10-7-2021
Trong stt liền trước (“vài nhận định bước đầu“), tôi đã thử nêu một câu hỏi, vì muốn tham khảo và quan sát ý kiến của cộng đồng (phản biện để mong nó sửa chữa hay để im cho quá trình “tự phân hủy” được diễn ra nhanh hơn?) thì đã nhận được rất nhiều ý kiến nghiêng về lựa chọn thứ 2.
Theo tôi, đó là một lựa chọn sai lầm do ngụy biện gây ra. Khi một ngôi nhà cũ kỹ tự sập do thời gian mà chủ nhà vừa không tiền, không kiến thức, không văn hóa thì lấy gì để xây lại ngôi nhà mới trên cái nền đổ nát ấy? Việc “nâng cao dân trí” song song với sự thúc đẩy quá trình phân hủy, vì thế, là không thể không được tiến hành. Mà dân trí thì cần phản biện và tranh đấu, im lặng chỉ khiến cho đầu óc ngày một trì trệ u mê chứ không lợi ích gì.
Tôi giả định là giáo viên (GV) đấu tranh với tiêu cực và bất công trong một trường học có 100 gv đồng nghiệp. Sẽ có mấy trường hợp sau:
1. Nếu giáo viên “một mình chống lại mafia” thì chắc chắn giáo viên ấy sẽ bị đập chết. Vì thầy/cô ấy không những chỉ phải chiến đấu với hiệu trưởng mà phía sau ông ta là cả một hệ thống dài có thể lên đến tận sở/tỉnh. Việc “làm cho khốc hại” gần như tất yếu.
2. Nếu có 10* giáo viên cùng đứng lên, sát cánh cùng giáo viên kia thì sự thể sẽ khác. Kẻ độc tài không thể bất chấp và thản nhiên chà đạp như trường hợp 1 nữa. Sự e ngại và ghê tay sẽ hiện rõ trong ông ta.
3. Nếu có được 30 (30%) giáo viên thì lúc này gần như 80% công lý sẽ thuộc về thiểu số.
4. Nếu trên 30% giáo viên đã dõng dạc, tự tin và kiên cường thì 70% giáo viên còn lại sẽ không thể như cũ nữa. Thay vì a dua và nịnh bợ kẻ quyền thế, lúc này họ vừa được tiếp thêm sức mạnh vừa đảo chiều vì nghe mùi lợi hại. Quan trọng hơn, “tánh bổn thiện” bị vùi lấp trong họ sẽ được đánh thức, lương tri trỗi dậy. Nghĩa là 30% kia sẽ không còn là 30% nữa.
Cái khốn nạn của các môi trường chuyên chế kiểu nhà trường VN là: một mặt, tất cả đều bất mãn nhưng đồng thời họ lại chọn im lặng để sống trong an toàn giả tạo; và mặt khác, từ chỗ tất cả đều là nạn nhân, họ lại sẵn sàng đứng về phía kẻ quyền thế để dìm chết người cùng cảnh ngộ đang có chút dũng khí.
Nghĩa là gì, là thay đổi xã hội không phải việc khó! Nó chỉ cần một điều kiện: “những người khốn khổ” đừng để nhau đơn độc nữa, thế thôi. Và cũng có nghĩa rằng, việc thay đổi xã hội chỉ có thể diễn ra khi bản thân mỗi cá nhân thay đổi (và hành động). Bi kịch nằm ở chỗ “Ai cũng muốn thay đổi thế giới nhưng không ai muốn thay đổi chính mình”.
Trách nhiệm đối với tương lai của bản thân và con cháu hoàn toàn thuộc về chúng ta. “Cầu mong xã hội thay đổi”, vừa là một sự mê tín hết sức ngu si và vừa là một sự khôn lỏi khốn nạn khi trốn tránh trách nhiệm và đặt nó lên vai kẻ khác (đó là chưa kể những “kẻ khác” ấy phần nhiều thất bại bởi sự đơn độc do chính bọn người-khôn-lỏi-là-chúng-ta gây nên).
Vượt qua sợ hãi bằng việc thấy mình trong một liên thuộc hữu cơ với tổng thể xã hội và bằng ý thức về phẩm giá, lòng tự trọng chính là những điều kiện căn bản cho bất cứ tiến trình văn minh nào. Không có nó là vô vọng.
* Những con số đưa ra chỉ là ước lượng và tương đối.
Đúng là khai trí của kẻ đã về hưu sau khi đã tích cóp tí thặng dư tư bẩn hoang dã, loạn xà bần. Xin trả nhời một số mục
Mục 1: ” người tốt nên ở nhà”
Mục 2 đến mục 4: càng nhiều người ở nhà càng tốt
Đoạn kết của bài” vượt qua sợ hãi…” trước hết phải vượt qua CÁI NỒI CƠM. HEHE HAHAHAHA KKKKKKKK.
MÁ NÓ NO RỒI BÀY TRÒ KHAI TRÍ. GIỎI THÌ RỦ NHAU XUỐNG GIƯỜNG BƯỚC RA ĐƯỜNG ” TỌA KHÁNG”. GIÀ SẮP CHẾT TỘI LỖI CÙNG MÌNH CÒN KHÔNG DÁM HÀNH ĐỘNG. TOÀN XUI NGƯỜI KHÁC BỐC KÍT. SAO BẢO ” SỐNG CÒN ÉO SỢ, CHẾT SỢ ÉO GÌ” . HEHE HAHAHA KKKKKKL. KHÔN NGOAN LẮM ĐỒ TRÍ THỨC LƯU MANH XHCN HỒ GƯƠM RÙA MÙ ĐỚP PHẢI KIẾM GƯƠM.
ẶC ẶC
Quá đúng! Hệt như những anh hùng bàn phím, những con cừu mong chờ được cứu rỗi từ…Trump!!!
dưới ngọn giáo
mang tên ý thức hệ,
đất nước bị cầm tù
ý thức hệ,
đấu tố cha ông,
bỏ tù mọt gông,
bất cứ trái tim nào dám sống
ý thức hệ độc tài,
bội phản lẽ nhân sinh
ý thức hệ,
đẻ ra những điêu linh,
biến bệnh họạn hóa ra lẽ thường tình
người câm điếc hóa ra người biết sống
quỳ gối, khom lưng ra kẻ ấy thiên tài
đất nước tôi không còn thấy những hình hài,
nói dõng dạc tiếng Con Người,
thuở ấu thơ mẹ dạy.
Tội đấy phần ai,
ngoài mi,
ý thức hệ độc tài.
Trích: tập thơ chính luận “Hãy Ngẩng Mặt”, người thơ Nguyễn Đắc Kiên.
“Nếu trên 30% giáo viên đã dõng dạc, tự tin và kiên cường thì 70% giáo viên còn lại sẽ không thể như cũ nữa”
“Đảng của Bác Hồ” có đủ dũng khí để sa thải 30%, thậm chí 70% giáo viên đấu tranh hông ? Theo riêng tớ thì ngay & luôn . Và số thanh niên thất nghiệp trong xã hội sẽ nhanh chóng thay chỗ họ . dont even miss a beat.
“phản biện để mong nó sửa chữa hay để im cho quá trình “tự phân hủy” được diễn ra nhanh hơn? thì đã nhận được rất nhiều ý kiến nghiêng về lựa chọn thứ 2”
Bản thân tớ cũng sẽ chọn thứ 2, vì “phản biện để mong” cũng sêm xít như để im, thậm chí còn kéo dài quá trình “tự phân hủy”. Không “phản biện”, không “đấu tranh” đôi khi những điều các trí thức không mong muốn lại tới sớm hơn . Chính vì thế, tớ chọn con đường “phản biện của phản biện” của Trương Thái Du . Có thể 1 số người nghĩ như vậy là giặc, tớ lại xem đấy là “Cứu Đảng là cứu nước”.
Bạn sẽ bị những ‘tay chân nối dài’ của đảng khủng bố!
Bạn sẽ bị mất việc! Bị lên án! Bị đơn độc … không được những hình hài núp dưới bộ quân phục “nhân dân” bảo vệ!
Hạnh phúc của gia đình bạn sẽ bị vỡ tan vụn!
Những đứa con của bạn sẽ bị trù úm, bị ghẻ lạnh …. !
Bạn và những thành viên của gia đình bạn sẽ là NẠN NHÂN của “thời đại vẻ vang”!
…….