Lê Minh Nguyên
13-7-2021
Hôm Chủ Nhật 11/7/21 Việt Nam căng thẳng với gần 2.000 ca lây nhiễm Covid-19, nhưng người bạn canh thức của CSVN lại càng căng thẳng hơn.
Cuba, đảo quốc bé nhỏ nhưng nằm ngay yết hầu của Mỹ với khoảng 110.000 cây số vuông, 11 triệu dân và tổng sản lượng khoảng 94 tỷ đôla (2017) đang chứng kiến sự vùng dậy của hàng ngàn công dân ở thủ đô Hanana và nhiều nơi khác.
Không sợ bị đàn áp và tù tội, người dân hô to “Tự do” và “Đả đảo Cộng sản”.
Tổng thống Biden nói rằng, đó là “tiếng gọi cho tự do và giải phóng” (clarion call for freedom and relief) và “Nhân dân Cuba đang dũng cảm khẳng định các quyền cơ bản và phổ quát” (The Cuban people are bravely asserting fundamental and universal rights).
Dân Cuba đang đối diện với nạn khan hiếm nhu yếu phẩm và cuộc sống đắc đỏ, trong bối cảnh đại dịch hoành hành, mất điện, không có thuốc men và không có tự do. Người dân đòi Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel từ chức.
Nền kinh tế Cuba co cụm 10,9% năm 2020 và 2% trong 6 tháng đầu của năm 2021.
Cuba đã bắt đầu một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, với 1,7 triệu người. So ra tỷ lệ tiêm chủng của họ cao hơn VN (4 triệu được tiêm).
Sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến các ca nhiễm tăng lên, với 6.923 ca và 47 tử vong vào Chủ nhật 11/7.
Sự kết hợp của cấm vận, điều hành đất nước kém hiệu quả và đại dịch đã khiến ngành du lịch đóng cửa và giảm doanh thu từ các nước khác.
Nhìn qua lịch sử Cuba, từ khi Christopher Columbus khám phá ra đảo này năm 1492 thì thổ dân da đỏ bắt đầu giảm dần. Sau đó nó được phát triển như một thuộc địa của Tây Ban Nha trong những thế kỷ tiếp theo.
Một số lượng lớn người nô lệ châu Phi được đưa vào làm việc cho các đồn điền cà phê và đường. Havana trở thành điểm xuất phát cho các đội thương thuyền chở báu vật từ Mexico và Peru về Tây Ban Nha.
Sự cai trị của Tây Ban Nha cuối cùng đã kích động một phong trào đòi độc lập và các cuộc nổi dậy thường xuyên bị đàn áp thô bạo.
Sự can thiệp của Mỹ trong Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm 1898 mà Mỹ hỗ trợ dân Cuba lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, đưa đến Hiệp ước Paris 1898, thiết lập nền độc lập của Cuba, sau ba năm rưỡi dưới sự cai trị của quân đội Mỹ, Cuba trở thành một nước độc lập năm 1902.
Sau đó đảo này trải qua một chuỗi các chính phủ do quân đội thống trị và các chính trị gia tham nhũng.
Fidel Castro lãnh đạo quân nổi dậy và chiến thắng năm 1959, thiết lập sự cai trị độc đoán kéo dài gần 5 thập niên. Ông từ chức chủ tịch nước tháng 2/2008 và đưa em trai Raul Castro lên thay.
Cuộc cách mạng cộng sản của Cuba, với sự hỗ trợ của Liên Xô, đã xuất khẩu ra khắp châu Mỹ Latin và châu Phi từ thập niên 1960-1980.
Ông Miguel Diaz-Canel Bermudez, được ông Raul Castro chọn và Quốc hội phê chuẩn làm chủ tịch nước, nhậm chức ngày 19/4/2018. Ba năm sau, ngày 19/4/2021, ông Diaz-Canel được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất của Đảng CS sau khi ông Raul Castro từ chức.
Cuba đã phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng vào năm 1990 sau khi Liên Xô rút các khoản trợ cấp trị giá 4-6 tỷ đô la hàng năm.
Cuba luôn tố cáo Mỹ cấm vận, được áp dụng từ tháng 1/1961, là nguồn gốc của những khó khăn.
Những nỗ lực nhằm thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba bắt đầu vào tháng 12/2014 đưa đến việc hai bên mở lại các đại sứ quán ở nước mình vào tháng 7/2015 nhưng lệnh cấm vận vẫn được duy trì, và mối quan hệ vẫn căng thẳng.
Di cư bất hợp pháp của công dân Cuba sang Mỹ bằng đường biển và đường biên giới là một thách thức lâu dài. Ngày 12/1/2017, Mỹ và Cuba đã ký Tuyên bố chung, chấm dứt chính sách “chân ướt, chân ráo” mà theo đó những công dân Cuba nào đã đến đất Mỹ được phép ở lại. Từ đó, người Cuba di cư bất hợp pháp bằng đường biển đã giảm đáng kể, nhưng các cuộc vượt biên bằng đường biên giới vẫn tiếp tục.
Về địa chính trị, Cuba nằm ngay yết hầu của Mỹ, sản phẩm từ lục địa Mỹ dựa vào con sông Mississippi đổ ra cửa khẩu New Orleans để đi ra thế giới qua hai eo biển Yucatan Channel và Straits of Florida, cả hai đều phải đi qua Cuba. Cho nên nếu Cuba đứng một mình thì nó không đe dọa Mỹ, Cuba muốn theo chế độ nào cũng được, Mỹ không thích thì không chơi, nhưng nếu một cường quốc nào thọc tay vào thì Mỹ không dung thứ, như Liên Xô đem tên lửa vào năm 1962, làm cho suýt xảy ra chiến tranh nguyên tử.
Cộng sản cai trị không có tính chính đáng, như một chính quyền của dân, cái chính đáng tính duy nhất mà họ có là kinh tế phát triển, nhưng kinh tế thì theo chu kỳ lượn sóng hình sin, khi lên khi xuống. Điều này làm cho các chế độ độc tài trông có vẻ như thành đồng vách sắt, nhưng rất dễ sụp đổ, tựa như cây khô, càng cứng thì càng dòn, gặp chấn động mạnh là gãy.
Như đại văn hào Leo Tolstoy diễn tả, đảng Cộng sản là con thuyền nan, đất nước là mẫu hạm và có hướng đi riêng của nó. Khi con thuyền nan nằm phía trước mẫu hạm và những người trên thuyền nan chống cây chèo đụng vào mẫu hạm nói là mình đang lãnh đạo thì người dân cứ cho là thế. Nhưng sự việc sẽ nhanh chóng khác đi khi mẫu hạm đi theo hướng riêng của nó và cây chèo không còn đụng vào mẫu hạm nữa. Nó sẽ trơ trẽn vô cùng khi người trên thuyền nan vẫn nói là mình đang lãnh đạo.
Đó là tình trạng của Cộng sản Cuba ngày hôm nay và Cộng sản Việt Nam ngày mai.
“Đó là tình trạng của Cộng sản Cuba ngày hôm nay và Cộng sản Việt Nam ngày mai”
Hahahaha, tác giả này có khiếu hài như Hoài Linh vậy . 15 cây số, đường chim bay
Điều mà bác sĩ Phan Xuân Trung cho là thuận lợi “Thuận lợi thứ hai: dân chúng Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, khác với dân Tây Âu quá dân chủ”
Ngày xưa mùa xuân Ả rập, ngày mai cũng là Việt nam, tới uzbekistan, ngày mai cũng lại là Việt Nam, rùi Miến Điện, bi giờ tới Cuba . Ngày mai sẽ là 1 nước nào khác chứ vẫn hổng phải Việt Nam . Cứ tính “ngày mai” theo kiểu này thì khoảng 1 năm nữa mới tới Việt Nam . Tính từ Cuba là “hôm nay”. Sau 365 cái “ngày mai”, thì cái “ngày mai” thứ 366 sẽ là Việt Nam .