Nổi tiếng để làm gì?

Vũ Kim Hạnh

15-5-2021

Hôm qua, một doanh nghiệp có sản phẩm được tin cậy trong ngành của mình, nhưng hoạt động khá lặng lẽ, chưa bao giờ quảng cáo ồn ào, gửi cho tôi tin nhắn: Anh vừa được (?) một tổ chức Hội kia mời tham gia cuộc bình chọn “TOP 50 NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VIỆT NAM 2021” để… cạnh tranh trên thị trường.

Ủa, sao phải được họ vinh danh mới cạnh tranh được? Dĩ nhiên ban tổ chức thông tin cho anh biết là anh có đủ tiêu chí (?) để được bình chọn nhưng phải liên hệ với họ để được “hướng dẫn”. Mà hỡi ơi, anh không hề muốn nổi tiếng khơi khơi như vậy.

Trong những giải pháp làm marketing hiệu quả nhất, các doanh nghiệp thường dùng đến những người nổi tiếng nói lời tin cậy thương hiệu của mình như một chiêu kinh điển phổ biến khắp Đông Tây. Vì người nổi tiếng luôn có sự ủng hộ đông đảo của fans hôm mộ, của đông đảo người tiêu dùng. Và thế là người nổi tiếng kiếm được nhiều tiền. Và thế là có những ban tổ chức kinh doanh sự nổi tiếng: Hãy đóng cho chúng tôi tiền để mua sự nổi tiếng.

Nhưng thế giới chung ta đang sống, cũng có những người nổi tiếng buộc lòng phải tận dụng sự nổi tiếng của chính mình. Họ khiến ta cảm phục. Trong chốn bạn bè, chúng tôi thường nói với nhau, một dân tộc đáng kính phục. Và nghĩ sâu về hoàn cảnh của đất nước họ, gia đình và bản thân họ, ta không khỏi mất ngủ, bồi hồi, rưng rưng, không an tâm nếu không nói đôi điều về họ…

1/ Cũng hôm qua…

Thông tin từ Cuộc thi Hoa Hậu Hoàn vũ (tổ chức tại Florida ngày 16-5-2021), thì người đẹp Myanmar Thuzar Wint Lwin đã mượn diễn đàn và không gian cuộc thi sắc đẹp toàn cầu này để kêu gọi thế giới chú ý tới Myanmar và giúp cho đất nước cô thoát ách bạo quyền.

Người đẹp Myanmar Thuzar Wint Lwin. Ảnh: FB nhân vật

Khi rời khỏi Myanmar, cô trùm đầu, giả trang ở phi trường và ngay sau khi hạ cánh xuống Florida, Thuzar Wint Lwin đã post một video lên Facebook, với hình ảnh của cô và hình ảnh những người biểu tình chạy trốn hơi cay, một người lính bắn một người đàn ông đi xe máy… với lời bình: “Myanmar xứng đáng có nền dân chủ” – Thuzar Wint Lwin nói trong video – “Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu và tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ giúp đỡ những gì mà chúng tôi đang khẩn thiết yêu cầu”.

2/ Ngày 11/5/2021…

Theo vnexpress.net và AFP, cựu hoa hậu Myanmar thông tin trên FB của mình: Cô đã gia nhập đội ngũ nhân dân chống lại nhà cầm quyền quân sự Myanmar. “Htar Htet Htet, cựu hoa hậu 32 tuổi, hôm 11/5/2021 đăng lên Facebook cá nhân ảnh cô mặc đồ huấn luyện màu đen và đeo súng trường trên vai, thông báo “đã đến lúc chiến đấu chống lại” chính quyền quân sự.

“Dù bạn cầm súng, cầm bút, gõ phím hay ủng hộ tiền cho các phong trào dân chủ, chúng ta đều phải cố gắng hết sức để đạt được thành công. Tôi sẽ chiến đấu hết sức có thể. Tôi sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, thậm chí cả mạng sống của mình”, Htar Htet Htet viết.

Người đẹp Myanmar, từng đại diện đất nước tham dự Hoa hậu Hòa bình Quốc tế ở Thái Lan năm 2013, được cho là đã gia nhập một nhóm phiến quân và đang ở vùng biên giới do các nhóm quân nổi dậy kiểm soát.”

Htar Htet Htet. Ảnh: FB nhân vật

3/ Nhà vô địch thế giới về quyền anh đai hạng nhẹ ONE Championship Aung La Nsang, một người Mỹ gốc Myanmar, đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh MMA Junkie Radio:

“Ở nước tôi bây giờ, tất cả các phương tiện truyền thông đều bị cấm. Bạn không thể lên tiếng chống lại quân đội trên internet trên mạng xã hội”. Trong thời gian huấn luyện để chuẩn bị trận đấu cuối tháng 4/2021 vừa qua, Sang cho biết anh rất khó tập trung khi bạo lực leo thang ở quê nhà. Gia đình và bạn bè đã gửi cho anh ta video về những người lính “giết hại dã man trẻ nhỏ”.

Những người biểu tình đang bị bắn. Bọn trẻ đang bị giết. Họ không chỉ vô tình bị bắn, mà còn bị bắn tỉa. Tôi cố gắng chiến thắng trong tận đấu để có thể sử dụng nền tảng của mình để truyền bá thông tin về đất nước tôi để hy vọng mọi người chú ý đến Myanmar nhiều hơn. Chiến thắng của tôi là để bạn quan tâm, chú ý nhiều hơn đến Myanmar…”

Võ sĩ Aung La Nsang, một nhà vô địch đai hạng nhẹ cũng cho biết, anh tranh thủ đoạt chức vô địch để sử dụng trang mạng xã hội của mình kêu gọi giúp đỡ Myanmar. Ảnh: One Championship
Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Trong khi đó, trí thức, ca sĩ, nghệ sĩ…, những người nổi tiếng, nhiều tiền của VN lại đi ngược với xu thế thời đại, ủng hộ, tán dương… cho những việc làm bất nhân, bất nghĩa, vô lương… của ncq/csVN !

  2. Bài viết của bà Vũ Kim Hạnh nhắc cho chúng tôi nhớ đến chuyện năm nao . Hồi còn …một ” thời áo trắng ” . Lớn rồi mới thấy . Đúng , tuổi trẻ thật đáng yêu , tuy thường là bồng bột ,cạn nghĩ , nhưng năng nổ ( lẫn hiếu thắng)! Khốn nỗi , đặc điểm tâm lý này dễ gây thương tổn cho họ , khi bị hướng đến “mưu đồ đen tối “nào đó. Nếu trong ” Tâm hồn cao thượng “, tác giả đề cao lòng ái quốc , sự hy sinh oanh liệt của một thiếu niên ( truyện đọc cuối tháng ” cậu bé thành …(?!) ) và được xem như bài học luân lý…Tiếc thay , không vơ đũa cả nắm , nhưng nếu trong các cuộc biểu tình mà máu của con trẻ , những thiếu niên ” ăn chưa no , lo chưa tới ” đổ xuống , vì ngỡ là mình hành động nhân danh công lý , lẽ phải …( có vẻ “thiêng liêng nhưng lờ mờ , chưa thấu “) thì quá bất hạnh cho họ . Phát biểu sau có thể bị chê là đượm mùi ” tự ti” , chứ dân chúng ở nước nhỏ , đã nhỏ mà còn chia rẽ vì ” lợi ích phe nhóm “(xin lỗi) , thì dù là ” người chiến thắng , nhưng què cụt ” ấy sẽ chỉ là miếng mồi ngon cho bọn “diều , cáo ” nước lớn mà thôi . ” Bầu ơi ! Thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” . Ước mong bạn Myanma thấm thía cùng người Việt chúng tôi qua ý nghĩa thâm thuý của lời khuyên nầy ! Xin cảm ơn !

  3. Nủi tiếng để mần gì
    Hãy hỏi ” nhân sĩ trí thức Hà nội”
    Ngoài việc họ muốn nủi tiếng, họ còn muốn con cháu họ cũng nủi tiếng, thía cho nên họ phải lập ra tổ ” dân phố khai trí cành cạch”.

Comments are closed.