Bạn Có Nghe Người Nông Dân Khóc?

Nguyệt Quỳnh

16-5-2021

Ngày 5/5, TAND tỉnh Hoà Bình đã tuyên án 16 năm tù cho chị Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư. Trước đó, người con trai khác của chị, Trịnh Bá Phương bị công an chuyển từ trại giam vào viện tâm thần. Sự đàn áp khắc nghiệt của lãnh đạo ĐCS đối với gia đình chị, vô tình lại giúp tôi cảm nhận được cái “sức sống mãnh liệt” của những nông dân này. Và như LS Đặng Đình Mạnh, tôi cũng rơi nước mắt khi đọc những chia sẻ của anh:“Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất … của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ”.

Ngày 22/3 gia đình Trịnh Bá Phương được công an báo tin rằng họ đã chuyển anh vào viện tâm thần, đến ngày 30/3 họ buộc lòng phải trả anh về lại Trại Giam Số 1. Chúng ta không biết chuyện gì đã xảy ra cho anh. Liệu một chế độ dày dạn kinh nghiệm với những thủ thuật tinh vi nhằm bẻ gãy con người đã lỏng tay cho Phương, hay một bác sĩ có lương tâm nào đó đã giúp đỡ anh? Tôi không chắc. Nhớ lại những điều anh dặn dò gia đình trước khi bị bắt và với tất cả lòng kính trọng dành cho một người lâm nạn cô thế, tôi thầm cầu nguyện cho anh. Anh làm tôi chạnh nghĩ đến câu chuyện của một nhà huyền môn người Ấn, ngài Dandamis:

Trên đường chinh phục thế giới, Đại đế Alexander đã chiếm hữu được tất cả mọi báu vật ở những nơi ông đi qua. Thế nhưng, chưa thoả lòng, khi đến Ấn Độ cái mà ông muốn đem về với mình là một con người – một nhà huyền môn.

Dĩ nhiên, mọi chuyện đâu có “xuôi chèo mát mái” như ý muốn của Alexander. Khi binh lính về báo với ông rằng Dandamis không chịu rời đi và nói rằng tốt nhất Đại đế hãy tới gặp ông ta. Đại đế Alexander bèn tới gặp Dandamis với lưỡi kiếm tuốt trần trong tay. Trông thấy ông, nhà huyền môn phá lên cười lớn: “Cất kiếm đi, nó vô dụng ở đây. Đây là đầu ta, ông có thể chặt nó. Khi chiếc đầu rơi xuống, ông sẽ thấy nó rơi trên cát và ta cũng thấy nó rơi trên cát, bởi vì ta không là thân thể. Ta là nhân chứng.

Bất ngờ trước thái độ của Dandamis, trong vô thức, Alexander đã tra gươm vào vỏ. Và đó là lần đầu tiên Alexander đã làm theo lệnh của một người khác.

Ta có thể nói người bình thường thì không thể hành xử như Dandamis, vì ông là một nhà huyền môn. Nhưng điều khác nhau giữa một Dandamis và một người bình thường chỉ là sự nhận thức. Ông ta biết điều gì nên sợ, và điều gì chúng ta cần đối đầu. Trịnh Bá Phương đâu có phải là một nhà huyền môn. Anh là nông dân, là một người bán cua, là dân oan Dương Nội, nhưng anh hành xử không khác Dandamis. Biết mình sắp bị bắt, biết mình có thể bị nghiền nát bởi bộ máy quan liêu, tham nhũng và nhẫn tâm, anh nhắn lại: “Nếu tôi có chết trong trại giam hay đồn công an. Đề nghị gia đình, hàng xóm không ai được chôn xác tôi. Hãy để xác đó như bằng chứng tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam”.

Khi Dandamis chọn làm chứng nhân, ông chứng tỏ cho Alexander thấy cái giá trị của sự sống ở một con người. Ông có thể bị chém đầu, nhưng với thái độ đó, ông vẫn sống ngay cả khi đầu ông đã nằm trên cát. Thái độ của chị Cấn thị Thêu và hai con trai cũng thế. Họ như những hạt ngọc long lanh, họ sở hữu những đặc tính hiếm quý giữa một xã hội bị vùi dập trong sợ hãi.

Thể chế cộng sản rất tinh vi trong cách huỷ diệt con người. Trong thế giới cộng sản, con người bị nhấn chìm và mọi giá trị đều vỡ vụn. Tất cả đều sợ hãi. Tôi nhớ hình ảnh Chế Lan Viên tự phác hoạ mình qua bài thơ “bánh vẽ”: Trước những giá trị ảo, công trình ma, giải thưởng dổm, dự án bánh vẽ, … cả một thế hệ trí thức, những văn nghệ sĩ tinh hoa của Hà Nội đều biến thành những hình nộm – Nói như Chế Lan Viên –  dù biết là đồ giả, là bánh vẽ, tất cả vẫn gật gù, vẫn cùng nhau “nhai ngồm ngoàm” các thứ.

Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn 

Như không có gì xảy ra hết 

Và những người khác thấy anh ngồi, 

Họ cũng ngồi thôi 

Nhai ngồm ngoàm…

Một nửa thế kỷ đã trôi qua, chúng ta vẫn không muốn soi vào lịch sử để nhìn ra nhân dáng mình. Nhân loại đã có biết bao đổi thay, hầu hết các quốc gia theo cộng sản đã sống sót qua bảy mươi năm ảm đạm rồi bừng tỉnh để chào đón một bình minh nhưng chúng ta thì không. Xã hội Việt Nam vẫn thế, vẫn nhẫn nhục cúi đầu tuân phục. Chúng ta có thể có phố xá, hạ tầng cơ sở hơn hẳn các nước Á châu khác như Cam Bốt hay Miến Điện, nhưng chúng ta không thể nào có được một đám đông vững vàng nhiệt huyết như Hồng Kông hay Miến Điện. Khi đối diện với trấn áp, chúng ta quên ngay lập tức, quên mọi thứ, quên đi những giá trị đích thực của chính mình. Tôi muốn mở ngoặc ở đây để nhắc về một phiên toà xử hai cán bộ nghành tư pháp. Khi toà tuyên án, cựu giảng viên Viện Kiểm Sát Lâm Hoàng Tùng đã ngất xỉu trong khi cựu phó chánh án Nguyễn Hải Nam thì gào khóc, gọi bố kêu oan!

Tôi thực lòng không khỏi cảm thấy bất nhẫn khi đọc về họ. Rõ ràng hai cán bộ Viện Kiểm Sát chỉ muốn một phiên toà công bằng nhưng một nền tư pháp công bằng sẽ không đến vì nước mắt hay tiếng gào khóc của họ. Chính nỗi sợ hãi đã khiến cho người dân VN phó thác số phận mình cho kẻ cầm quyền, và đó mới là điều đáng sợ. Chúng ta giao phó hết cho những kẻ bất xứng làm những quyết định quan trọng: họ ra phán quyết về tư pháp, về kinh tế, về an ninh quốc gia và định hình cả cuộc sống hàng ngày của mọi người, trong đó có gia đình và con cháu chúng ta.

Bạn có từng nghe chị Cấn thị Thêu khóc chưa? Khi chị khóc những cánh đồng mênh mông Dương Nội khóc cùng chị. Khi chị nói, trái tim chúng ta lắng nghe chị vì đó là tiếng nói của những con người cùng khổ nhưng sự dũng cảm đã khiến chị đứng cao hơn hoàn cảnh. Và nếu sự sợ hãi có thể lan truyền thì thái độ sống tích cực cùng những giá trị chúng ta đề cao cũng có khả năng ảnh hưởng sâu rộng lên mọi người chung quanh.

Bạn có thể gọi những nông dân Dương Nội là những nhà hoạt động, lãnh đạo cộng sản thì chụp mũ họ là những kẻ phản động nhận tiền nước ngoài; nhưng việc làm của họ chỉ đơn giản là một dân oan, một nông dân bảo vệ mảnh đất của mình, một nông dân bảo vệ một nông dân cô thế khác. Và họ hành xử vững vàng, vững vàng và tự tin như câu trả lời của chị Cấn thị Thêu trước toà. Khi đại diện viện kiểm sát hỏi chị rằng chị có nhận tiền từ ai đó không, chị đã nhấn mạnh bằng cách lập đi lập lại một cụm từ: “khi nào các ông bị cướp đất, khi nào các ông bị đàn áp, khi nào các ông bị bỏ tù như gia đình chúng tôi thì các ông sẽ biết đấu tranh chứ ở đó mà hỏi nhận tiền”.

Tôi yêu những nông dân thôn Hoành, tôi yêu những nông dân Dương Nội. Yêu cái hồn của đất – nơi con người đang phải đối mặt với phong ba bão táp; nơi con người bước trên nghịch cảnh bằng sự cao quý và khí phách của riêng mình. Tôi có một niềm tin vững chắc rằng lòng tử tế và sự dũng cảm của họ sẽ lan toả và lan rộng.

Bạn ơi! bạn đã từng nghe người nông dân khóc chưa? Hãy cùng tôi lắng nghe lại Nỗi Đau Mất Đất của nông dân Dương Nội:

Và rồi, nối thêm một vòng tay cho vòng tròn đáng tự hào ấy được lan tỏa…

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. “Xã hội Việt Nam vẫn thế, vẫn nhẫn nhục cúi đầu tuân phục”

    Với số ngừ xúc động vì câu hỏi làm nhức nhối tâm can của bà Bùi Thị Nổi “Đảng có giết Đảng hông”, gonna be a long one.

    “Nông dân một cổ 2 tròng, bọn cộng và bọn cuồng chống cộng”

    Rất đúng . Mọi ngừ đừng có chống cộng nữa, mà nên sống chung với Cộng thui . Cộng nào cũng là Cộng, tuy 2 mà 1, đừng có chống nữa .

  2. Mấy bác ”nhân sĩ trí thức Hà lụi” đã từng đến thăm và được gia đình chị Cấn Thị Thêu thết đãi ” cơm gà cá gỡ cùng bình rượu quê”, cùng chụp ảnh, được nhận ít trái cây làm quà khi ra về, gọi là tý ” cây nhà lá vườn” …. đâu hết rùi????????? Sao im ắng thế!!!!!

  3. Không có gì chua xót
    Bằng chúng ta, ngươi dân,
    Nuôi công an, quân đội
    Để chúng đàn áp dân.

    Càng chua xót gấp bội,
    Được sinh ra làm người
    Mà ta không được nói,
    Được khóc và được cười.

    Nỗi sợ to lớn nhất
    Của chế độ độc tài
    Là khi ta, dân chúng,
    Không sợ bọn độc tài. TBT

  4. Thơ Nguyễn Duy

    Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)

    Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
    nhân dân đây
    cái gốc quốc gia này.

    Bán mặt cho đất
    bán lưng cho trời
    nhân dân mẹ cha
    nhân dân ông bà
    nhân dân tổ tiên
    nhân dân nguồn cội
    hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.

    Mảnh đất truyền đời
    chát mồ hôi
    đắng máu
    lớp lớp anh hùng áo vải
    lớp lớp xác người giữ đất
    vẫn nhân dân.

    Sao nên nỗi người cày không có ruộng
    luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

    Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
    ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

    Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
    ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

    Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
    nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

    Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
    tự biến thành thù địch trước nhân dân?

    Lai tỉnh
    hỡi lương tri
    lai tỉnh!
    _________________________

    (*) Lật thuyền mới biết dân là nước
    (Quan hải, Nguyễn Trãi)

  5. tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
    bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
    hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
    hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.

    bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
    chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
    cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.

    không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
    lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
    khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
    biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.

    mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
    sợ nữa đi có sợ mãi được không,
    cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
    mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

    bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
    lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
    còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
    sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.

    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
    cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
    vì người ta cần ánh mặt trời,
    tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!

    Trích “Hãy Ngẩng Mặt”: Người thơ Nguyễn Đắc Kiên

  6. Cộng sản muốn hủy hoại con người, nhưng với bà Cấn Thị Thêu và gia đình bà, chúng không thể. Con người họ có thể bị chúng vùi dập, nhưng tinh thần ý chí của họ vẫn còn nguyên khối, như Triệu Thị Trinh ngàn năm rạng rỡ.
    Việc làm của cộng sản từ CCRĐ đến vụ án Đồng Tâm, khủng bố dân oan, những người đòi tự do dân chủ, đòi quyền sống như bà Thêu chỉ hủy hoại chính bản thân chúng, từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng, đến lũ khuyển ưng cấp phường xã, bọn lau nhau cầm cờ chạy hiệu theo đóm ăn tàn.
    Chính chúng sẽ bị lịch sử chôn vùi.

  7. Nông dân chưa ai dám nói mình sống bằng nghề nông hoàn toàn, nông dân cũng chưa ai dám nói mình là nông dân bền vững ngay trên đám ruộng của nhà mình.
    Nông dân bỏ ruộng nhưng không bỏ ảnh ông hồ và vẫn treo cờ sao vàng, đó chính là vòng kim cô khiến vạn nông dân khốn nạn vẫn tin vào đảng lưu manh. Cụ Kình trước lúc lìa đời có kịp nhận ra hàng ngũ lũ đảng cọng sản là thứ bẩn thỉu nhất cõi đời?
    Đảng cọng sản vn nói chung và lũ chó đẻ công an cs nói riêng chụp mũ họ là những kẻ phản động nhận tiền nước ngoài mới là một Group TỒI TỆ hèn hạ khiếp nhược, mất cả thần kinh nhục lẫn dây thần kinh đau xót trước nỗi đau của kẻ mà chúng gọi là NHÂN DÂN.

    • Nông dân, nhất là ở miền Nam, bị bóc lột, nghèo đói, chỉ biết bám đất kiếm miếng ăn. Họ chẳng biết chính chị chính em gì như cái miệng ác của bình nhanh gán cho.
      Bảo họ treo ảnh treo cờ thì họ treo. Không treo sẽ có chuyện. Đừng gán cho họ cái mác theo bác chú nào cả.
      Cộng ác đã đành, chống cộng cũng ác không kém. Nông dân một cổ 2 tròng, bọn cộng và bọn cuồng chống cộng. Chết còn sướng hơn!

      • –Họ biết hết, nhưng mà đảng lú cai trị bằng thòng lọng dao găm…, cấy trong đầu họ thứ tôn giáo BÁC, cụ 90 cũng gọi hắn là BÁC, mới đẻ cũng BÁC.
        Lũ chó đẻ tâm niệm để mất bác trong lòng dân ngu chính là để mất đảng, thế nên…
        Chúng cấy trong đầu lũ bộ đội hoàn lương thứ ảo giác CỰU CHIẾN BINH để họ tin rằng mình là người đi giải phóng, làm cho những người già trở thành lũy tre bao bọc cho thứ thành quả ăn cướp.
        Trận địa pháo Điện biên phủ, tất cả cỗ pháo Việt Minh là của người Nhật thông qua Tàu, tất cả kỹ thuật sử dụng pháo cũng chính người Nhật truyền dạy, có thể người Pháp thua ở chỗ này.
        Bây giờ đảng là côn đồ, côn đồ cưỡng chế đất, côn đồ bán nước, côn đồ chống dân nghèo, côn đồ Quốc hội, côn đồ bầu cử, côn đồ ăn không chừa thứ gì….

Comments are closed.