3-5-2021
Tháng 2 năm Tân Sửu, tại Ba Đình, Hà Nội, một nam học sinh lớp 10 tát thẳng tay vào mặt cô giáo ngay trên bục giảng. Trừ những tiếng nói tỉnh táo, khách quan, đa số, đặc biệt là quý thầy cô giáo, trong đó có cả chuyên gia giáo dục học, lên giọng hùm beo đòi tống tù thằng bé.
Mọi quy kết đều hướng vào giáo dục gia đình, rằng bố mẹ mất dạy làm cho con em mình cũng mất dạy! Vậy là búa rìu đã có thể giết chết một thằng bé tuổi vị thành niên, trong khi thằng bé mắc bệnh trầm cảm. Một nền giáo dục như vậy được cho là nhân đạo, nhân văn?
Tháng 3 năm Tân Sửu, tại Quốc Oai, Hà Nội, cả tập thể học sinh lớp 5 đồng loạt tấn công cô giáo bằng súng nước, bằng đạn giấy, cũng ngay trên bục giảng. Dư luận chia làm hai phe. Phe đứng về phía cô giáo, cho rằng chắc chắn có sự chống lưng của Ban Giám hiệu và Hội Cha mẹ học sinh để trù dập cô giáo, vì lý do cô giáo đã kiện tụng chuyện thu phí tuỳ tiện. Phe chống cô giáo, hiển nhiên là Ban Giám hiệu và các bậc cha mẹ, cho rằng cô giáo phá hoại, kiện tụng gây mất ổn định nhà trường. Đặc biệt chuyên gia giáo dục học Vũ Thị Hương quy hết trách nhiệm về phía cô giáo, yếu kém, không biết dạy, không ổn định được lớp! Quy trách nhiệm hết cho nạn nhân cũng là giáo dục nhân đạo, nhân văn?
Tháng 4 năm Tân Sửu, tại TP Hưng Yên, trong một cuộc họp hội đồng, một cô giáo chất vấn Ban Giám hiệu về một số vấn đề thu chi và chuyên môn, Ban Giám hiệu không thèm trả lời mà ném thẳng quyển sổ vào mặt người chất vấn. Cách trả lời như vậy cũng có thể xem là giáo dục nhân đạo, nhân văn? Tiếc là vụ này chưa thấy dư luận ồn ào và đứng về phe nào.
Ngày 29 tháng 4 năm Tân Sửu, tại Lục Ngạn, Bắc Giang, trong một cuộc sinh hoạt cuối tuần, một thầy giáo chủ nhiệm lớp 10 gọi học sinh lên bục, vừa địt mẹ địt bố học sinh vừa đấm đá thụi bịch vào mặt, vào đầu, vào bụng từng đứa mà thầy cho là hư hỏng. Ngày 30 tháng 4, Hiệu trưởng và Giám đốc Sở đình chỉ thầy giáo 15 ngày chỉ vì thầy có hành vi “thiếu chuẩn mực”.
Cùng ngày Giám đốc Sở còn báo cáo công an xử lý hai tài khoản xuyên tạc, bóp méo sự vụ làm mất uy tín ngành giáo dục. Cả hệ thống tự lột truồng giữa chợ rồi tự khen tròn vo, méo là do bị bóp. Đến nước này thì dư luận không thể đứng về ngành giáo dục được nữa, vì bạo lực có thể giáng lên đầu bất cứ ai.
Hai trường hợp vừa xảy ra xuất phát từ bàn tay nhà quản lý và thầy giáo. Trường hợp này thì còn đổ lỗi giáo dục gia đình nữa hay không. Học sinh lớp 10 tát cô giáo thì gọi là “mất dạy”, nhà quản lý tấn công cô giáo và thầy giáo đánh học sinh như đại ca xã hội đen đánh đàn em, thì “có dạy” thế nào, ai dạy?
Tôi, một thầy giáo trong ngành giáo dục, không thể đứng về phía ngành giáo dục để bào chữa cho hành vi bao lực học đường. Tôi cực lực lên án những kẻ nhân danh nhân đạo, nhân văn bào chữa cho những hành vi côn đồ là “thiếu chuẩn mực”, kể cả lên án sự lạm dụng chuyên chính trấn áp dư luận bằng chiêu bài quy kết, chụp mũ những ai lên tiếng phản đối bạo lực. Càng trấn áp càng sinh ra bí bách cho cả xã hội chứ không riêng ngành giáo dục.
Bí bách sinh ra bạo lực là đương nhiên. Những nhà quản lý không có cái đầu và cái miệng đối thoại một cách cởi mở, ôn hoà hay sao?
Cá nhân tui cho rằng, đã là “nhà nước pháp quyền” thì mọi hiện tượng trên hoặc tương tự cần phải dựa vào pháp luật để xử lý! Ví dụ Việc “đánh người hay làm nhục người khác” là vi phạm pháp luật! Ở một nước phát triển, họ có nhiều hơn 1 luật để áp dụng cho cùng hành vi: luật pháp dành cho vị thành niên sẽ khác với người chưa phải là vị thành niên hay luật pháp riêng để áp dụng cho người tàng tật/thiểu não trí tuệ …những luật như thế được sinh ra cốt để bảo vệ sự an toàn, bảo vệ quyền của công dân, để chống lại các hành vi bạo lực do các cá nhân hay tổ chức khác gây ra… họ không có luật riêng cho cán bộ đảng viên theo kiểu “nếu cán bộ sai thì xin lỗi, dân sai thì chịu trách nhiệm trước pháp luật” …
Những sự việc được tác giả nêu ra âu cũng là ‘tất yếu’ chỉ có điều là nhiều người trong chúng ta chưa quen nghe đó thôi, này nhé, học sinh tới trường để học làm người, để học chữ … một dúm ‘thầy cô giáo’ chỉ có một phương pháp duy nhất đó là: nhục mạ, gây gổ, thậm chí còn oánh chửi nhau với trò hoặc với đồng nghiệp để giải quyết búc xúc… thì việc học sinh có hành vi tương tự để giải quyết khúc mắc là đương nhiên! Thử hỏi, có loại sách dạy đạo đức nào có tác dụng bằng những ‘bài học’ được nhìn bằng mắt, được nghe bằng tai những hành vi ‘sống’! Các em học sinh xuất thân từ những gia đình khác nhau cả về kinh tế, văn hóa … đến trường để học (làm người, học chung sống với nhau và học chữ) chứ đâu phải đến trường để học cách “vi phạm pháp luật”! Việc gọi cha mẹ của 1 số em học sinh là “phụ huynh mất dạy” đã không khỏi làm người đọc băn khoăn về những ngôi trường đã đào tạo ra những cá nhân dạy Người như thế!? Thậm chí có lúc, còn tò mò muốn biết cha mẹ của những ‘thầy cô’ giáo kiểu này nên được xếp vào hạng gì trong xã hội nếu chiểu theo kiểu suy nghĩ của người gọi phụ huynh là “mất dạy”!
Không thể phủ nhận một điều rằng, công việc trồng Người ở thời @ không dễ! Bởi lẽ đó, 1 tỉnh của một nước phát triển họ đã cố gắng hướng tới mục tiêu thiết lập ra những cộng đồng “quan tâm học hỏi lẫn nhau” những thành viên trong cộng đồng bao gồm phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo, bác lao công) còn vất vả trong việc ‘trồng Người’; huống hồ, việc đối đầu giữa phụ huynh và học sinh với giáo viên và những người trong nghành gd giống như những võ sĩ “quyền anh” trên vũ đài (bao gồm cẩ võ mồm) thì khó mong có được kết quả tốt trong việc trồng Người.
Sực nhớ tới lời chia xẻ của Nhà giáo khả kính Phạm Toàn với đại ý là: ông đã học được rất nhiều từ các em h/s và gia đình của chúng trong suốt thời kỳ dạy học! Chỉ tiếc rằng, Nhà giáo Phạm Toàn và những Nhà giáo như Ông hoặc tương tự KHÔNG CÓ CƠ HỘI để phát huy tài năng! Trân trọng cám ơn Nhà Giáo Phạm Toàn cho những đóng góp vô giá cho thế hệ tương lai của đất nước. Nhà Giáo yên giấc ngàn thu!
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tận đáy lòng, xin được chia xẻ tới những Nhà Giáo bị lên bờ xuống ruộng bởi “chống tham nhũng”. Kính chúc các thầy cô đáng kính như thế lời chúc sức khỏe, bình an!
Giáo dục, thế giới trò và thày, giảng dạy và thọ giáo, sư phụ và đệ tử. Cảnh tượng bây giờ khác chi cái hàm IF điều kiện trong Ms Excel. Thày toán lý hóa sinh có giá hơn thày văn sử địa.
Đó mà cũng gọi là hàng ngũ thày cô, một chỗ đứng mất món tiền mẹ cha trăm năm cày ruộng, đất nước sau 46 năm thày trò bằng nhau như sinh ra ở chung sòng bài trong một tổ quốc có đảng lãnh đạo. Nếu gọi là nền GD mọi rợ chxhcnvn thì quá ư giảm thọ.
Đúng rùi ” bức bách sinh bạo lực” vì bao cái ” ôn hòa có học” chúng nó ngoạm hết Đùi Gà rùi
Đưa một anh ngọng nghịu lên làm bộ trưởng Bộ Giáo Dục đã là một sự sỉ nhục lớn đối với một quốc gia.
Không ai có thể tin rằng tại sao nó lại tồi tệ như vậy, nhưng đó chỉ là cái mà người ta nhìn thấy, còn có nhiều thứ khác khủng khiếp hơn mà không phải ai cũng nhận ra được. Cách làm giáo dục của Vn dưới sự chỉ đạo của những người thiếu hiểu biết, làm cho hàng triệu học sinh,giáo viên vất vả ,tốn kém tiền bạc, sức lực, thời gian… nhưng không bao giờ bắt kịp thế giới văn minh, bởi họ không biết bằng cách nào để hiểu và sử dụng được kiến thức một cách đơn giản, và chính xác .
“Không ai có thể tin rằng tại sao nó lại tồi tệ như vậy”
Có tớ tin . Đặt tên đường cho gs Hoàng Tụy được rùi. Ổng & Tạ Quang Bửu đặt nền móng cho nền giáo dục này í muh