14-7-2021
Trước đây nhân loại được chia thành 3 thế giới: Thế giới thứ nhất gồm các nước tư bản phát triển, thế giới thứ hai gồm Liên Xô và các nước XHCN đông Âu đã công nghiệp hóa. Phần còn lại là thế giới thứ ba, hay còn gọi là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm này và coi mình là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngây thơ và hiếu thắng, hồi nhỏ tôi chỉ thích nước mình nằm mãi ở nhóm đó để luôn được vác cờ đi đầu.
Trong những năm 1960-1970, thời kỳ cạnh tranh công nghiệp, các nước XHCN ở thế giới thứ hai cũng phát triển đại cơ khí, làm ra mọi thứ nghiêng nhả với bọn tư bản. Mày có máy bay Concord, tao có TU-144. Mày có xe Cadillac, tao có xe Tschaika. Thậm chí tao có chó Laika bay vào vũ trụ, mày làm chó gì có con nào? Đại loại như vậy.
Còn các nước thế giới thứ ba như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ thì cứ đứng nuốt nước bọt nhìn thấy cái gì của hai bọn kia cũng thèm. Ấn Độ tư bản mà mua được máy bay MIG-19 của Liên Xô cũng mừng húm. Còn người Việt thì buôn từ cái nan hoa xe đạp, cái nồi áp xuất ở Liên Xô, Tiệp Khắc về tậu nhà.
Nhưng đến khi bon tư bản phát động cách mạng tự động hóa vào những năm 1980 thì phe XHCN hụt hơi, đuối dần và tan rã. Cái máy PC ông Việt kiều Tây Đức mang sang Đông Đức tăm vợ sẽ được bà con mua đi bán lại với giá gấp năm gấp bảy cho các cơ quan “Hi-Tech” Đông Đức. Và cái kết thì đã rõ.
Giờ thì thế giới phẳng chỉ còn một. One World, trong đó chỉ còn phe thắng và phe thua.
Bóng đã thế giới cũng vậy, với độ trễ khoảng vài chục năm.
Tiều phu tôi từng chia bóng đá ra thành 3 thế giới. Thế giới thứ nhất gồm các nước châu Âu. Người Âu với truyền thống đá bóng hàng trăm năm, với một xã hội sớm phát triển, kỷ cương, cầu thủ luyện tập có bài bản và với thể lực tốt đã thay nhau làm vua bóng đá.
Nhưng rồi nền bóng đá Nam mỹ xuất hiện, được coi là thế giới thứ hai, chọi lại Châu Âu. Ở những xứ sở nghèo nàn này, cầu thủ có tố chất thể lực của người Âu, lại suốt ngày dầm mưa, dãi nắng chơi bóng trên đường phố đã đảo ngược tình thế. Từ những năm 1930 trở đi, các cường quốc bóng đá Uruquay, Brazil, Argentina, Chile… lần lượt qua mặt Châu Âu. Các nghệ sỹ sân cỏ như Pele, Maradona, Kempes trở thành những tượng đài.
Phần còn lại là các nước chậm phát triển bóng đá, thế giới thứ ba. Kể cả dân da trắng như Mỹ, Úc, Tân Tây Lan tuy trông như tây, nhưng đá cũng như ta.
Từ cuối những năm 90, ưu việt về khoa học kỹ thuật, về xã hội, về con người ở châu Âu đã xóa dần bức tranh 3 thế giới. Các trường đại học Châu Âu đã đưa bóng đá thành một môn khoa học. Người ta không chỉ nghiên cứu ra các loại giày thông minh, các loại cỏ chịu lực, các kỹ thuật đường gôn (Goal technic)để xác định bóng vào gôn, các kỹ thuật trọng tài video (VAR)… mà còn đưa ra chiến thuật cho từng trận dựa trên các phân tích Big-Data về đối phương. Một ví dụ là Trường Đai học Thể thao Cologne có một trung tâm nghiên cứu, sử dụng hàng trăm sinh viên để dùng máy tính phân tích video các trận đấu. Từ đó họ tạo ra kho dữ liệu về các đội, về từng cầu thủ, từng sân vận động.
Bóng đá châu Âu bên cạnh việc trở thành một ngành kinh tế khổng lồ, còn là một nền bóng đá trí tuệ.
Hiện nay bóng đá trí tuệ, dựa vào đấu pháp, vào kỷ luật chiến thuật, vào tinh thần đồng đội đang dần bỏ xa nền bóng đá dựa vào kỹ thuật cá nhân của Nam Mỹ. Từ 2002 trở về trước, Nam Mỹ 9 lần vô địch thế giới trong 17 giải. Nhưng 4 giải gần đây cúp nằm lại ở Châu Âu. Hè 2014 Đức đã hạ gục Brazil 7-1 tại ngay thánh địa Maracana của bóng đá Brazil.
Trên bình diện giải quốc gia thì các CLB Nam Mỹ từng vang bóng một thời như River Plata, FC-Santos, Flamengo cũng không còn so được với các CLB trung bình ở Châu Âu. Các ngôi sao Nam Mỹ đều bỏ sang châu Âu đá thuê, làm cho nền bóng đá bản xứ lại càng nghèo nàn.
Vì bóng đá trí tuệ ít phụ thuộc hơn vào các siêu sao khiến cho các giải quốc gia châu Âu bỗng trở nên bất ngờ hơn. Các CLB nhỏ, vô danh như Leicester ở Anh hay Wolfsburg ở Đức từng giỡn mặt các ông lớn, giật cúp vô địch quốc gia. Các chú lùn bóng đá châu Âu, không hề có siêu sao như Áo, Thụy Sỹ, Tiệp, Đan Mạch, Hung… cũng dùng chiến thuật thông minh quật ngã các ông lớn tiền tỷ như Đức, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha tại EURO 2021.
Xu hướng này cũng đang giúp các nước “Đang phát triển” như Nhật, Nam Triều Tiên, Ma-Rốc, I-Ran v.v. tiến lên làm cuộc “Cách mạng giải phóng dân tộc”, thách thức “Chủ nghĩa thực dân bóng đá” của Châu Âu.
Trận Nam Triều Tiên hạ Đức 2-0 tại Kazan 2018 từng được mấy bố Việt Nam coi là một “Điện Biên Phủ” trên sân cỏ.
Ô hay, Đức là một trong những quê hương của bóng đá trí tuệ, với CLB Bayer Munich dành cúp C1 mà không cần siêu sao, với những trung tâm khoa học bóng đá như Đại học Cologne mà sao lại thảm hại vậy?
Nước Đức không hề thiếu nhân tài, từ cầu thủ, huấn luyên viên, đến các chuyên gia phân tích chiến thuật… Dù đang chiếm đỉnh cao trí tuệ, nhưng họ lại quá sùng bái một ông Löw ham ghế. Khi đã ham ghế thì dù có tài giỏi đến mấy cũng mất đi tính sáng tạo. Đã là dẫn dắt về trí tuệ thì không thể là những đầu óc già cỗi, đi vào lối mòn. Đó là bài học cho cả bóng đá và đời.
Bóng đá trí tuệ cũng tạo ra một lớp cầu thủ mới, vốn xưa nay vẫn bị coi là “vai u thịt bắp”. Cách các cầu thủ Đan Mạch xử sự khi Erikssen của họ bị trụy tim, sự đồng cảm của cầu thủy Phần Lan trong trận đó, hoặc thái độcủa các Liên đoàn bóng đá chống lại quyết định kỳ thị người đồng tính của Quốc hội Hungary là những vẻ mặt của một nền bóng đá đầu óc.
Rồi việc các đội cùng nhau quỳ gối trước trận đấu để phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng cho thấy, những ai biết quỳ gối là những người nhảy được cao.
Toàn là “đao to búa lớn” ! Trong bóng đá mà cũng có “cách mạng giải phóng…” và
cái goị là “cjủ nghĩa thưc dân bóng đá” !
Phương Tây trừ Mỹ và ít nước như Úc,Tân Tây Lan đều ái mộ bóng đá nhưng vô địch
cũng chỉ ngang bằng hay thua các nước Nam Mỹ thì làm sao có cái chủ nghĩa thực dân
qúai gỡ kia cơ chứ ?
May của VN.là nhờ có người huấn luyện tài ba là ông Park Hang Seo !
“Kể cả dân da trắng như Mỹ, Úc, Tân Tây Lan tuy trông như tây, nhưng đá cũng như ta.”
TG quên mất rằng bọn Mĩ thì chỉ thích football của nó (American football) chứ không đam mê soccer (mà Vn gọi là bóng đá). Bọn Úc và Tân tây Lan thì chết mê chết mệt với ruggby (bóng bầu dục) và coi soccer chỉ là “môn chơi của đàn bà”. Cứ đến tối thứ Sáu, cả nước Úc, Tan Tây Lan như lên cơn rồ – từ già chí trẻ.
Nguyễn Thọ viết thế khiến độc giả hiểu nhầm. Không phải là chúng nó kém đá bóng của anh! Vì bọn nó không thích nên không đầu tư. Thế thôi.