Nhã Duy
16-5-2021
Vài ngày qua trên mạng có lan truyền một bài viết về vấn đề lịch sử tại dải Gaza trước cuộc chiến giữa Palestine và Do Thái hiện nay. Bài viết trích câu nói rằng, “hãy đi tìm lịch sử bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề“, cũng như kết luận rằng: “Tôi chỉ là người kể lại lịch sử, để bạn biết căn nguyên vấn đề vì sao có súng nổ, chứ không phải để phán xét“. Bài viết khá chi tiết và tóm lược được một số cột mốc lịch sử của vùng đất giao tranh này.
Nhưng rất tiếc, như những ký giả nước ngoài viết về cuộc chiến Việt Nam chỉ dựa vào các tài liệu của “bên thắng cuộc”, lịch sử dường như nghiêng về một chiều. Tỏ như trung dung và chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử nhưng bài viết đã cho cảm giác, tổ chức Hamas của Palestine như một nhóm khủng bố với “hơn 1,000 rocket bắn về Do Thái” và người Do Thái là “những con người cầm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất tổ tiên” đã có từ 3.000 năm trước. Có phải vậy không?
Trước khi quay lại đôi nét sơ lược lịch sử của dải đất Gaza này, nhắc đến bài viết trên vì cuộc chiến giữa Palestine và Do Thái hiện nay đã xuất hiện khá nhiều thông tin sai trái và ngụy tạo hay dẫn dắt công luận. Nó xuất hiện ngay từ chính phủ và quân đội Do Thái.
Vài ngày trước, phát ngôn viên của Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu là Ofir Gendelman đã tung lên một video chiếu cảnh quân Hamas phóng rocket về khu dân cư Do Thái, cáo buộc nhóm này đang thực hiện một “tội ác chiến tranh khủng khiếp” nhằm giành lấy chính nghĩa và quyền “tự vệ chính đáng” của mình. Đáng tiếc là clip phim này được phát hiện là lấy trên YouTube và đã có từ hơn hai năm trước, lấy cảnh giao tranh đâu đó tại Syria. Sau khi bị phát hiện, clip này đã bị xóa. Ofir Gendelman còn chia sẻ một clip khác từ Tik-Tok về tình trạng hiện nay nhưng thật ra nó đã có từ tháng Ba và không liên quan gì đến Hamas.
Không những vậy, Lực lượng Phòng vệ Do Thái IDF vừa lừa cả truyền thông thế giới một cú ngoạn mục khác khi khuya hôm qua họ nhắn tin và xác nhận là quân đội Do Thái tiến quân vào dải Gaza. Sau khi hầu hết các hãng tin đã tung tin ra thì IDF lại gởi lời xin lỗi vì đã … nhầm do lỗi phiên dịch, không có chuyện đưa lính vào Gaza. Lý do chính của việc này là IDF muốn sử dụng truyền thông để lừa quân Hamas chui vào các đường hầm, rồi cho hơn 150 phi cơ sang oanh tạc. Họ chỉ xin lỗi và rút lại lời sau khi thực hiện xong phi vụ.
Kể lại dăm câu chuyện thời cuộc trước khi quay lại cùng lịch sử của sự tranh chấp vùng đất Jerusalem hay dải Gaza vì những thông tin hiện nay về lịch sử hay giao tranh dễ dàng bị thao túng có ý định hay vô tình lan truyền theo lý lẽ một bên.
Vùng đất lịch sử “3.000 năm” của người Do Thái là điều mà người Do Thái dựa vào kinh Cựu ước để tin là vậy hơn là sự xác thực về phân bổ lãnh thổ, địa chính trị rõ ràng từ thời cận đại. Khó lòng xác định lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào trong hàng ngàn năm trước chỉ dựa vào “niềm tin” hay một tài liệu do chính họ đưa ra trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Không quay lại quá xa vấn đề lịch sử mang tính lý thuyết, đây là vùng đất thuộc về các đế chế hùng mạnh trong nhiều thế kỷ cùng các cuộc giao tranh mang tính tôn giáo giữa Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo qua những cuộc thập tự chinh từ thế kỷ 11. Chiến tranh, những vụ tàn sát và bị bắt làm nô lệ đã buộc người Do Thái phải sống lưu vong khắp thế giới, không có quê hương và lãnh thổ. Tuy có cùng nguồn gốc và những khởi thủy tương đồng về đức tin, những người Do Thái ở lại đã sống chung với người Hồi Giáo trong sự thù ghét lẫn nhau bởi niềm tin tôn giáo khác biệt.
Cho đến cuối thế kỷ 19, Theodor Herzl, cha đẻ của chủ nghĩa và phong trào phục quốc (Zionism), đồng thời người được xem như là quốc phụ tinh thần của Do Thái đã viết trong cuốn sách “The State of the Jews” kêu gọi người Do Thái rời bỏ châu Âu để tìm về “vùng đất hứa” cội nguồn, tức vùng đất của Palestine, một phần vì làn sóng bài Do Thái. Ý định thành lập một quốc gia Do Thái ra đời từ đây.
Sau Đệ Nhất Thế Chiến, khi quân đồng minh đánh bại và kết thúc sự trị vì của đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, người Ả Rập đồng minh với Anh đã được Anh cam kết trả độc lập để thành lập các quốc gia tại vùng Trung Đông nhưng người Anh cũng đồng thời bí mật có những hứa hẹn riêng với người Do Thái. Sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Anh rút hẳn ra khỏi khu vực, giao lại cho Liên Hiệp Quốc. LHQ quyết định phân chia Palestine làm hai, một phần thuộc về Palestine và phần khác thuộc về Do Thái, nếu chấp thuận sẽ công nhận sự độc lập và chủ quyền lãnh thổ.
Tưởng cũng nói thêm rằng, là một dân tộc thông minh và mạnh mẽ, dù từng bị ghét bỏ tại nhiều quốc gia nhưng người Do Thái lại nắm giữ những vai trò hay có ảnh hưởng khá mạnh trên khắp thế giới. Người Do Thái nhanh chóng đồng ý, được Mỹ và châu Âu ủng hộ và hậu thuẫn, trong khi Palestine và khối Ả Rập phản đối vì không thể mất đất đang có về tay Do Thái.
Do Thái chính thức được công nhận độc lập và trở thành một quốc gia có chủ quyền vào năm 1948 trong khi Palestine dứt khoát không chịu mất đất nên vẫn không là quốc gia độc lập và có chủ quyền. Điều này đã dẫn đến chiến tranh khi liên quân Ả Rập tấn công Do Thái nhưng bị thua trận vào năm 1948, giúp cho Do Thái thu tóm khoảng ba phần tư vùng đất lịch sử của Palestine. Không những vậy, trong “cuộc chiến sáu ngày” vào năm 1967, Do Thái còn chiếm thêm một số phần lãnh thổ còn lại của Palestine như Đông Jerusalem, Tây Ngạn West Bank, một phần dải Gaza, lẫn đồi Golan của Syria và bán đảo Sinai của Ai Cập.
Hùng mạnh và tàn bạo, lại được hậu thuẫn, Do Thái sẵn sàng trấn áp bất cứ manh nha chống đối nào, trong khi người Palestine quyết không khuất phục. Đó là lý do những cuộc chiến lớn nhỏ, đẫm máu đã liên tục xảy ra từ khi nhà nước Do Thái ra đời.
Hamas là phong trào và lực lượng vũ trang của nhóm kháng quân Hồi Giáo Sunni được bầu cử và nắm quyền tại dải Gaza thuộc quyền Palestine từ năm 2006. Hamas mang mục tiêu thành lập nhà nước Palestine và đòi Do Thái phải trả lại những vùng đất đã chiếm trong cuộc chiến 1967. Bị Do Thái tấn công và Hamas đã trả đũa với những vụ ôm bom tự sát hay bắn trả phi đạn sang Do Thái. Đó là việc Hamas bị xem là tổ chức khủng bố. Tuy nhiên điều này cũng là điều tranh cãi tùy theo góc nhìn nào hay đặt vào trong vị thế của người Palestine.
Các cuộc xung đột giữa Do Thái với Palestine cùng khối Ả Rập là vấn đề nan giải cho Hoa Kỳ lẫn thế giới bởi Do Thái không hề nhượng bộ, luôn có những hành động cứng rắn và trả đũa tàn bạo. Cuộc xung đột hiện nay xảy ra khi Do Thái trục xuất sáu gia đình Palestine tại Đông Jerusalem, là điều mà Do Thái từng bước thực hiện với người dân Palestine từ nhiều năm qua.
Quốc Hội Hoa Kỳ có những dân biểu gốc Do Thái cả trong lưỡng đảng, cộng đồng Do Thái lại là một cộng đồng thiểu số hùng mạnh bậc nhất tại Mỹ, từ trong chính trị, tài chính cho đến truyền thông, học thuật. Đây điều đặt bất cứ tổng thống Mỹ nào vào vị thế đầy cân nhắc và thận trọng trong các vấn đề liên quan, để rồi hầu như thường bảo vệ hay bào chữa cho các hành động cùng phản ứng của Do Thái.
Trong đêm qua, Do Thái đã cho đánh bom cả vào tòa cao ốc mà các hãng truyền thông thế giới đặt bản doanh tại dải Gaza với lý do là có nhóm tình báo của Hamas trú ẩn. Truyền thông thế giới buộc phải rời khỏi khu vực chiến sự. Bom vẫn rơi trên đầu người dân và trẻ em Palestine, trong khi các tin tức về cuộc chiến tại đây xem như đã bị chặn lại. Và ở bên ngoài, không ít người tin rằng Do Thái đang tự vệ chính đáng để chống lại khủng bố. Đó là thứ lý lẽ của kẻ mạnh.
Lịch sử rất cần cái nhìn từ nhiều phía. Và bất luận thế nào, những cuộc tấn công vào dân thường từ bất cứ phía nào là một sự tấn công vào nhân loại.
Bổ sung cho ý kiến khá tươm tất trên…
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định thông qua một phương án phân chia chính thức cho Lãnh thổ ủy trị Palestine (là cựu thuộc địa của Đế quốc Anh).
Kế hoạch được kỳ vọng rằng sẽ giải quyết dứt điểm những xung đột liên miên giữa 2 phe: cộng đồng người Do Thái di cư với lý tưởng “phục quốc” và người Ả Rập vốn đang cư ngụ mấy trăm năm nay trên quê hương củ của người Do Thái trước khi dân tộc nầy bị các lực lượng chiếm đóng đuổi ra khỏi nước và lang thang khắp thế giới.
Cụ thể, phương án này sẽ chia Lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước mới, một của người Ả Rập và một của người Do Thái.
Riêng Jerusalem thì nằm dưới quyền quản lý của Liên Hiệp Quốc với tư cách lãnh thổ uỷ trị quốc tế.
Bi kịch bắt đầu khi người Do Thái chấp thuận theo quyết định của Liên Hiệp Quốc,
nhưng người Ả Rập lại không đồng ý với kế hoạch trên.
Họ cho rằng việc phân định, chia cắt lãnh thổ của cộng đồng người Ả Rập như vậy không khác gì hành vi cướp đất theo kiểu “Thực dân châu Âu”.
Ngược với lập trường đó của Ả rập, thủ lĩnh của cộng đồng người Do Thái là David Ben-Gurion ra tuyên bố “thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi là Nhà nước Israel”, thể chế sẽ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi Anh Quốc kết thúc sự quản lý ủy trị.
Thế nhưng, biên giới của nhà nước mới lại không được xác định rõ ràng. Thế giới Ả Rập tuyên bố không bao giờ công nhận nhà nước mới của người Do Thái.
Ngay sau đó, Liên minh quân đội giữa các quốc gia Ả Rập dưới sự ủng hộ, hậu thuẫn, viện trợ từ phía Liên Xô chính thức tuyên bố chiến tranh, mục tiêu nhằm sử dụng vũ lực để xóa sổ nhà nước Israel non trẻ.
Chiến tranh Ả Rập – Israel (1948) bùng phát, Lực lượng Phòng vệ Israel với ưu thế về sự chủ động, sức cơ động, chiến thuật ưu tiên tác chiến đánh phủ đầu kết hợp không kích bất ngờ đồng thời thành công trong việc hạn chế các công nghệ quân sự của đối phương,… đã chiến đấu và nhanh chóng giành chiến thắng áp đảo trước các nước Ả Rập láng giềng.
Không dừng lại ở đó, sau này, Israel còn tiếp tục chiến thắng khối Ả Rập trong Chiến tranh Sáu Ngày (5/6-10/6 năm 1967) và Chiến tranh Yom Kippur (6/10-26/10 năm 1973). Trong quá trình đó, Israel chiếm đóng thêm một loạt các lãnh thổ mới, bao gồm: Bờ Tây, bán đảo Sinai của Ai cập; một bộ phận của miền nam Liban; Dải Gaza và Cao nguyên Golan.
Bằng hành động chống xâm lăng đó, Israel tiếp tục mở rộng diện tích lãnh thổ nước này ra gấp 3 lần so với ban đầu.
Bi kịch là khối Ả rập không chào đón một dân tộc khao khát phục quốc để chấm dứt chuỗi đau thương vì trả nợ tổ tông; và gặp phải quốc gia nhỏ bé nầy là một dân tộc kiên cường, nhỏ có võ, nên sứt đầu mẽ trán khi đụng độ với nó!
Lẽ công bằng thật khó phán xử cho cuộc xung đột cay đắng nầy.
“…người Ả Rập vốn đang cư ngụ mấy trăm năm nay trên quê hương củ của người Do Thái trước khi dân tộc nầy bị các lực lượng chiếm đóng đuổi ra khỏi nước và…”
Đính chánh:
…sau khi… (thay vì nhầm …trước khi…)
Tác giả này chỉ mới sờ được 1/3 “con voi” mà đã lên giọng tưởng lầm là mình
hiểu hết tình trạng xung đột giữa Palestine và Do Thái.
Tưởng cũng nên nói sơ qua 1 chút lịch sử về vùng chiến tranh triền miên này.
Trước Công Nguyên,vua David của Do Thái đã đặt thành Jerusalem làm thủ đô
cho các bộ lạc Do Thái rồi sau đó họ lần lượt bị bắt làm nô lệ cho các đế quốc
hùng mạnh thời bấy giờ là Babylon (Iran,Iraq,Ai Cập…) và đế quốc La Mã thôn
tính khiến họ mất nước từ đó. Cho đến khi Hồi giáo ra đời khoảng 500 năm sau
Công Nguyên thì thế lực này chiếm thành Jerusalem khoảng những năm 1000
nên thế giới Tây phương mới hợp lực lại để chiếm lại thành này trong cuộc chiến
gọi là Thập Tự Chinh nhưng thất bại. Thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ là hùng
mạnh nhất thống trị toàn vùng Trung Đông,từ những năm 1500 đe doạ cả Âu Châu.
Vì thất trận trong thế chiến thứ 1 nên đế quốc này yếu dần và phải chia lại vùng
Trung Đông cho phe chiến thắng do Anh đứng đầu và thảm kịch tàn sát nhau xảy ra
sau đó khi Anh được uỷ nhiệm của Liên Hiệp Quốc cho Do Thái thành lập quốc gia
độc lập 1948 khiến khối Hồi giáo bất mãn và nổ ra những cuộc trả thù chém giết
lẫn nhau không ngừng cho đến nay.
Vấn đề nữa là hiện nay,Palestine được cai trị bởi nhóm Hamas chủ trương bạo động,
muốn tiêu diệt Do Thái,chứ không phải Fatah có chính sách ôn hoà.
Không biết có phải vì tội giết Chúa không mà người Do Thái chịu khổ nhục và mất
nước mấy ngàn năm ? Đó là chưa kể bị Hitler thiêu sống mấy triệu người !
Bạn đọc Trực Ngôn , thiển nghĩ , có quan điểm khảo sát vấn đề một cách khoa học ( nhận tin từ nhiều nguồn đối lâp , khả tín ) , khách quan ( không nhìn sự vật từ chỉ một góc nhìn ) , diễn đạt ý kiến chân thành , tôn trọng khác biệt , ngôn từ lịch sự . Chính vậy , dù là lời bình , thông tin của bạn đã góp phần cho lượng nội dung trong bài viết của tác giả phong phú thêm. Mong bạn cho (chúng ) tôi được học hỏi ở bạn nhé ! Xin cảm ơn !
Bạn đọc Trực Ngôn , thiển nghĩ , có quan điểm khảo sát vấn đề một cách khoa học ( nhận tin từ nhiều nguồn đối lâp , khả tín ) , khách quan ( không nhìn sự vật từ chỉ một góc nhìn ) , diễn đạt ý kiến chân thành , tôn trọng khác biệt , ngôn từ lịch sự . Chính vậy , dù là lời bình , thông tin của bạn đã góp phần đáng kể cho lượng nội dung trong bài viết của tác giả phong phú thêm. Mong bạn cho (chúng ) tôi được học hỏi ở bạn nhé ! Xin cảm ơn !
Phải công nhận một điều rằng, cộng đồng người Do Thái RẤT MẠNH (không chỉ ở Mỹ). Họ rất đoàn kết và rất khôn ngoan. Họ biết cách quan hệ với hệ thống chính trị. Họ biết cách “xin”/’tranh thủ’ sự hỗ trợ để làm giàu; để nâng đỡ người của họ và làm tổ chức Do thái của họ vững chắc thêm mỗi ngày; đồng thời họ cũng biết cách “cho/đóng góp” cho nước sở tại … khác với người Do thái, tôi không biết gì về người Palestine ngoài mấy hình ảnh “bịt mặt”/ hoặc đeo bom khủng bố … đằng sau những hành vi đó là do bị chèn ép?, do cá lớn nuốt cá bé? hay không được đối xử công bằng? hay do cái gì ??? Thực tình, tôi không biết rõ chuyện mâu thuẫn của 2 nước, nên không dám phát biểu và cũng cố gắng tránh nói những điều không rõ, một phần do không muốn thiếu sự ‘công bằng’ khi đánh giá một vấn đề nào đó; phần nữa, tôi không muốn bị cho là hồ đồ/lộng ngôn..! câu trích dẫn” “hãy đi tìm lịch sử bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề“, cũng như kết luận rằng: “Tôi chỉ là người kể lại lịch sử, để bạn biết căn nguyên vấn đề vì sao có súng nổ, chứ không phải để phán xét“. một bài viết trên mạng được tác giả dùng trong bài viết này: tương đối có lý (ý kiến cá nhân). Tôi sẽ tìm đọc khi có thời gian. Cám ơn Nhã Duy, Chúc sức khỏe!
Nhiều phóng viên từng làm việc ở tòa cao ốc mà các hãng truyền thông thế giới có văn phòng không hiểu tại sao toà nhà này bị đánh bom. Tất cả mọi người ở bên trong đã được quân đội Do thái cho biết, trước khi hỏa tiễn bay đến. Nhiều người cho rằng toà nhà 14 tầng này bị đánh sập chỉ vì nó là biểu tượng của Gaza dòm ngó qua Israel.
Là người của bên thua cuộc, xem Hamas như bọn cọng sản quỷ quyệt, pháo kích vào nhà dân, sao lại không phê phán. Nếu VNCH trước đây mà thức tỉnh sớm như Israel thì đâu phải thua cuộc. Nên nhớ trước khi phá hủy toà nhà cao tầng, phía Ỉsrael đã báo trước 1 tiếng cho các cơ quan dân sự đi tản, chứ không như việt cọng pháo kích vào nhà dân nửa đêm!
Tác giả có thể nói gì về cuộc tấn công của 3000 cảnh sát cơ động vào dân thường ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm ?
Có phải đây là một “sự tấn công vào nhân loại” hay không ?
Nhã Duy rất cực đoan và mù quáng trả lời này hỏi này thế nào ? Riêng về lịch sử lập quốc của Do Thái, NHã Duy còn phải học hỏi nhiều …
Không mấy thuyết phục.