BTV Tiếng Dân
3-6-2021
Dù đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 đã cho thấy hàng loạt lỗ hổng trong hệ thống phòng dịch từ Bắc vào Nam, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước có tổng số ca nhiễm dưới 10.000 và tổng số ca tử vong dưới 50, nhờ kết quả tương đối “khả quan” của 3 đợt phòng dịch trước đó (tuy có sự nghi ngờ, kết quả khả quan như vậy là do chính quyền kiểm soát số liệu).
Để có được “thành quả” như vậy, Chính phủ VN đã “chống dịch” theo kiểu: Một người dương tính thì ít nhất 100 người, thậm chí 1000 người có liên quan cùng bị giám sát, không làm ăn được, khiến tình hình kinh tế – xã hội ngày càng bị đảo lộn.
Con số biết nói, cho thấy mặt trái của công tác “phòng dịch” ở VN: Cảnh báo đáng lo, gần 60 nghìn doanh nghiệp từ bỏ làm ăn, VietNamNet đưa tin. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh công bố báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy: Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm 2021 lên tới 59.820 doanh nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 31.818 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 53,2% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm 2021.
Dưới phần bình luận của bài viết, độc giả Tô Minh Tân nói thẳng về hậu quả của “phương pháp chống dịch” ở VN: “Cứ phong tỏa giãn cách dịch chìm vài tháng rồi lại phong tỏa giãn cách. Dịch xuất hiện được 1 năm rưỡi tức là 18 tháng mà 4 lần phong tỏa giãn cách có nghĩa là 4 lần đầu tư lại, 4 lần làm lại kinh tế gãy vụn ai chịu nổi, chống dịch kiểu này chết là cái chắc”.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về thực trạng gần 60.000 doanh nghiệp ‘chết lâm sàng’: Mong gì từ Chính phủ? Ông Phạm Xuân Hòe, cựu Phó Viện trưởng Chiến lược ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước, nhận định, trong lúc khó khăn vì đại dịch Covid-19, VN nên đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế kinh tế, từ đó hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Ông Hòe nói: “Tôi đi dự hội thảo các tỉnh, DN không mong Chính phủ cho tiền mà mong sự hỗ trợ từ các chính sách miễn giảm. Chi phí nào cắt giảm, miễn được thì miễn luôn. Chứ giãn thuế, khoanh nợ tiền thuê đất thì vẫn phải trả”.
Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chấm dứt hoạt động chỉ mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, bao gồm các tiểu thương kinh doanh hộ gia đình. Họ là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực từ các biện pháp hạn chế đi lại, phong tỏa kinh tế. Họ đã gắng gượng qua 3 đợt dịch để Chính phủ đạt “thành tích” chống dịch, nhưng tới đợt thứ 4 này thì họ đã không còn chịu đựng được nữa.
VTC có clip cung cấp thêm số liệu về cú sốc Covid-19 tại Việt Nam: Cứ mỗi ngày trôi qua, 400 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
RFA có bài: Doanh nghiệp khốn đốn trong mùa dịch và cách giải cứu nào hiệu quả? Các kênh truyền thông của chế độ liên tục tuyên truyền về các “gói cứu trợ” hỗ trợ người dân mùa dịch, nhưng một chủ doanh nghiệp cung cấp suất ăn trưa cho các trường học ở Sài Gòn cho biết: “Họ xét kỹ lắm, không tới tay mình đâu. Mình không biết nó hỗ trợ cho đối tượng nào. Mình thấp cổ bé họng thì làm sao mà biết chỗ nào để nộp. Con nhỏ kế toán của tôi rất giỏi mà nó không lấy được đồng bạc nào hết, dễ gì ăn được tiền của nhà nước”.
Một người khác là chủ doanh nghiệp vận tải bình luận: “Thực tế các thủ tục rồi các tác động khác trong việc xin được hưởng gói cứu trợ thì nó muôn vàn khó khăn từ cơ sở. Nếu chủ doanh nghiệp có mối quan hệ hạn chế cộng thêm những lý do họ đòi hỏi để đạt tiêu chuẩn được cứu trợ mà chính phủ đưa ra thì rất khó để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, cho nên khó mà rờ được tới những gói cứu trợ”.
Báo Thế Giới và VN có bài: Ngành hàng không ‘kiệt quệ’ vì Covid-19, cần những chính sách hỗ trợ dài hạn. Một tiếp viên hàng không nội địa cho biết: “Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tháng 5 hằng năm thường là thời gian cao điểm, hành khách thường xuyên di chuyển đi du lịch, nghỉ dưỡng. Nhưng hiện tại, các chuyến bay thưa thớt, hành khách trên chuyến bay cũng vắng vẻ. Các tiếp viên trong hãng chỉ có khoảng 10% được bay, còn lại sẽ nghỉ luân phiên”.
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không VN (VABA) cho biết, ngành hàng không đã chịu tác động nghiêm trọng từ 3 đợt bùng phát dịch trước đó. Trong năm 2020, các hãng hàng không VN đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỉ đồng, doanh thu giảm khoảng 100.000 tỉ đồng so với năm 2019. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo, mức lỗ của các hãng hàng không trong năm 2021, ước tính lên tới 95 tỉ Mỹ kim.
Sau gần một năm rưỡi gồng mình cùng các biện pháp “chống dịch” của chế độ, các cụm rạp phim kêu cứu trước nguy cơ phá sản, Zing đưa tin. Bà Mai Hoa, GĐ marketing của cụm rạp Galaxy thừa nhận, đơn vị này cùng các cụm rạp khác đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, đề nghị hỗ trợ cho các doanh nghiệp điện ảnh vượt qua khó khăn vì đại dịch.
Đại diện cụm rạp BHD nói khéo về “miếng bánh vẽ” hỗ trợ doanh nghiệp: “Đầu năm 2020, Chính phủ có văn bản, hướng dẫn các bộ, ngành, ngân hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành phim ảnh khó khăn vì dịch. Nhưng đến đầu năm 2021, chúng tôi không còn được các chính sách hỗ trợ nữa. Nếu tình hình này tiếp tục, không chỉ doanh nghiệp kinh doanh rạp của Việt Nam mà rạp thuộc các tập đoàn lớn cũng có nguy cơ phá sản”.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Giải cứu rạp phim, cách nào? Bài báo chỉ dám úp mở, không dám nói thẳng ra: Chỉ có cách là Chính phủ VN thừa nhận giới hạn của họ, chấm dứt cái kiểu “chống dịch” gặp phải 2, 3 ca dương tính thì “truy vết” rồi ép cả trăm người, ngàn người phải chịu trận cùng.
Mời đọc thêm: Con số báo động, mỗi tháng hơn 13 nghìn DN rút lui khỏi thị trường (VNN). – Đề xuất nới điều kiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho 39.000 doanh nghiệp (VnEconomy). – Hà Nội: Hơn 45.000 công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (NLĐ). – Hà Nội: 945 doanh nghiệp nợ thuế khó thu tới hơn 102 tỷ đồng (TCDN). – Bà nội trợ méo mặt, doanh nghiệp như ngồi trên lửa (PLTP). – Doanh nghiệp xuất khẩu “gồng mình” chống chọi với làn sóng tăng giá (CT). – Giá thép tăng gần 50%, thị trường xây dựng náo loạn, nhiều nhà thầu gặp ác mộng (VTC).
– Các doanh nghiệp phát hành phim “kêu cứu” vì Covid-19 (VnEconomy). – Bốn đơn vị phát hành phim lớn nhất Việt Nam kêu cứu (CL). – Doanh thu gần như bằng 0, CGV, Lotte, Galaxy và BHD kêu cứu Thủ tướng vì sợ phá sản (VOV). – Doanh nghiệp dệt may, da giày cố xoay trở sản xuất giữa lúc TPHCM giãn cách xã hội (ĐTTC). – Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng trong danh sách ‘bêu tên’ nợ thuế, phí (Infonet). – Doanh nghiệp du lịch kiệt quệ (TP). – Doanh nghiệp rốt ráo tìm nguồn vaccine cho nhân viên — Đại diện Pfizer: Chúng tôi không đàm phán vaccine với các doanh nghiệp (Zing).
Tác giả truyện kể “Năm anh mù sờ voi ” ( người viết thành thật xin lỗi quý vị khiếm thị , vì đã dùng chữ ” mù ” , do buộc phải viết đúng tựa ) đặt câu chuyện nầy để muốn khuyên mọi người cần có cái nhìn tổng thể , không nên cục bộ , trong nhìn nhận sự vật , hiện tượng. Bởi chỉ như vậy , đánh giá mới có cơ hội cao nhất cho tính chính xác . Sẽ vô cùng hỗ thẹn khi có sự nịnh hót , nhưng cũng rất bất công khi không đưa ra sự thật rằng, hơn một năm qua , nhờ tầm nhìn ” diệt dịch như diệt giặc ” của nhà nước , cộng với yếu tố lòng dân , Việt Nam ta đã kềm chế hiệu quả dịch Covid-19 ,theo cách đánh “con nhà nghèo ” , có thể không giống ai của mình . Dịch đến lại kéo dài, bắt buộc con người phải có sự chọn lựa giữa sinh mạng và cái ăn để sinh tồn .Hai thái cực ấy dẫn đến cuộc “vỡ trận “,với người chết và đầy rẩy khổ đau.., ở không ít quốc gia. Trước tình hình nầy, giải pháp ” tối ưu” chính phủ chọn, là quyết tâm đặt chuẩn số một về nhân quyền lên hàng đầu , “quyền sống còn ” của công dân . Song song đó , tuỳ từng giai đoạn ,có kết hợp với phát triển kinh tế và biện pháp xã hội ” để không ai bị bỏ lại phía sau ” .! Con số khá ” ấn tượng ” trong thời dịch về sản xuất , xuất khẩu ; số người bệnh , khỏi bệnh, người chết , kinh phí trợ cấp… là chỉ dấu ,(dẫu không phải đã ” tròn vo, tròn vẹn ” không còn gì là vấn đề ) . Đợt dịch lần bốn xảy ra ,khi ở thế giới và các nước láng giềng bùng mạnh. Virus với biến thể dữ dội hơn. Tâm lý ” khinh lờn” trong mỗi con người vì độ kéo quá dài của thời gian dịch..Những thứ ấy tuy đang làm khó hơn cho ta , nhưng khó thể để nói là lần nầy chống dịch không thành công, nhất là khi ta bắt đầu chiến thuật mới ” vừa đỡ nhưng vừa tấn công” vào chúng Còn nhớ , năm rồi , ở một chương trình y khoa của đài VOH ( khoảng thời gian cách ly xã hội ) , bác sĩ phụ trách đã có một câu phát biểu kết luận bằng nỗi buồn và sự tiếc nuối .Theo vị bác sĩ ấy, ông không hiểu sao lại có luồng dư luận ,xuất phát từ đồng bào mình , mà vị này cho là dư luận ấy đã ” Cảm thấy không vui , khi cả nước có những bước tiến trong phòng chống dịch ” ! Câu nói đã lâu rồi ,mà đến nay , vẫn luôn là nỗi niềm canh cánh trong lòng( chúng) tôi (và chắc cũng vậy ,với tất cả mọi người Việt khi nghe ), để rồi mơ tới và nghĩ đến một ” hội nghị Diên Hồng ” năm nao. “Hừng hực khí thế dân , quân đồng lòng diệt giặc “! Xin cảm ơn .
Ai tin chế độ độc tài thì tin số liệu của độc tài ban bố.
Cho thấy tình hình thực sự nghiêm trọng hơn dữ liệu đã công bố đến nỗi áp đặt báo động đồng loạt cho cả một thành phố hcm với nhiều cấp độ khác nhau.
Đối mặt với một tình huống bế tắc của dân đen chạy bữa nào ăn bữa đó, không hề có cái phao trợ cấp thất nghiệp, tay không làm thì hàm khỏi nhai.
Lộ rõ một thực trạng ngân sách kiệt quệ, gói hỗ trợ lưu manh trên giấy không cứu nổi lấy 1 doanh nghiệp, cọng thêm cảnh toàn dân thắt lưng buộc bụng để hưởng ứng hỗ trợ Covid.
Lộ rõ bản chất hèn hạ và to mồm của đảng cầm quyền.
Trước khi kêu gào quyên góp, hãy thanh lý tử tế sòng phẳng các gói hỗ trợ mà ông thủ tướng tòa tháp nghiêng đã to mồm tuyên bố và cam kết.
Doanh nghiệp kích cỡ càng nhỏ lãi suất càng cao. Đến cấc người bán vé số, trà đá thì lãi suất cao ngất ngưởng, Họ khó tiếp cận nguồn hỗ trợ từ đảng và nhà nước ta là đương nhiên.
“Đại diện Pfizer: Chúng tôi không đàm phán vaccine với các doanh nghiệp (Zing)”
There gone gươm với giáo . This year aint yr year, Năm nay có vẻ là năm tuổi của trí thức nước mềnh . Nói điều gì ra, instant karma ngay tắp lự . WTF d’ya know, Nhân Quả có thiệt!