11-7-2021
Số lượng ca nhiễm Covid-19 của TP.HCM đang tăng theo cấp số nhân, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong tuần qua là khoảng 10%/ngày, cao gấp rưỡi so với 3 tuần trước đó.
Chúng ta quan tâm tới các chỉ số này – cả con số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng – vì chúng có hệ lụy quan trọng đối với cả chiến lược phòng – chống dịch và công tác điều trị.
Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 6/2021, trong số 8.563 bệnh nhân nhiễm Covid-19, 54,0% hầu như không có triệu chứng, 40,4% chỉ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, 2,37% có biểu hiện ở mức độ trung bình, 3,1% biểu hiện nặng (cần trợ thở), và 0,2% rơi vào trạng thái nguy kịch (phải dùng ECMO).
Nếu những tỷ lệ này cũng đúng cho TP.HCM thì đến hết ngày 10/7/2021, với tổng số ca bệnh là 11.615 thì ước lượng trong đó có xấp xỉ 357 ca bệnh nặng cần phải thở máy và 20 ca nguy kịch phải dùng tới ECMO.
Tất nhiên những con số này chỉ là ước tính (một mặt vì thiếu số liệu chính thức, mặt khác do tỷ trọng các ca bệnh cũng biến đổi). Tuy nhiên, thông điệp quan trọng rút ra được từ những ước tính này là hệ thống điều trị của TP.HCM đã bắt đầu quá tải và sẽ tiếp tục chịu áp lực thậm chí còn to lớn hơn trong mấy tuần sắp tới.
Cụ thể là dự báo trong tuần tới, số ca bệnh của TP sẽ chạm ngưỡng 20.000. Khi ấy, số ca nặng có thể lên tới hơn 600, vượt quá công suất 500 giường chuẩn bị trong tuần vừa rồi dành cho bệnh nhân diễn biến nặng. Tương tự như vậy, số ca nguy kịch cần sử dụng ECMO cũng có thể lên tới trên 30 người, cao gấp đôi so với số lượng 16 máy ECMO thành phố hiện có.
Tất nhiên số ca nhiễm Covid-19 sẽ không dừng lại ở đây. Theo một số dự báo khác nhau, số lượng bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM có thể tăng lên tới 30.000 ca vào tuần cuối của tháng 7, và 40.000 ca trong tuần đầu của tháng 8.
Cuộc chạy đua giữa năng lực điều trị của TP.HCM với tốc độ lây nhiễm virus SARS-COV-2 dường như chưa có hồi kết, và hệ thống y tế ngày càng trở nên đuối sức trong cuộc đua này. Điều này tất yếu đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong chiến lược phòng chống dịch, và sự điều chỉnh này cần được quyết định và chuẩn bị đủ sớm để không bị dịch bệnh “qua mặt” một lần nữa.
Thực tế mà nói, 2020 của Mỹ sẽ là 2021 và 2022 của Việt Nam, ie. cancel’em altogether. Có điều sau 2022, VN có ra khỏi được nó như Mỹ bắt đầu chui ra không thì tớ hổng chắc . Sau cơn mưa, trời chưa chắc sáng, và chỉ riêng cơn mưa thui, gonna be a long one.
Quốc gia nào ra khỏi vụ này, gonna have a diff view of the world. VN thì chưa chắc . Nội tư duy đi vào cơn dịch cũng đã hổng giống ai, đọc cái còm ở trên thì thấy tinh thần tiến công cách mạng còn ngầu đời lém “Chỉ có thực hiện đầy đủ ,nghiêm túc các biện pháp kiểm soát và phòng bệnh mới có hiệu quả Kiểm soát bệnh là ngăn chặn không cho nguồn bệnh phát tán bằng cách triệt để truy tìm và cách ly nguồn lây, chặt đứt đường lây, vệ sinh môi trường”, trong khi bác sĩ VN trên phê ke búc thì 1 tẹo nhân văn + 1 núi toàn kiến thức sai . Trí thức nửa mùa thì khỏi nói . Nhưng đọc được 1 câu khá chính xác “Thuận lợi thứ hai: Dân chúng Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, khác với dân Tây Âu quá dân chủ”. Đôi khi cũng hết biết phải nói thế nào về những nhận định rất chính xác kiểu này .
Đánh giá chủ quan, tuyên truyền của Đảng hoàn toàn không có tác dụng nên không ai có được 1 nhận thức đầy đủ về tính severity của con virus này & how much damage it can cause. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ . Con số lây nhiễm hàng ngày sẽ càng ngày càng tăng . Trong 2 tuần, từ 300s tới hôm nay là mấp mé 1500/ngày cả nước . Trong vòng 2 tuần nữa, con số người nhiễm qua đợt đi chợ mua đồ vừa rồi sẽ đụng 1000/ngày chỉ riêng thành phố mang tên Bác, và khoảng 300 trong số đó sẽ cần ICU. Và những gì đã chứng kiến cho ta biết con số người nhiễm sẽ trở thành đẹp, đơn giản vì dân ta cant handle the truth. Ignorance is bliss, và hạnh phúc của dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng . It so happens those 2 things just line up perfectly. Hệ thống y tế sẽ bục -> sẽ cho người nhiễm tự cách ly ở nhà -> không đủ lực lượng bảo đảm họ chấp hành nghiêm chỉnh quy định cách ly -> họ không chấp hành nghiêm chỉnh quy định + dân phát khùng vì phải ở nhà > 2 tuần (guestimate 4-6wks, at least) -> số người nhiễm tăng . Cứ biện chứng spiral downward … i should stop here b4 everyone freaks out. BTW thats what happened everywhere else last year. Với mật độ dân số, thành phố mang tên Bác nên nhìn vào NYC hay Paris.
i just got ticket for yingwie concert, 17 bucks. Eagles đang quảng cáo farewell tour trên ra dô, trying to find out joe walsh có chơi không . next week gonna be my 1st trip outta country w vaccine visa.
Đối phó với bệnh dịch nguy hiểm,nhất là bệnh lạ,mới xuất hiện lần đầu tiên,chưa có thuốc đặc trị,thì quan trọng hàng đầu là KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG BỆNH.ĐIỀU TRỊ chỉ là phụ,hổ trợ.Nếu các biện pháp kiểm soát và phòng bệnh không nghiêm ngặt,kém hiệu quả,bệnh lan tràn như vũ bão thì mặt trận điều trị sẽ tan vỡ,không cách gì cải thiện,đáp ứng nhu cầu kịp theo sự bùng phát dịch
Chỉ có thực hiện đầy đủ ,nghiêm túc các biện pháp kiểm soát và phòng bệnh mới có hiệu quả Kiểm soát bệnh là ngăn chặn không cho nguồn bệnh phát tán bằng cách triệt để truy tìm và cách ly nguồn lây, chặt đứt đường lây, vệ sinh môi trường.Phòng bệnh là phòng cho người lành không bị lây nhiễm bằng trang phục bảo vệ,khẩu trang,vệ sinh cá nhân với thuốc sát trùng,giản cách xã hội và triệt để nhất là miễn nhiễm cơ thể(tiêm phòng)