1-7-2021
Việc “ma cũ bắt nạt ma mới” là chuyện thường xuyên xảy ra trong hầu hết các môi trường sống, làm việc và nó diễn ra theo cách rất tự nhiên; vấn đề của chúng ta không phải là giấu diếm mà là tìm cách ứng phó, xử lý nó sao cho hợp tình, hợp lý.
Ngày đi học, chỉ cần bạn được giáo viên chuyển sang ngồi một bàn học khác thôi, dù bạn có to con cỡ nào thì trong mấy ngày đầu, việc bị bạn gái nhỏ xíu bên cạnh mỗi ngày quật cho vài cái thước kẻ vào tay vì dám “xâm phạm lãnh thổ” mà bạn ấy đã vạch sẵn cho mình là chuyện rất bình thường. Sau nhiều lần có sự nhắc nhở của giáo viên, cùng với sự can đảm của bạn, trật tự sẽ được vãn hồi.
Tới khi đi làm việc, dù bạn có thể ngẩng mặt lên cao với các ứng viên khác khi mình mới chính là người được lựa chọn nhưng khi vào công ty mới, bạn chỉ là chú cún nhỏ. Việc bạn bị sai vặt hay được gợi ý (theo cách bắt buộc) là đi khao cái này, cái nọ cũng là chuyện bình thường – đó là cách bắt nạt trá hình mà ai ai cũng có lúc phải nếm trải…
Nhắc chuyện trên đây để biết rằng, vào bộ đội, lính mới bị bắt nạt cũng là chuyện thường tình, không phải chuyện hiếm có. Vấn đề quan trọng là cách ứng xử của lãnh đạo trong những đơn vị đó đối với tình huống này sẽ quyết định sự tồn tại hay chấm dứt tình trạng ấy. Trong lớp, giáo viên nạt, đố ai dám cãi, trong doanh nghiệp cũng vậy. Và, trong quân ngũ, điều này chắc không thể khác!
Chỉ khi nào lãnh đạo đơn vị cố tình bỏ qua hoặc vô trách nhiệm không giám sát thì việc cát cứ, phân tranh cao thấp trong một bộ phận lính mới có dịp phát tác, hoành hành. Như vậy, để xảy ra việc quân nhân đánh nhau dẫn tới chết người hay thậm chỉ là việc bị đe dọa về thể chất hay tinh thần dẫn tới cùng quẫn để phải tìm tới cái chết, lỗi lớn nhất thuộc về lãnh đạo đơn vị đó – Nếu không dung dưỡng, bao che thì là vô trách nhiệm, và cả hai điều đó xứng đáng phải bị xử lý.
Việc xảy ra cách nay không lâu, một nữ Trung sĩ không quân người Hàn Quốc đã tìm tới cái chết sau khi bị quấy rối tình dục, một sĩ quan cấp trên lập tức bị cách chức, Tư lệnh không quân Hàn Quốc sau đó cũng nhận trách nhiệm và từ chức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae – in cũng tới viếng nạn nhân và đăng đàn xin lỗi, hứa sẽ điều tra tra làm rõ sự việc. Còn chúng ta?
Ngay sau cái chết đầy nghi vấn của chiến sỹ Trần Đức Đô, người được xem “phát ngôn viên” của Bộ Quốc phòng đã khẳng định là chiến sỹ này tự tử và khi gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của cư dân mạng, thay vì tìm cách xoa dịu thì vẫn bài văn cũ soạn lại là “có thế lực thù địch xúi dục” để ngăn chặn, răn đe để hạn chế sự lan truyền. Không lẽ những bậc phụ huynh các quân nhân khác là thù địch? Không lẽ những người dân muốn biết được chân tướng sự thật là thù địch?…
Đã rất lỗi thời, lạc hậu khi mọi sự cố, mọi rủi ro đều ném cho “thế lực thù địch” khi mà ngay cả người nói ra cũng không nhận diện được đó là ai. Người dân sẽ bức xúc hơn khi cảm thấy như cầu được tìm hiểu của mình bị hắt hủi, xâm phạm và tới lúc họ sẽ xem thường giá trị lời nói, thông tin mà người có thẩm quyền muốn truyền tải. Thế nên, đã đến lúc chúng ta cần thẳng thắn thay đổi cách truyền thông để dễ tiếp cận với người dân hơn. Mệnh lệnh, quyền uy là thông điệp đã lỗi thời và chỉ phát huy giá trị đối với những người lệ thuộc hoặc những người kém hiểu biết mà thôi (trong tình huống này là những người làm ở lĩnh vực công và những bác nông dân).
Quay lại trường hợp của chiến sỹ Đô, chỉ cần gửi thông điệp rằng, chúng tôi đang điều tra nguyên nhân cái chết và sẽ xử lý nghiêm những người vi phạm (nếu có) thì Bộ Quốc phòng sẽ không khiến người dân tức giận như vài ngày qua… Và hơn hết, trong tình huống này, cần phải điều tra một cách công tâm, khách quan để ra kết luận trung thực, đây là việc làm hoàn toàn không khó để lấy lại niềm tin với gia đình các quân nhân và lấy lại niềm tin đang lung lay của rất nhiều người dân.
Mọi sự gian dối, bao che vào lúc này (nếu có) sẽ là ngọn lửa châm ngòi cho sự phản kháng, tẩy chay quân đội khi các bậc làm cha, làm mẹ khi họ không cho con gia nhập quân ngũ. Đây là việc lớn mà những người có thẩm quyền phải suy nghĩ, quyết định lựa chọn sẽ giữ cách làm cũ (ưu tiên xử lý nội bộ) hay sẽ hành động theo mệnh lệnh của thời cuộc, theo ý chí người dân?
Giờ không phải là lúc để đánh giá thiệt hơn của một cá nhân, đơn vị mà là vị thế, giá trị của cả một tập thể từng là biểu tượng trong trái tim bao người, người khôn ngoan, tôi nghĩ họ không cần phải lưỡng lự…
Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên!
(Ma-rat)
Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn?
Có gì đâu ta ôm mãi căm hờn?
Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống!
Ai đi gõ vào cửa lòng lạnh ngắt
Và thiết tha năn nỉ với hồn say
Trên muôn thây, tiệc rượu máu tràn đầy?
Không! Không thể sống như bầy hành khất!
Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống!
Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu!
Mỗi thây rơi sẽ là mỗi nhịp cầu
Cho ta bước đến cõi đời cao rộng. thơ tố hữu!
Mình thấy quá nhiều bài viết về cái sự sống không còn nữa của anh chàng này!
Chợt nhớ câu “ một người chết là một thảm họa, còn hàng triệu người chết chỉ là một con số thống kê”.
Nên chăng chúng ta nên tập chung vào cái ả Covid-19 nhiều hơn, mỗi người chung tay nhắc nhở người dân chớ tụ tập, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. Dân mình hơi bị liều họ vẫn chen lấn xô đẩy khi cần giành giựt một chỗ xếp hàng trong Siêu thị, chích ngừa, test…
Còn về Anh Đô quá cố chúng ta chỉ cần yêu cầu giới chức có thẩm quyền cao hơn trả lại công bằng cho anh ấy , vì chẳng đứa quái nào tự tử hay đột quỵ mà thân xác bị tra tấn như thế!
Một khi đã không báo sự thật thì đó là LÁO …toàn tập!!!
“Mình thấy quá nhiều bài viết về cái sự sống không còn nữa của anh chàng này… Nên chăng chúng ta nên tập chung vào cái ả Covid-19 nhiều hơn…”
“Còn về Anh Đô quá cố chúng ta chỉ cần yêu cầu giới chức có thẩm quyền cao hơn trả lại công bằng cho anh ấy , vì chẳng đứa quái nào tự tử hay đột quỵ mà thân xác bị tra tấn như thế!”
Ở trên, bạn than phiền nhiều bài viết về anh Đô, ở dưới bạn bảo đòi công bằng cho anh ấy. Đòi kiểu gì nếu không lên tiếng? Lên tiếng kiểu gì nếu không viết bài? Bạn có thấy mình mâu thuẫn không?
Tại thời điểm này trừ thông tin CoVid mọi người cố gắng đừng đưa thông tin gì khác ngoài thông tin khuất tất về cái chết của em Trần Đức Đô để tránh làm loãng và lãng quên! Chúng ta cố gắng yêu cầu quân đội phải giải thích thật khoa học cái chết của em ấy cho gia đình và XH vì đây đã là chuyện chung của cả đất nước rồi.
https://www.facebook.com/phuongngo.vn/posts/941396306714997
Thưa, “giá trị của cả một tập thể từng là biểu tượng trong trái tim bao người,” có đáng 3 xu? công an và quân đội trong mắt mọi người chỉ là bọn đi buôn bằng vốn liếng ăn cướp. Sĩ quan và binh lính là ông chủ và nô lệ, cướp bóc của công và sức lực của mồ hôi công lính nước sông
Kịch bản Trần đức Đô và Lê đình Kình hoàn toàn giống nhau vì chung đạo diễn và diễn viên trong sân khấu phông nền đỏ búa liềm.