6-7-2021
Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến là thằng Sép (tôi xin phép viết lái tên nó vì lý do cá nhân). Nó cùng họ với tôi, con một địa chủ cũ. Khác với tôi chả hơn gì cái giải khoai héo, thằng Sép phổng phao, thịt da săn chắc và bơi rất giỏi.
Nó là cơn ác mộng suốt thời chăn trâu của tôi. Hễ cứ gặp tôi là nó lên cơn thích hành hạ. Nó túm tóc, đá kheo, lên gối, hoặc tìm mọi điểm yếu trên cơ thể tôi để chế giễu. Sợ nhất là khi cả nó và tôi cùng tắm. Nó cậy bơi giỏi luôn tìm cách dìm cho tôi uống no nước, nhiều phen lẫn cả rễ bèo. Chưa hết, nó còn lặn xuống, kéo tụt quần tôi, khiến có phen tôi đành cứ phải ngâm mình dưới ao cho đỉa cắn.
Người thứ hai là ông Tạ Viết Loen (tôi cũng xin phép viết lái tên ông ta vì lý do cá nhân). Dù ngang tuổi bố tôi, nhưng về đằng họ ông ta phải gọi tôi bằng anh. Khi bố tôi còn có quyền chức, ông ta giống như một con chó canh cổng nhà tôi, sẵn sàng nghe sai bảo từ cả những người như tôi. Nhưng khi bố tôi “về vườn”, ông ta trở mặt, dùng không còn thiếu thủ đoạn đê tiện nào để bức hại cả nhà tôi.
Dù không có bằng cớ, nhưng tôi tin rằng ông ta là thủ phạm bỏ thuốc sâu vào bể nước nhà tôi. May là mẹ tôi có khả năng khứu giác đặc biệt, nên chúng tôi mới thoát một trận đầu độc. Lợi dụng việc mảnh vườn của chúng tôi ở trong tình trạng tranh chấp với Hợp tác xã, ông ta cầm đầu một nhóm người thù ghét bố tôi, nhiều lần kéo nhau đến tàn phá. Cách tàn phá của ông ta như sau: Cây chuối sắp cho buồng, thì ông ta đào lên trồng sang chỗ khác.
Hàng chục cây cau ông nội tôi trồng, đến đời chúng tôi đều cho thu hoạch. Nhưng hễ cây nào sai quả là ông ta cho đào đất cắt rễ, với lý do để vụ sau nó nhiều quả hơn! Chúng tôi đều còn bé, chỉ biết đứng nhìn mà không dám và không thể làm gì. Đỉnh điểm là vụ ông ta đích thân nhận phá dỡ ngôi nhà sát cạnh nhà tôi, thuộc sở hữu của HTX. Ông ta tinh vi tìm mọi cách để bức tường đầu hồi đổ thẳng vào nhà tôi
Năm 1983 (ở đâu đó tôi nhớ nhầm là 1981), chỉ vì tôi mượn phải chiếc xe bạn tôi mua của bọn ăn cắp, mà phải làm việc với công an Hòa Bình. Cũng chỉ vì khi trình báo tôi không khúm núm trước gã thiếu úy trực ban tên là Phồn, mà việc đáng lẽ rất đơn giản lại thành to chuyện. Người trực tiếp phụ trách vụ việc là một thiếu úy trẻ, tên Bạch Xịch, vô cùng tử tế.
Nhưng hình như người tốt ở đâu cũng lép vế. Anh không có cách nào ngăn cản được Đội hình sự, do ông Bùi Văn Cọi, trung úy, đội trưởng cứ khăng khăng quy kết tôi là kẻ ăn cắp để quyết “làm thịt” tôi. Chỉ trước đó vài chục phút, họ vừa giã cho nhóm trộm cắp vặt cầm đầu là một thanh niên tên Minh, no nê đòn. Chắc mấy kẻ ăn cắp ngất sớm quá, khiến các sát thủ chưa đã cơn khát đấm đá, tiện thể có tôi đang chờ nhân chứng, một công đôi việc, muốn dùng tôi để thỏa mãn.
Tôi bị đẩy vào giữa bốn gã to con. Nhưng có lẽ thấy mắt tôi quắc lên, giọng tôi lại vang to, nói toàn những câu chả coi họ ra gì, khiến họ chùn tay. Đội trưởng Cọi coi đó là thất bại lớn, nên quyết tâm hành hạ tôi về mặt tinh thần. Ông ta giam tôi vào một cái buồng hôi thối, lúc nhúc rệp, ngay cạnh nhà hố xí. Trong ba ngày, ông ta dựng tôi dậy vài lần, chỉ để nói vào mặt tôi câu sau đây: “Tao sẽ cho mày chết mục xương”. Đáp lại, tôi chỉ cười khẩy.
Chuyện thằng Định Mắm, thằng Nhừn, thằng Tiển tra tấn tôi (khiến hai tháng sau đơn vị phải cho tôi đi viện 9 ở Vĩnh Yên vì nôn ra máu nhiều lần) thì mọi người vừa biết.
Đến đây mọi người chắc tò mò muốn biết những người tôi vừa kể hiện giờ có cuộc sống ra sao?
Thằng Sép:
Trong một trận oanh tạc như đùa của máy bay Mỹ nhằm vào Hà Nội khiến đám trẻ trâu chúng tôi nằm thành một vòng tròn nép mình dưới những luống dưa. Bất ngờ một quả tên lửa lao từ trên trời xuống và nhằm đúng chỗ thằng Sép. Bụng nó vỡ toang, chết tại chỗ. Không một đứa trẻ nào còn lại hề hấn gì.
Ông Tạ Viết Loen:
Một hôm ông cùng mấy đứa con đào giếng. Khi đặt tang giếng, chiếc tang vô tình bị gẫy, rơi thẳng xuống, kéo ông Loen rơi theo. Nhưng kì lạ là khi chạm đáy, thì ông Loen lại nằm bên dưới những khúc tang giếng. Phải bảy tiếng sau ông ta mới được đưa lên mặt đất và thoi thóp thêm vài tiếng nữa thì mất. Nghĩa là trong suốt bảy tiếng bị đè ấy, ông ta vẫn sống!
Bùi Văn Cọi:
Nhờ sự công tâm của ông Tín, phó Ty Công an Hà Sơn Bình, đặc trách công an Hòa Bình, cuối cùng Bùi Văn Cọi và đội của ông ta cũng bị kỉ luật. Sau đó tôi không nhớ chuyện ấy nữa. Khi còn ở bộ đội, tôi chơi thân với một cậu tên là Xuân, yểu điệu, trắng trẻo như con gái, cặp môi đỏ chót và rất được các chỉ huy yêu chiều. Một lần cậu ta xin ngủ đêm lại ở phòng của tôi. Biết tôi ra đi từ thủy điện Sông Đà, cậu ta thỏ thẻ kể với tôi có ông cậu ruột làm công an ở Hòa Bình. Tôi hỏi tên thì biết người đó chính là ông Bùi Văn Cọi, tục gọi Cọi Lé. Nhưng liền đó Xuân nói thêm: “Cậu Cọi bị thanh niên Hòa Bình đánh chết, rất thê thảm”.
Nhừn, Tiển và Định Mắm:
Đầu năm 2019, mấy thằng cựu lính Lào Cai có dịp hội ngộ tại nhà Vũ Văn Vọng. Hôm đó có cả một cậu lính tên là Dũng mà hồi trong quân ngũ tôi không biết. Gặp nhau chúng tôi nói đủ thứ chuyện và tình cờ có nhắc đến đội vệ binh trung đoàn. Dũng kể tên ra một loạt, kèm thông tin về cuộc sống hiện trạng . Đến Nhừn và Tiển, cậu ta thản nhiên bảo cả hai chết vì sập hố vàng. Riêng Định Mắm thì vẫn sống nhưng giờ rất sợ gặp bạn bè, lúc nào cũng lủi thủi một mình bằng tâm trạng hoảng loạn?
(Phần thông tin cuối này tôi chỉ nghe kể lại mà không có cơ hội kiểm chứng và cũng không có ý định kiểm chứng).
Tạ Viết Loen và Định Mắm đã kịp thành nhân vật của tôi. Trong tiểu thuyết “Giã biệt bóng tối”, ông Loen chính là nhân vật Phụng, còn Định Mắm ngoài đời thì trong tiểu thuyết tôi vẫn giữ nguyên tên.
Cám ơn Bác Tạ Duy Anh cho tất những bài đăng trên “Tiếng Dân”. Kính chúc Bác sức khỏe dồi dào, bình an!
Ác giả ác báo quả không sai.rong nhà Phật gọi là trả nghiệp nhản tiền ,không phải đợi kiếp sau.
Tuy nhiên quân đội bất cứ nước nào cung có kỷ luật ,và được coi là “kỷ luật sắt” Ở VNCH có tuần lể huấn nhục khi người thanh niến vào quân ngủ đâu tiên. Họ nói ngược ngạo bắt tân binh phải phục tòng ,cung như lam vài hành động nhỏ có sưc bắt ép sinh viên ,khiên họ bực mình ,nhưng nếu phản đối thì bị hít đát ,chay quanh sân trường hoặc mang quân phục ,sung (không đạn) bò giao thông hào .Còn kỷ luật nữa là làm láng giao thông hào hoặc chạy xin chử ký có giới hạn thời gian …vv và vv…Những người được gởi học quân sự ở West Point Mỹ cung viết về chuyên này khi họ bị hành hạ lúc mới vào trường Tội nặng nhất là nhốt vào conex…ít bửa, Tuy nhiên đó là những kỷ luật rèn luyện người linh chịu đựng gian khổ ,biết nhẩn nhịn , tuân lệnh tuyết đối cấp chỉ huy dù lênh có sai ,vô lý vì “thi hành trước ,khiếu nại sau”,biết im lặng chịu đựng khi cần (khi bị địch bắt chả hạn.) Nó không phải là thứ kỷ luật người mới ăn hiếp người củ ,đàn anh bắt nạt đàn em. Sau kỷ luạt họ vân là “huynh dê chi binh” vẫn kính nể nhau,,,
Chớ không phải luôn luôn lấy quyền lực ra đẻ “bề hội đồng’ đẻ đánh như đánh kẻ thù,đẻ hành hạ cho đén chết như vụ anh quân nhân tre tuổi này (và một số khác)!
Ngoài ra tác giả bị hành hạ như vậy nhưng có đoán ra được nguyên nhân ? hay tụ nghỉ mình đã có phạm kỷ luật tức có tôi không?
Tuy nhiên theo tôi thì những người có trách nhiệm quan tâm hơn các tân binh hay linh được chinh mình huấn luyên giáo dục về quân sự lẫn chinh trị cơ bản …và ít nhất ,dù gì cũng tỏ ra có nhân cách của người thầy ,người anh đi trướcđối với thế hệ đàn em…
…vì cung lý tưởng phục vụ cho quốc gia ,dan tọc,,,”đem máu đào tô thăm non sông !”
TB :vụ anh Đô chét rùm beng như vây và các báo cáo không đồng nhất khiến như luận nổi sóng ,cha mẹ nạn nhân cung khóc gào công lý nên đã có cho điều tra lại Và Cha Mẹ Đô nghe tin đó la hài lòng và tin tưởng ,mà không suy nghỉ là “VC chuyên nói láo” và thấy láo không xuôi ,thì hẹn ,làn lữa ,cứt trâu hóa bùn …(bao nhiêu vụ bao lời hứa cũng là bao lần chú cuội cười!) Đó là ,ít nhất cũng phải cho một thời gian cụ thể nào đó đẻ KẾT LUÂN ĐIỀU TRA…