Phỏng vấn cựu hoa hậu Myanmar Htar Htet Htet

Đoàn Bảo Châu

27-5-2021

Phải chừng mấy tuần thì cựu hoa hậu Myanmar, Htar Htet Htet mới trả lời mấy câu hỏi phỏng vấn của tôi. Cô xin lỗi đã không trả lời trực tuyến được bởi điều kiện của cuộc sống du kích không cho phép.

Q: Tại sao bạn gia nhập lực lượng du kích để chống lại chính phủ quân sự đương thời?

A: Chúng tôi đã biểu tình một cách ôn hòa nhưng họ đã tấn công chúng tôi một cách tàn bạo. Tôi không thể đứng nhìn đồng bào của mình chết một cách vô ích, bất lực và vô vọng. Tôi tin rằng chúng tôi đã thử mọi phương pháp đấu tranh cần thiết trước khi dùng đến vũ lực. Đấy là một con đường duy nhất còn lại. Khi chế độ độc tài đã thành một thực tế thì cuộc cách mạng để thay đổi nó là quyền của người dân.

Q: Bạn không sợ bị giết? Tại sao không?

A: Tất nhiên là tôi sợ, tôi rất sợ bị giết nhưng tôi tin rằng thà chết trong khi đấu tranh cho tự do cho số phận của mình còn hơn là sống khi bị tước bỏ các quyền cơ bản của con người, quyền tự do sống như một con rối dưới những đế giầy quân sự ngang ngược và tàn bạo.

Q: Bạn có nghĩ dân chủ quan trọng đối với người Myanmar không và tại sao?

A: Vâng, đấy là điều tối quan trọng với người dân Myanmar và chúng tôi phải giành được nền dân chủ với bất cứ giá nào.

Q: Bạn có thể mô tả cuộc sống của bạn bây giờ không? Hoàn cảnh sống của bạn, quá trình huấn luyện của bạn, cảm xúc của bạn…?

A: Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều khi với tư cách là một nhà cách mạng. Hiện tại hoàn cảnh sống không phải là vấn đề lớn, tôi đang cố gắng làm quen với quá trình huấn luyện cho chiến tranh du kích. Tôi chỉ tâm niệm hàng ngày là cần học tập nhiều hơn nữa để làm tốt sứ mệnh của mình. Khi tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn bã thì tôi nghĩ tới những người đang bị bắt, những người đã cống hiến cuộc sống của họ cho nền dân chủ.

Q: Bạn có tin vào chiến thắng, và tại sao?

A: Tất nhiên là tôi tin vào chiến thắng. Bởi vì chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ những gì mà chúng tôi đã đặt lòng tin vào. Người dân Myanmar sẽ lấy lại nền dân chủ trong tương lai. Kẻ độc tài sẽ không trao quyền lực cho người dân một cách dễ dàng cho nên chúng tôi phải chiến đấu để giành lại chính phủ đã được bầu một cách dân chủ của chúng tôi.

Q: Tại sao một phụ nữ như bạn lại cầm súng và chiến đấu? Bạn không nghĩ đó là công việc của đàn ông sao?

A: Bởi vì tôi muốn cầm súng để lấy lại những gì là quý báu. Cách mạng không chỉ dành cho nam giới mà cả phụ nữ. Tôi muốn yêu cầu một điều với thế giới là đừng chấp nhận cuộc đảo chính quân sự. Hãy giúp đỡ và hỗ trợ NUG với tư cách là Chính phủ Myanmar.

Xin lỗi vì đã trả lời muộn, xin hãy hiểu giúp hoàn cảnh của tôi khi kết nối internet là rất khó khăn.

Q: Cảm ơn bạn rất nhiều! Tôi sẽ dịch bài phỏng vấn này để nhiều người Việt Nam có thể đọc được những lời của bạn. Chúng tôi, những người Việt Nam yêu chuộng dân chủ sẽ luôn đồng hành cùng các bạn và chúc các bạn sẽ chiến thắng trong cuộc chiến cam go này. Tôi hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể gặp nhau ở Myanmar khi nền dân chủ đã được lấy lại ở đất nước các bạn.

A: Xin cảm ơn rất nhiều vì sự ủng hộ của các bạn!

Ảnh chụp màn hình
Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Htar.Htet.Htet -bằng lương tâm và sự công bằng – phải nói là rất xứng đáng để đạt vương miện cao quý : ” hoa hậu Myanma ” ! Lòng ái quốc ,một trong những tiêu chuẩn đẹp , tuy không công khai, nhưng chắc chắn được mặc nhiên công nhận ở các cuộc thi tuyển chọn “người đẹp “. Và như thế , cô hoa hậu nầy chẳng những đã trả lời xuất sắc ,mà còn đang thực sự hành động đúng theo ứng đáp của cô , dành cho vòng ” tốp năm người đẹp ” cuộc thi , (nếu được đặt ra ngày ấy ). Hoa hậu thường đi đôi với ” xa hoa , danh vọng , tiền tài, địa vị ; một bước lên xe..” . Ấy vậy mà cô đã vì lý tưởng , ngoảnh mặt làm ngơ , chỉ biết quên mình cho tổ quốc ,một việc làm thật hiếm thấy !Thương cô, thương cả cho đất nước Myanma anh em… Người Việt chúng tôi là những người hiểu hơn ai hết về giá trị máu xương đổ ra cho sự bình yên có được . Cũng rất thấm thía với “nỗi buồn nhược tiểu” ( xin lỗi ) trong xã hội chính trị , đúng với mọi thời .Biết so sánh thường khập khiễng, song, chuyện của cô bổng dưng làm (chúng )tôi nhớ tới chuyện một nữ sinh đã ngã xuống trong cuộc biểu tình năm 1963 …Cạn nghĩ ,(qua độ trễ thời gian , nay khách quan hơn khi đối chiếu lại) ; phải chăng trong chính trị , người ta luôn nhân danh ” lý tưởng cao đẹp ” nhằm lôi cuốn số đông, thường là để che đậy ý đồ đen tối do ” bàn tay lông lá ” từ phía hậu trường ,(mà trường hợp trên là ví dụ điển hình) . Gì thì gì , chia “phe ” thay vì đoàn kết và cảnh ” nồi da xáo thịt ” phải được coi là bài học đau đớn nhất của một dân tộc và đất nước ! Xin cảm ơn !

  2. May quá, Đoàn Bảo Châu đã chứng minh đất nước mình hổng phải độc tài như Miến Điện, và lòng tin của mềnh vào chủ nghĩa xã hội & Cụ Hồ Chí Minh .

    Dù gì đi nữa, tớ lặp lại lời nhìu ngừ khác là mình chỉ nên phản biện ôn hòa, vì nó thể hiện rõ tính có vẻ có học của mình .

  3. Cảm ơn tác giả đã cho đăng bài phỏng vấn này.
    Việt Nam cũng có những Cấn Thị Thêu, Phạm Đoan Trang…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây