Một điểm nghẽn của dòng chảy tri thức

Ngô Ngọc Trai

12-7-2021

TS Nguyễn Ngọc Chu. Ảnh: Viettimes

Cách đây chừng hai năm, một lần khi đọc bài của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu trên báo, thấy có nhiều lỗ hổng trong lập luận kiến giải trong nội dung của anh, tôi đã viết một bài phản biện phê phán rất dứt khoát.

Sau khi tìm và theo dõi face, rồi kết bạn, tôi dần được thuyết phục bởi những bài viết trên face nhiều người theo dõi của Ts Chu, nhiều lần tôi chia sẻ lại trên trang facebook, cũng có lần tôi trích dẫn ý kiến của Ts Chu vào một bài báo của mình.

Tới nay thì tôi công nhận Ts Chu là một ngòi bút phản biện sâu sắc tâm huyết đối với các vấn đề của xã hội đất nước.

Nêu ra như thế để muốn nói rằng, với tôi việc phê phán quan điểm của người khác là điều rất bình thường và điều đó không cản trở tôi đồng tình tâm đắc với ý kiến khác cũng của người đó.

Bản thân tôi là một luật sư đã quen với việc nêu ra ý kiến rồi nhận lại những tranh cãi phản biện (của luật sư đối tụng hoặc bên công tố) qua đó giúp sự thật và chân lý được sáng tỏ.

Từ đó tôi suy rộng ra ngoài xã hội không thể nào thiếu những phản biện mà lại có được một hệ thống vận hành hoàn chỉnh dù là môi trường chính trị hành chính hay tri thức.

Nhưng đáng tiếc, ngược lại, cũng có trường hợp tôi gặp phải trường hợp phản biện một trí thức, sau khi bị phê phán thì có cảm tưởng như người ta tức đến nỗi muốn mình chết đi vậy.

Điều đó cho thấy một tình trạng thiếu lành mạnh còn đang tồn tại đâu đó trong giới trí thức, và khi nghĩ đến tiến trình phát triển của quốc gia xã hội thì thấy tình trạng như vậy quả là đáng ngại, độc hại cho việc lan tỏa chia sẻ tri thức xã hội và khai tâm dân trí.

Bởi vậy điều tôi muốn nói với mọi người nhất là những người trí thức trẻ là hãy tạo ra một môi trường trí thức lành mạnh, học cách đón nhận những lời phê phán chê bai chỉ trích mình như một điều hết sức bình thường.

Hãy cùng tạo lập lên những nguyên tắc tiêu chuẩn giá trị lành mạnh để bảo hộ cho tất cả mọi người.

Nên nhớ là những lời nói hay bài viết vốn chỉ là ngôn từ không có khả năng gây hại gì đến vật chất, điều cần làm chỉ là điều chỉnh tâm lý thái độ tiếp nhận của người nghe.

Không gian mạng hiện nay là môi trường dễ khiến người ta đưa ra những quan điểm phản biện chê trách cho nên mỗi người cần trui rèn khả năng tiếp nhận những tranh cãi.

Giới trí thức có tên tuổi càng cần phải nêu gương về điều đó nếu muốn tạo lập môi trường học vấn quốc gia phát triển cũng như gỡ bỏ đi những rào cản làm tắc nghẽn dòng chảy tri thức.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Hôm nay nhìn thấy di ảnh á lộn ảnh của thầy Chu mà giật cả mình trông như gã lực điền ruộng muối. Ng sao chiêm bao là vậy

  2. Đã có 2 bình luận
    – Một người viết ngắn, điềm tĩnh, tỉnh táo và rất chững chạc.
    – Một người viết dài, nhưng chỉ cần đọc vài dòng là thấy có vấn đề về tâm thần.
    Lời khuyên thật lòng: Cha mẹ nào có đứa con như vậy, cần buộc đứa con đi khám bệnh và chữa chạy ngay.
    Nếu nó thể hiện nhiều lần, tôi e rằng đã hết thuốc chữa

    • Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Cong Anh, quả thực anh chàng đó nên uống thuốc trị bệnh là vừa.

  3. “Bởi vậy điều tôi muốn nói với mọi người nhất là những người trí thức trẻ là hãy tạo ra một môi trường trí thức lành mạnh, học cách đón nhận những lời phê phán chê bai chỉ trích mình như một điều hết sức bình thường”

    Rất đúng . Chỉ muốn nhắc những người trí thức trẻ là những trí thức lão thành cách mạng là những người (rất) đáng kính, họ chỉ có từ đúng trở lên. Ai phê phán chê bai chỉ trích họ thì các trí thức trẻ cần xả thân làm Lê Lai . Hãy cố gắng bảo vệ & biện hộ họ bằng mọi cách nhá các bạn trẻ .

    “Hãy cùng tạo lập lên những nguyên tắc tiêu chuẩn giá trị lành mạnh để bảo hộ cho tất cả mọi người”

    Rất đúng . Nếu lấp được những nguyên tắc tiêu chuẩn giá trị lành mạnh như hiện nay thì ai nói chúng là bệnh hoạn thì chúng đã tự chứng minh bản chất bệnh hoạn của mình .

    “Nên nhớ là những lời nói hay bài viết vốn chỉ là ngôn từ không có khả năng gây hại gì đến vật chất”

    Nếu ai cũng bỏ qua như những điều khùng khiệu

    “điều cần làm chỉ là điều chỉnh tâm lý thái độ tiếp nhận của người nghe”

    Yikes! Bác Hồ Ít Le hồi đó phản biện còn tuyệt vời hơn tiến sĩ bói toán Nguyễn Ngọc Chu, và người ta nghe ổng thiệt .

    “Bản thân tôi là một luật sư đã quen với việc nêu ra ý kiến rồi nhận lại những tranh cãi phản biện (của luật sư đối tụng hoặc bên công tố) qua đó giúp sự thật và chân lý được sáng tỏ”

    Chân lý đã sáng tỏ trong rất nhiều vụ án nổi cộm, tại sao các luật sư cứ nhây mãi ?

    “Giới trí thức có tên tuổi càng cần phải nêu gương về điều đó nếu muốn tạo lập môi trường học vấn quốc gia phát triển cũng như gỡ bỏ đi những rào cản làm tắc nghẽn dòng chảy tri thức”

    Rất đúng . Dòng chảy kiến thức ở VN như nước, chỉ nhè chỗ trũng mà chảy xuống . Hổng nên ngăn chặn dòng chảy này .

    “tôi dần được thuyết phục bởi những bài viết trên face nhiều người theo dõi của Ts Chu, nhiều lần tôi chia sẻ lại trên trang facebook, cũng có lần tôi trích dẫn ý kiến của Ts Chu vào một bài báo của mình”

    Hết biết phải nói thế nào luôn . WTF you expect, thats all i can say

  4. Nếu đã tự xem mình là trí thức thì cũng nên có tinh thần dân chủ trong mọi tranh luận, có như vậy thì xã hội mới tiến bộ

Comments are closed.