11-5-2021
1. THUA HƠN 100 NƯỚC VỀ THU NHẬP GDP ĐẦU NGƯỜI
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2020, thu nhập GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương tương của Việt Nam là 10.755 USD, đứng thứ 106 trên tổng số 186 nước được xếp hạng. Trong các nước ASEAN thì Singapore thứ 2 (96.603 USD,), Brunei thứ 8 (61.816 USD,), Malaysia thứ 51 (27.287 USD,), Thái Lan thứ 70 (18.073 USD,), Indonesia thứ 95 (12.345 USD,). Ở bảng xếp hạng này, Việt Nam thua 105 nước.
Theo đánh giá Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019, thu nhập GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương tương của Việt Nam là 8.374 USD, đứng thứ 120 trên tổng số 187 nước được xếp hạng. Trong các nước ASEAN thì Singapore thứ 2 (101.376 USD,), Brunei thứ 9 (64.673 USD,) Malaysia thứ 50 (29.526 USD,), Thái Lan thứ 69 (19.228 USD,), Indonesia thứ 103 (12.302 USD,), Philippines thứ 115 (9.277 USD,). Ở bảng xếp hạng này, Việt Nam thua 119 nước.
Đây là đánh giá của 2 tổ chức tài chính lớn nhất và có uy tín nhất thế giới. Dù chỉ mang tính tương đối nhưng cho chúng ta thấy được Việt Nam đang ở vị trí nào trên bản xếp hạng thế giới về thu nhập GDP đầu người.
2. SỰ THUA LO LẮNG NHẤT
Nhưng sự thua về thu nhập GDP theo đầu người chưa phải là điều lo lắng nhất của Việt Nam. Sự thua lo lắng nhất của Việt Nam là không sở hữu công nghệ nguồn và không có nền công nghiệp tương ứng để tự sản xuất được sản phẩm của chính mình.
Hãy nhìn vào các sản phẩm điện thoại di động mang nhãn hiệu Việt Nam. Tất cả các linh kiện đều của nước ngoài. Đến vỏ bao điện thoại cũng đặt hàng từ nước ngoài. Sự phá sản của các hãng điện thoại mang nhãn hiệu Việt Nam là điều nhìn thấy trước.
Các sản phẩm khác cũng chịu chung số phận tương tự. Dù đó là ô tô, máy bay không người lái, xe máy điện, hay máy tính điện tử – không có linh kiện nào Việt Nam tự sản xuất được. Vì thế các sản phẩm của Việt Nam lắp ráp chỉ là công nghệ hạng 2 hoặc kém hơn nữa.
Kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhất là các hãng công nghệ lớn, không chỉ để tăng thu nhập GDP theo đầu người, mà quan trọng hơn là để bắt chước mà sản xuất ra sản phẩm của chính nước mình. Các hãng lớn như Sonny hay Samsung đã vào Việt Nam hơn 30 năm, nhưng Việt Nam không bắt chước được một chút nào về công nghệ. Đó là sự khác biệt một trời một vực giữa Hàn Quốc và Trung Quốc so với Việt Nam.
Thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, khi Hàn Quốc kêu gọi đầu tư nước ngoài là để học hỏi công nghệ của nước ngoài. Rồi sau đó Hàn Quốc có được những hãng khổng lồ về công nghệ. Như Samsung hiện nay đang đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đồng thời cạnh tranh ngang ngửa với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Apple của Mỹ hay Sonny của Nhật Bản.
Còn Trung Quốc thì đang vươn lên cạnh tranh vị trị số 1 thế giới với Mỹ, dẫu rằng 60 năm trước Trung Quốc thuộc vào nhóm các nước có thu nhập đói nghèo nhất thế giới. Không nhìn về dân số Trung Quốc, mà hãy nhìn về cách Trung Quốc học hỏi và đánh cắp công nghệ của các hãng hàng đầu thế giới. Chỉ lấy thí dụ về tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, hàng không mẫu hạm – mọi thứ Trung Quốc có được hiện nay đều từ sao chép và đánh cắp sản phẩm của Liên Xô, Nga và Mỹ.
Tại sao Việt Nam lại không thể làm được một phần như Hàn Quốc và Trung Quốc?
Việt Nam đã có thể làm được một phẩn như Hàn Quốc và Trung Quốc nếu biết tự đổi mới căn bản.
Trung Quốc cũng chưa đổi mới căn bản. Nhưng Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu kinh thiên động địa. Ở điểm này, các lãnh đạo Trung Quốc, dù đó là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận Bình – đều là học trò xuất sắc của Stalin: độc tài nhưng sáng trí.
Nói sự thua của Việt Nam khi không sở hữu công nghệ nguồn và không có nền công nghiệp tương ứng để tự sản xuất được sản phẩm của chính mình – là sự thua lo lắng nhất – là bởi vì nếu thiếu nó, Việt nam không bao giờ trở thành cường quốc, trong khi phải sống cạnh một siêu cường với dã tâm mở rộng lãnh thổ không giới hạn. Ai có thể không lo lắng vì sự thua này?
LỐI THOÁT KHỎI SỰ THUA
Nước nào cũng vậy, không riêng gì Việt Nam, thu nhập GDP đầu người sẽ được cải thiện theo thời gian. Đó là theo quy luật tiến bộ nhân loại. Còn Việt Nam muốn bứt phá nhanh thứ hạng thì cần phải thay đổi mạnh mẽ.
Cựu Tổng thống Nga Medvedev (hay ai đó?) đã từng đề cập: “Thời kỳ quá độ là con đường dài nhất đi từ Tư bản Chủ nghĩa đến Tư bản Chủ nghĩa”. Nước Nga phải mất 74 năm theo con đường quá độ – từ năm 1917 đến năm 1991 – để quay trở về con đường Tư bản Chủ nghĩa như trước cuộc chính biến ngày 7/11/1917.
Điều mà Việt nam gọi là đổi mới từ Đại hội VI tháng 12/1986 không có gì khác – là cho người dân tự sản xuất trên đất đai được thuê, cho người dân được tự lập công ty tư nhân để kinh doanh sản xuất, công ty nhà nước thì tiến hành tư nhân hoá (cổ phần hoá) một phần. Nói là đổi mới, nhưng thực chất là quay trở về con đường cũ trước tháng 9/1945. Nhưng chỉ quay lại theo một phần mà không phải là theo tất cả. Việt Nam vẫn đang trên con đường quá độ. Việt Nam chưa đến được Xã hội Chủ nghĩa. Việt Nam chưa đến được Tư bản Chủ nghĩa.
Không ngừng thay đổi là quy luật phát triển của vũ trụ. Chậm thay đổi tỷ lệ thuận với chậm phát triển. 76 năm qua kể từ tháng 9/1945, quản trị quốc gia của Việt Nam không có nhiều thay đổi và chưa có những thay đổi bước ngoặt. Như trên đã viện dẫn, giai đoạn gọi là đổi mới sau tháng 12/1986 cho đến hiện tại – thực chất là quay trở lại đi theo đường cũ. Về mặt tiến bộ nhân loại thì không phải là mới.
Lối thoát khỏi sự thua lo lắng nhất là đổi mới căn bản. Muốn đổi mới thì phải có người mới. Khuôn mặt cũ không mang lại đổi mới.
Dân quê Quãng Trị THừa Thiên Huế có câu ngạn ngữ -phương ngữ “ăn cúi trốt đẩy nốt kêu làng”
Trích: “Ở điểm này, các lãnh đạo Trung Quốc, dù đó là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận Bình – đều là học trò xuất sắc của Stalin: độc tài nhưng sáng trí.”
Như vậy thì “lãnh đạo Việt Nam” là “độc tài nhưng tối trí” phải không T/G NNC?
Ô tô ăn thua gì, có thể nó sẽ CHẾ TẠO MÁY BAY, có bạn comment rằng mình thừa sân bay, không SX máy bay cũng uổng.
Thủ tướng Phúc: Vinfast góp phần làm nên kỳ tích của ngành ô tô Việt Nam. Ông ta biết nổ nhưng không biết trong cái xe Vịn Vương chi tiết nào là tự chế tạo, chỗ nào là vay mượn, tậu về…
“Sự thua lo lắng nhất của Việt Nam là không sở hữu công nghệ nguồn và không có nền công nghiệp tương ứng để tự sản xuất được sản phẩm của chính mình.”
Thực chất về GDP bình quân đầu người của Việt Nam được xây dựng trên cái gọi là “phồn vinh giả tạo”. Những công ty lớn như Vinfast, từ cơ sở, trang thiết bị, bản vẽ thiết kế, vật liệu, phụ tùng… đều không phải do người Việt Nam làm ra. Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn đầu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mà đúng ra phải được thực hiện từ những năm bắt đầu đổi mới. Không đất nước nào có thể phát triển với hệ thống đường xá cầu cống được xây dừng từ 2-3 thế kỷ về trước. Kiều hối đang đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của người dân trong nước. Khác với các nước khác, kiều hối gởi về Việt Nam phải được tính vào một phần tăng trưởng của GDP vì tiền của các lao động xuất khẩu gởi về đều phải thông qua ngân hàng nhà nước và thực chất tiền này được lưu lại ở nước ngoài để dùng vào việc trao đổi thương mại với các nước trên thế giới. Người thân bên Việt Nam chỉ nhận được tiền polymere do chính quyền phân phối. Nếu trừ khoản kiều hối này ra, GDP của Việt Nam chỉ quanh quẩn khoảng 0% mà thôi.
Bài này là sự phóng uế vào cái bàn tròn Hội Nghị của Hội Đồng Lý Luận TƯ từ khi nó được thành lập tới nay.
Cần gì nói cạnh, nói khoé?
Công nghệ là trên hết, công nghệ là tất cả, công nghệ làm thay đổi thế giới…., nó đến từ đâu???? Nó có trong từng bài giảng, biết thể hiện hay không mà thôi ,bởi nền tảng của nó chính là hiểu sự vận động của lý thuyết vào thực tế
Tác giả lại nói cạnh, nói khóe tổng bí Lú rồi.
Liệu cái thần hồn !