phòng kỹ thuật hình sự tại các cơ quan công an chỉ có chức năng giám định cơ chế hình thành các vết thương, xem xét các dấu vết để lại trên các mẫu vật… để giúp cơ quan điều tra chứng minh một số tình tiết liên quan tới vụ việc.

Không biết tác giả bài báo có nhầm lẫn nêu sai cơ quan giám định hay không nhưng từ trước tới nay theo quy định và thực tế tố tụng việc giám định về nguyên nhân chết, tình trạng thương tích đều do các trung tâm giám định pháp ý thực hiện, việc chết do ngạt thở hay do nguyên nhân khác đều thuộc chuyên môn của các cơ quan này. Nếu ý kiến của tôi chính xác thì một câu hỏi đặt ra đó là tại sao CQĐT không trưng cầu đúng chỗ?

8. Kết luận giám định: “Về cơ chế hình thành các dấu vết trên thi thể của Trần Đức Đô: Rãnh hằn vùng cổ và xây xát da vùng cằm trái, mặt tím tái phù nề, sung huyết các phủ tạng… do treo cổ; vết sây sát da và tụ máu dưới da vùng thái dương phải do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; vết xây xát da vùng ngực (mũi ức) và cổ tay trái do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; các vết sẹo mờ hình tròn vùng hạ sườn trái và hố chậu trái là bệnh lý da.”

Tôi nhận thấy kết luận giám định chỉ nêu chung chung gồm mấy từ, chưa nêu cơ sở khoa học để nhận định (cũng có thể do phóng viên tóm tắt). Tại phần này tôi chỉ nêu ý kiến về việc nhận định “rãnh hằn vùng cổ và xây xát da vùng cằm, mặt tím tái phù nề, sung huyết các phủ tạng… do treo cổ”. Như tôi đã nêu ở trên và các bài viết trước.

Về vết hằn ở cổ: thứ nhất, nếu treo cổ thì vết hằn để lại sẽ dài khoảng ¾ phần cổ nạn nhân chứ không phải chỉ hằn một đoạn bên phải; thứ hai, vết hằn sẽ nhìn thấy rõ nhất, đậm nhất ở phần cuống họng – sát cằm nạn nhân (nên loại bỏ quan điểm treo cổ ngược chiều); thứ ba, với đoạn dây dù mắc võng dù có dạng nhẵn thì cũng không thể tạo nên rãnh xoắn sâu như bản ảnh thể hiện; thứ tư, đặc biệt, hướng rãnh hằn trên cổ có hướng ngược chiều với vòng thắt (nên loại bỏ việc thắt cổ ngược); giã sử có việc thắt cổ ngược chiều thì dây thắt sẽ vướng vào xương cằm sẽ không gây ra ngạt thở. Về vết thương ở cằm tôi nhận thấy: thứ nhất, vết này hoàn toàn không thể do dây thắt gây ra mà có dấu hiệu do ngoại lực tác động mạnh vì nếu dây thắt có cọ xát thì cũng chỉ gây nên trầy xước da.

Thứ hai, vết thương này có hình dạng và hướng khá giống với vết hằn ở cổ và có dấu hiệu do một vật gây ra. Về vết thương vùng mặt kết luận chỉ nêu “mặt tím tái phù nề” là chưa đủ, chưa cụ thể, trường hợp này phần miệng có dấu hiệu bị phù nề bởi ngoại lực tác động như dùng tay, chân để đấm đá hoặc dùng vật tày tác động; nếu cho rằng hiện tượng phù nề này do thắt cổ gây ra là không chính xác. Về hiện tượng “sung huyết các phủ tạng” như trên tôi đã nêu việc giám định về nội dung này do cơ quan giám định pháp y giám định chứ không phải chức năng của Phòng kỷ thuật hình sự vì họ đâu phải là bác sĩ pháp y, không đủ khả năng để nhận định.

9. Kết luận điều tra nhận định: “Không có hiện tượng mất đoàn kết.

Cơ quan Điều tra đã lấy lời khai của toàn bộ cán bộ, học viên, nhân viên phục vụ đi huấn luyện dã ngoại của Đại đội 14 và một số lời khai của các quân nhân huấn luyện tân binh ở Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 cùng với quân nhân Trần Đức Đô (trong đó có quân nhân Trần Văn Hiếu, cùng tuổi, cùng quê, cùng nhập ngũ, huấn luyện tân binh cùng đơn vị, là chú họ của quân nhân Đô). Các lời khai đều khẳng định không có hiện tượng mất đoàn kết, hành hung, quân phiệt, đánh nhau xảy ra trong đơn vị. Đa số đều nhận xét quân nhân Đô là người trầm tính, ít nói, không vi phạm kỷ luật, không thấy có mâu thuẫn với ai…

Kết quả kiểm tra, xác minh không phát hiện thấy quân nhân Trần Đức Đô bị xúi giục, bức ép, làm nhục; không có mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình, quan hệ tình cảm nam nữ; không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ; không có việc bị đánh đập hành hung.”

Về nội dung này tôi nhận thấy việc kết luận nạn nhân không mâu thuẫn với ai trong gia đình, bạn bè, không cờ bạc, vay nợ, không bị ai xúi dục tự tử là có cơ sở. Còn việc hành hung, quân phiệt … có hay không thì chưa rõ.

10. Kết luận điều tra còn nhận định chung: “Các dấu vết xây xát trên cơ thể quân nhân Đô là do khi treo cổ và quá trình cắt dây đưa Đô xuống để cấp cứu đã làm va quệt vào thân cây gây ra. Với diễn biến và kết quả kiểm tra, xác minh nêu trên, đủ căn cứ để xác định không có sự việc phạm tội xảy ra.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 157 và khoản 1 Điều 158 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Điều tra hình sự Khu vực 3, Quân khu 1 kết luận xác minh, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với sự việc trên.”

Tóm lại, căn cứ vào kết luận giám định và kết luận điều tra tôi nhận thấy chưa có điểm nào thuyết phục được quần chúng nhân dân và cần phải tổ chức điều tra, giám định lại ở một cấp cao hơn và có khi phải tổ chức xem xét lại các dấu vết trên tử thi.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Vụ Đồng Tâm mà bọn “quỷ tha ma bắt” còn thay trắng đỏi đen đuợc thì
    cái gì mà chúng không… tư biên tự diễn theo mưu đồ của chúng !

  2. ” 2. Kết luận điều tra….”
    Tổn thương vùng ngực, gan: hỏi võ sư Quay Đoàn Bảo Châu xem là ” uýnh” như thía nào. Võ sư Quay có uýnh đc như thía hay không.
    Theo thằng tớ thì để thể hiện tính nhân văn ôn cái hòa có học xhcn thì chúng ta nên
    ” tôn trọng” cái kết loạn của bên quân đội cụ Hồ. Nếu bác ” nhân sĩ trí thức, luật sư” nào có théc méc thì hãy viết bài ” phản biện” để bà con chiêm bái tài cao siêu của hièn tài quốc gia Đảng.
    Tác giả không cần phải” hy sinh thí mạng” mà hãy treo cổ con lợn như đã có người từng đưa ra ý kiến thực nghiêm hiện trường 3 chú công an bị thiêu tại lò nhà ông cụ Kình. Con lợn có chết thì chúng ta còn mổ thịt, làm lòng lợn, tiết canh.

  3. “không phát hiện thấy các chất độc; mẫu máu của Trần Đức Đô gửi giám định không phát hiện thấy các chất ma túy, không có Ethanol.”; “không có hiện tượng mất đoàn kết, hành hung, quân phiệt, đánh nhau xảy ra trong đơn vị.”; “quân nhân Đô là người trầm tính, ít nói, không vi phạm kỷ luật, không thấy có mâu thuẫn với ai…”; “không phát hiện thấy quân nhân Trần Đức Đô bị xúi giục, bức ép, làm nhục; không có mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình, quan hệ tình cảm nam nữ; không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ; không có việc bị đánh đập hành hung.”; “giám định pháp y về tử thi của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên kết luận: Nguyên nhân chết của quân nhân Trần Đức Đô là ngạt do treo cổ.”.
    -Thật lạ kỳ, một người bình thường về thể chất lẫn tâm hồn trong sinh hoạt mà khi sống trong môi trường bộ đội cụ Hồ lại tự tử là sao? Khó hiểu quá???!!! Vậy “ngạt do treo cổ.” không lẽ là do anh em đùa vui xúm nhau đưa lên dọa treo thử lỡ tay thành thiệt???!!!

    • “một người bình thường về thể chất lẫn tâm hồn trong sinh hoạt”

      TĐĐ tình nguyện đi bộ đội . Are you sure chuyện “bình thường về thể chất lẫn tâm hồn trong sinh hoạt”?

      “khi sống trong môi trường bộ đội cụ Hồ lại tự tử là sao? Khó hiểu quá???”

      Chả có gì khó hiểu cả . Quân đội đã trở thành quân lụi, mất tính Đảng, tính giai cấp . Hội doanh nhân cựu chiện binh, Hello, anyone? Bộ đội Cụ Hồ không khác gì bộ đội Cụ Mao . Tình nguyện vô, đến chừng vô rồi mới thấy chả ai làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh cả . Vỡ mộng . Rồi hồi đi học không rèn luyện tốt nên khả năng biết xấu hổ, cảm nhận nhục nhã hãy còn nguyên vẹn . Lâu đài tưởng là nguy nga tráng lệ hóa ra chỉ là cái bình đầy chuột chù & Cống … it goes on & on & on … psyche breaks down … dẫn tới 1 kết quả bi thảm .

      Cái đáng trách là giáo dục vẫn để lọt những người quá cổ hủ, quá khốt ta bít . Thế thôi . Quân lụi nên rút kinh nghiệm kiểm tra tân binh xem còn khả năng xấu hổ không . Còn thì khuyên họ tìm đường vượt biên .

  4. Hahaha, trí thức nhà mềnh có vẻ bớt nhân danh “trung thực”, “khách quan” hay những thứ trời ơi đất hỡi kiểu đó rùi . 1 baby step at a time. Có nghĩa “Ý kiến của tôi” hoàn toàn là “ý kiến của tôi”, nó không “trung thực”, không “khách quan” hay “khoa học” hơn kết luận của các cơ quan điều tra về vụ này .

    “Theo tôi hoàn toàn không thể tạo ra”

    Cho tớ hỏi cái này, vết tụ máu đó có thể xảy ra trong quá trình Trần Đức Đô tự treo cổ không ? Ta biết tất cả các trường hợp treo cổ, nạn nhân dãy dụa, va đập . Chưa kể có thể xảy ra khi Trần Đức Đô leo trèo vv … vv … Thats just possibility# 1.

    “nếu cắt dây và không nắm đầu đây thì thân thể nạn nhân sẽ rơi theo chiều thẳng đứng và sau đó sẽ ngã nhẹ xuống mặt đất vì độ cao chỉ hơn 1 mét và không thể tạo nên các vết thương khá nặng như vậy và cũng không phù hợp với cơ chế hình thành vết thương”

    Poss# 2. Nếu xác rơi xuống, độ cao không phải là 1.25m mà là 3m nếu tính thái dương . 3m rơi tự do với xác theo momentum tự nhiên -người sống sẽ theo phản xạ thực hiện 1 số những động tác làm giảm mức độ chấn thương- đầu đập xuống đất, người chết hổng thể đứng vững trên 2 chân, thì vết thương xảy ra là hoàn toàn có thể .

    1 + 2 = bebefits of the doubt, khoa học hơn những đồn đoán mò tạo dư luận xấu .

    “áo lót khá dày”

    Tập huấn quân sự mặc áo lót khá dày, Móa! Hồi tớ đi tập quân sự thời phổ thông, ngoại trừ trời lạnh, con nít tụi tớ hổng đứa nào đủ điên để mặc áo lót dày .

    “mạch máu não phù căng, tổ chức não phù nề”

    Triệu chứng thông thường của treo cổ . That i know qua mấy shows CSI bên này . “phổi xung huyết, có dịch màu đỏ, có chấm xuất huyết và cơ tim có máu không đông, gan xung huyết” là những triệu chứng cơ thể bị ngừng đột ngột, có thể giải thích được là do treo cổ .

    “tổn thương da rãnh hằn vùng cổ bên phải có tính chất sống”

    Có nghĩa đây hổng phải lần đầu Trần Đức Đô muốn tự tử bằng treo cổ, which explains những dấu hiệu kia .

    “nếu treo cổ thì vết hằn để lại sẽ dài khoảng ¾ phần cổ nạn nhân chứ không phải chỉ hằn một đoạn bên phải”

    You nuts! Người dãy dụa đâm ra mất cân bằng . Cứ nhìn hình chiến tranh thì biết, họ đều nghoẹo cổ .

    “tôi nhận thấy chưa có điểm nào thuyết phục được quần chúng nhân dân”

    Ổng vừa nói “ý kiến của tôi” ở trên, ở dưới đã lôi “quần chúng nhân dân” vào . Ông chỉ là riêng ông, không phải là “quần chúng nhân dân”. Và bất cứ 1 kết luận nào, kể cả kết luận về sự tồn tại của Thượng Đế hay không, hay tính zách lầu của Bác Hồ kính yêu đều sẽ có 1 số “quần chúng nhân dân” tin, và 1 số “quần chúng nhân dân” không tin . Tùy theo tin hay không vào 1 vấn đề gì đó mà phân loại người này người nọ . Ví dụ ai hổng tin Bác Hồ là zách lầu thì rõ ràng hổng phải trí thức, thậm chí vô học & cực đoan, tâm thần nữa, just to round it up. “quần chúng nhân dân” aka luật sư xã hội chủ nghĩa Nguyễn Duy Bình thuộc loại nào ?

Comments are closed.