Đỗ Kim Thêm
30-4-2021
Tiếp theo phần 1
9. Tiến trình ký kết
Sau khi nghiên cứu dự thảo cho đến ngày 16 tháng 10 năm 1972, Nixon chấp thuận nội dung nhượng bộ để rút quân và phái Kissinger đến Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu.
Thoạt đầu, Tổng thống Thiệu yêu cầu làm rõ nội dung văn bản khi so sánh giữa hai bản tiếng Việt và Anh. Nixon lạc quan cho Hà Nội biết, “nội dung gần như là hoàn chỉnh”, Kissinger sẽ tới Hà Nội ngày 24 tháng 10 để tổng kết và dự kiến ký kết vào ngày 31 tháng 10 tại Paris.
Ngoài mọi dự liệu của Nixon và Kissinger, ngày 23 tháng 10 năm 1972, Tổng thống Thiệu đã phản đối dự thảo và lập luận, thực chất đó là một sự đầu hàng của Mỹ, Mỹ đã bỏ rơi và hy sinh quyền lợi của miền Nam, miền Nam là phe cuối cùng được tham khảo, không có tiếng nói thực sự, mọi chuyện đều đã được quyết định từ trước.
Để đáp lại, Tổng thống Thiệu đưa ra điều kiện tiên quyết là, lực lượng QĐNDVN phải rút khỏi miền Nam, thiết lập vùng phi quân sự làm biên giới với miền Bắc, bác bỏ nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất, thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam và không bên nào được xâm lược bên nào.
Do các khó khăn với Tổng thống Thiệu, nên Nixon cho Hà Nội biết việc ký kết dự kiến phải đình hoãn và đề nghị một vòng đàm phán mới.
Ngay sau khi được Nixon báo động sự bế tắc tại Sài Gòn, ngày 25 tháng 10 năm 1972, Hà Nội phản ứng bằng cách công bố nội dung bản dự thảo và cảnh báo Nixon về các hậu quả nghiêm trọng nếu việc ký kết không thành.
Khi bảo đảm với Hà Nội về một sự thu xếp mới, Kissinger tuyên bố “hòa bình trong tầm tay“. Bắc Việt lạc quan và đồng ý trở lại đàm phán. Đây là một kết luận vội vàng gây nhiều hậu quả tai hại, trong khi Kissinger không tham khảo ý kiến của Tổng Thống Thiệu cũng như Nixon.
Ngày 2 tháng 11 năm 1972, Nixon tuyên bố những lo âu của Tổng Thống Thiệu là hợp lý và hứa sẽ làm rõ các ngờ vực về vấn đề chủ quyền, cùng lúc sẽ tìm cách nhượng bộ trong vấn đề về khu phi quân sự. Nếu thoả thuận mới với Bắc Việt đạt được mà Tổng thống Thiệu vẫn từ chối, thì Mỹ sẽ đơn phuơng ký kết với Hà Nội.
Sau cuộc hành quân Enhence Plus, Nixon bày tỏ thiện chí ủng hộ miền Nam bằng cách quyết định trao cho QLVNCH một số lượng vũ khí là 600 máy bay, trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính. Với tổng số máy bay lên đến 2.075 chiếc, không lực VNCH đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng.
Ngoài ra, trong các mật thư với Tổng Thống Thiệu, Nixon còn cam kết là, dù có ngưng bắn, sẽ tiếp tục ném bom miền Bắc khi Bắc Việt vi phạm thoả ước. Cả Nixon và Kissinger về sau không hề nhắc đến mật ước này, chỉ có Tổng Thống Thiệu gián tiếp công bố khi lưu vong.
Ngày 29 tháng 11 năm 1972, Tổng thống Thiệu lại một lần nữa phản đối. Khi Đặc sứ Nguyễn Phú Đức cho Nixon biết, nhượng bộ của Hà Nội là không đủ, Nixon bác bỏ việc yêu cầu QĐNDVN rút khỏi miền Nam, điểm quan trọng cần bàn lại là vấn đề khu phi quân sự. Sau đó, Kissinger và Hà Nội đồng thuận là khu vực phi quân sự là đường phân chia chính trị khu vực.
Ngày 4 đến 13 tháng 12 năm 1972, đàm phán Paris tiếp tục, nhưng Hà Nội đoán sẽ thất bại và Mỹ ném bom trở lại. Khi phía Mỹ phản ứng mạnh bằng cách đặt lại vấn đề QĐNDVN và khu phi quân sự, Hà Nội thu hồi các nhượng bộ trước đây, sau đó lại đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong vòng 60 ngày. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.
Đúng như Hà Nội dự đoán, ngày 14 tháng 12 năm 1972, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội buộc ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị trong 72 giờ đồng hồ, nếu không, sẽ ném bom miền Bắc.
Muốn chứng tỏ không bỏ rơi miền Nam, Nixon kiên quyết tiếp tục ném bom Hà Nội và Hải Phòng qua cuộc hành quân Linebacker II. Cuộc không kích kéo dài từ 18 cho đến 29 tháng 12 năm 1972, ngoại trừ đêm Giáng Sinh. Với 3500 phi vụ của B-52 làm cho khoảng 2000 thường dân chết và 1500 bị thương, thiệt hại vật chất tại các khu dân cư quá trầm trọng.
Mưa bom Giáng sinh làm kinh động công luận thế giới và Mỹ bị lên án nặng nề. Sau khi Đức Giáo Hoàng Paul VI lên tiếng phản đối, Liên Xô và Trung Quốc cũng đổi giọng, cương quyết ủng hộ Bắc Việt.
Khi tổng kết, Bắc Việt cho là thắng lớn vì trận ném bom không tạo nên sức ép đối với kết quả của Hội nghị Paris. Không quân Hoa Kỳ thiệt hại nặng nề, với 34 máy bay B-52 và 47 chiếc khác bị bắn rơi, nên không thể tiếp tục. Ngược lại, phía Mỹ công bố con số thấp hơn: 15 B-52 và 12 phi cơ chiến đấu bị bắn hạ và 44 phi công bị bắt.
Khi Hoa Kỳ chấm dứt ném bom, Kissinger buộc Hà Nội trở lại đàm phán; VNCH lên tinh thần hơn và cũng đồng ý thương thuyết, tin tưởng là mật ước của Nixon là khả thi và Mỹ sẽ tiếp tục không kích miền Bắc. Sau ngày 8 tháng 1 năm 1973, Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị. Kissinger cố đòi Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam, nhưng thất bại.
Ngày 13 tháng 1 năm 1973, trong cuộc gặp riêng lần cuối, hiệp định được chung kết. VNCH không tán thành những nhượng bộ của Hoa Kỳ; trước sức ép, phải chấp nhận ký hiệp định.
Cuối cùng, bốn bên ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hoà bình vào ngày 27 tháng giêng năm 1973.
II. Nội dung
Hiệp định Paris gồm 9 chương (8 chương chính và 1 chương phụ) và 23 điều khoản và không phải là một thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua.
Các điểm chính trong hiệp định là ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam; QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ. UBQGHGHHDT sẽ làm việc trong khi VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình.
Sau đó, Việt Nam sẽ được thực hiện thống nhất từng bước trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.
Khu phi quân sự là một lằn ranh tạm thời và không được quốc tế công nhận theo luật quốc tế.
Trong một mật ước với Hà Nội, Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho miền Bắc và sẽ không hành quân trên lãnh thổ Lào và Campuchia.
Một người dân Việt bình thường cũng nhận ra ngay là Bắc Việt chiếm ưu thế khi ký kết và không phải đợi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 mới thấy rõ ai thắng, ai thua.
Nhờ Lê Đức Thọ thành công trong việc lừa đảo được Kissinger, mà Bắc Việt và MTGPMN có ba thắng lợi: Một là toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là công nhận sự hiện diện của 140.000 quân chính quy QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ “ma” MTGPMN; ba là quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và sẽ không ai can thiệp khi vi phạm.
VNCH thất bại nặng nề, vì không có tiếng nói chính thức trong hội nghị, dù kiểm soát trên 50% dân chúng và 75% lãnh thổ. Hai mục tiêu duy trì binh sĩ Hoa Kỳ để tiếp tục hỗ trợ QLVNCH và trục xuất binh sĩ QĐNDVN ra khỏi miền Nam đều không có kết quả.
Hoa Kỳ tự cho mình là thắng lợi khi mang binh sĩ hồi hương, một lối thoát trong danh dự mà Tổng thống Kennedy và Johnson không đạt được. Tổng thống Nixon buộc Hà Nội phải từ bỏ yêu sách là một chính phủ liên hiệp không có chính quyền Tổng thống Thiệu tham gia và công nhận chính phủ VNCH là một thực thể chính trị để đối thoại.
Nixon ý thức về khó khăn của việc thực hiện Hiệp định vì QĐNDVN còn đóng tại miền Nam và việc tiếp tục ném bom miền Bắc trong tương lai là khó khả thi.
Khi cải thiện bang giao với hai nước Nga-Hoa, Tổng thống Nixon mở rộng ưu thế cho Hoa kỳ, nên các áp lực quốc tế và quốc nội trong cách giải quyết vấn đề Việt Nam giảm đi, dù vậy, vẫn còn lo âu về mật ước với Tổng Thống Thiệu.
Riêng Kissinger, vốn dĩ không dành thiện cảm cho VNCH và quan tâm đến vận mệnh tương lai của miền Nam, nên cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ông tiên đoán sẽ có một khoảng cách thích hợp cho việc đình chiến và sự sụp đổ của miền Nam. Khi đuợc hỏi miền Nam sẽ còn sống được bao lâu sau ngày ngưng bắn, ông trả lời: ”Nếu có may mắn chế độ Sài Gòn chỉ sống sót được trong vòng một năm rưởi.”
Dù tiên đoán Hà Nội không tôn trọng Hiệp định và miền Nam sụp đổ, tại sao Kissinger không chuẩn bị các biện pháp ngăn chặn các hậu quả tàn khốc này? Đây là câu hỏi mà mọi người Việt đặt ra, nhưng không được Kissinger trả lời.
Do sự im lặng này mà hầu hết người miền Nam nguyền rủa những tội ác của Kissinger là vô đạo đức, ghê tởm, khó quên và không thể tha thứ. Khi đem Hiệp định Paris làm một món quà triều cống cho Trung Quốc, Kissinger đã phản bội VNCH và nhất là xem nhẹ các giá trị sống còn của người miền Nam.
Về sau, Kissinger né tránh biện minh trách nhiệm đạo đức cá nhân, những sai lầm trong Hiệp định, tiếp tục đổ trách nhiệm là do quyền tự định đoạt số phận của người miền Nam, Nixon buộc phải từ giả chính trường sau vụ Watergate và Quốc hội không muốn tiếp tục viện trợ cho VNCH.
III. Hiện trạng
Mỗi năm, cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm 30 tháng 4 năm 1975, các phe có dịp nhận định lại Hiệp định Paris. Vì vẫn còn theo các quan điểm khác nhau, nên tranh luận thắng thua không thể đúc kết.
Phe thắng cuộc luôn ca ngợi là sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève, Hiệp định Paris là trang sử vàng chói lọi, một khởi đầu vinh quang cho việc thống nhất đất nước, một thành tựu lịch sử thể hiện cao độ trí tuệ của con người Việt Nam, bằng chứng là: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Phe thua cuộc tiếc nuối cho một cơ hội không bao giờ trở lại khi miền Nam đã không biết tương kế tựu kế để chống Cộng và xây dựng một nền dân chủ cộng hoà và tự do, nhưng hãnh diện cho là Bắc Việt đại bại trong hai cuộc Tổng Công Kích 1968 và 1972. Về mặt quân sự, đây là một thành tích chứng minh cho khả năng chiến đấu anh dũng của QLVNCH, vì Hoa Kỳ đã không trực tiếp tham gia.
Phe thua cuộc cũng hãnh diện rằng, dù VNCH chỉ 21 năm tồn tại, nhưng đã là thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất trong lịch sử và những di sản về giáo dục, đạo đức, văn hóa sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Sau 46 năm cai trị, đã đến lúc phe thắng cuộc phải can đảm thú nhận rằng, những công trình của ĐCSVN không thể so sánh với 21 năm của VNCH vì sự hồi sinh nền âm nhạc và sách báo trước năm 1975 là một chúng minh là sức mạnh văn hoá của phe thua cuộc đã toàn thắng.
Trong khi thế hệ tham chiến lần lượt ra đi và thế hệ hậu chiến không quan tâm ý nghĩa của Hiệp định Paris, không còn ai nhắc đến hai lời hứa long trọng của Bắc Việt năm xưa là:
Điều 11: Hai bên sẽ thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với bên này hay bên kia, bảo đảm các quyền căn bản của người dân.
Điều 15: “Thực hiện thống nhất từng bước trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào.”
Sau 46 năm thống nhất đất nước, tất cả các biện pháp hoà giải và hoà hợp dân tộc của phe thắng cuộc đều thất bại. Cho dù thành tâm, muốn khép lại quá khứ, nhưng một chiến tuyến mơ hồ vẫn còn làm ngăn cách trong lòng của phe thua cuộc. Có quá nhiều lý do giải thích tại sao, nhưng hạ nhục nhân phẩm trong thảm kịch học tập cải tạo và thuyền nhân là lý do chính mà phe thắng cuộc gây ra.
Tuy thế, hiện nay, vấn đề hồi sinh Hiệp định Paris lại đuợc một thiểu số thảo luận và hy vọng việc thi hành Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam là cơ sở pháp lý.
Trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurd Waldheim, một Hội nghị gồm 12 nước là bốn bên trong hội nghị cùng 8 nước khác là Canada, Hungary, Indonesia, Poland, Anh, Trung Quốc, Liên Xô và Pháp đuợc triệu tập vào ngày 2 tháng 3 năm 1973.
Định ước ký kết là văn kiện gồm 9 điều khoản nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định. Điều 7 khoản b của Định ước có quy định hai cách tái hợp Hiệp định, một là do Hoa Kỳ và VNDCCH đồng ý và hai là do 6 quốc gia trong 12 quốc gia ký kết đồng ý.
Theo lý thuyết, hồi sinh bất kỳ một hiệp định quốc tế nào là vấn đề khả thi. Nhưng thực tế đánh tan bao uớc vọng chân thành của phe thua cuộc. Lý do chính là thời gian lắng động và lịch sử sang trang, không một quốc gia thành viên nào có ý chí chánh trị để làm hồi sinh hiệp định này.
Phe thua cuộc cũng phải nhận ra rằng trong bối cảnh mới, vấn đề khẩn thiết cho toàn dân tộc là hiểm hoạ diệt vong và an nguy lãnh thổ; vấn đề quyền dân tộc tự quyết không thể dựa trên Hiệp định Paris làm một phương tiện pháp lý cho riêng dân miền Nam thảo luận, không phải chỉ có dân miền Nam hứng chịu hậu quả mà vấn đề tai hoạ là chung cho cả nước; đa số lại không quan tâm hành sử quyền dân tộc tự quyết và muốn dùng Định ước làm phương tiện. Vậy ai và bằng cách nào có thể khởi động ý thức này, vấn đề không còn nằm trong khuôn khổ của Định ước.
Thực tế là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), toàn dân tộc Việt Nam bị đại bại. Do đó, tỉnh thức hiện trạng và đoàn kết trong tình tự dân tộc là một khởi đầu mới cho tương lai của đất nước.
Kết luận
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ngày Bắc Việt toàn thắng qua Hiệp định Paris và là ngày đại bại của dân miền Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày ĐCSVN toàn thắng và là ngày đại bại của toàn dân Việt Nam. Chuyện Bắc thắng Nam thua sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bây giờ là lỗi thời mà toàn dân Việt bị thua là thời sự trong năm 2021. Chúng ta cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh đối với những hậu quả của hai ngày này.
Mọi thách thức hiện nay của Việt Nam có thể sẽ được giải quyết khi có tỉnh thức hiện trạng. Muốn có sức mạnh dân tộc thì sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị và quyết tâm chuyển hướng là điều kiện tiên quyết; ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc là vũ khí đấu tranh chung và thế hệ hậu chiến đang trưởng thành sẽ đảm nhận trách nhiệm cho đất nước.
______
Bài liên quan, cùng tác giả: Bước đột phá và Hiệp định Paris — Công luận và truyền thông phản chiến Mỹ làm miền Nam sụp đổ? — Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền Nam — Hoài niệm và phản tỉnh về ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Điều quan trọng nhất là phải ý thức được bản chất lưu manh cọng sản Bắc Việt, thằng cờ bạc bịp, dân ta không ai ngồi vào chiếu bạc hồ chí minh thì sẽ không còn bị bịp bợm.
Bài rất súc tích, làm sáng tỏ rất nhiều điều. Tiếc một điều anh TLDV cả hai phần đều… trải chiếu hết cả sân bãi, khác chi phá bĩnh, anh này nhiều người góp ý chân tình nhưng coi bộ uống lộn thuốc.
TRÍCH trung thực 100% từ BÀI CHỦ bên trên của Tác giả ĐỖ KIM THÊM
Trong khi thế hệ tham chiến lần lượt ra đi và thế hệ hậu chiến không quan tâm ý nghĩa của Hiệp định Paris, không còn ai nhắc đến hai lời hứa long trọng của Bắc Việt năm xưa là:
Điều 11: Hai bên sẽ thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với bên này hay bên kia, bảo đảm các quyền căn bản của người dân.
Điều 15: “Thực hiện thống nhất từng bước trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào.”
HẾT TRÍCH trung thực 100% từ BÀI CHỦ bên trên của Tác giả ĐỖ KIM THÊM
bình nhanh 02/05/2021 at 7:24 am
Điều quan trọng nhất là phải ý thức được bản chất lưu manh cọng sản Bắc Việt, thằng cờ bạc bịp, dân ta không ai ngồi vào chiếu bạc hồ chí minh thì sẽ không còn bị bịp bợm.
Bài rất súc tích, làm sáng tỏ rất nhiều điều.
Tiếc một điều anh TLDV cả hai phần đều… trải chiếu hết cả sân bãi, khác chi phá bĩnh, anh này nhiều người góp ý chân tình nhưng coi bộ uống lộn thuốc.
THEO thiển kiến tôi anh BÌNH NHANH có vội vàng hay không để KẾT LUẬN như thế HAY KHÔNG ?
Riêng tôi đã TRÍCH DẪN 1 phần nhỏ BÀI VIẾT NHÂN CHỨNG của MỘT MẸ VIỆT NAM phải nuôi 3 đứa con trong tù TRẠI TẬP TRUNG cải tạo vịt cộng (đẻ ra từ THẰNG Hồ Chí Minh học thói MAO TRẠCH ĐÔNG!!) để chứng tỏ CHÚNG không thi hành 2 ĐIỀU 11 và 15 trong HIỆP ĐỊNH PARIS mà Tác giả ĐỖ KIM THÊM đã viết !!!
Còn Diễn Đàn tha hồ MỌI NGƯỜI có thể góp Ý KIẾN ngắn DÀI tuỳ thích NHƯNG thành thật DÂN VIỆT hôm nay ít “động não” cứ so với DÂN MIẾN ĐIỆN sống chết với TỬ THẦN như thế mà DÂN TỘC MIẾN ĐIỆN vẫn HIÊN NGANG hàng triệu NGƯỜI xuống đường biểu tình … Còn ý kiến CÓ DÀI mà phân tích kỹ TRÍCH DẪN từ những nguồn tư liệu HAY nhân chứng thật của Lịch Sử thì nên cổ vũ VÌ ĐÂY là THIỆN CHÍ …còn dài NẾU không đọc THÌ CŨNG RẤT DỄ kéo THANG MÁY con chạy DI ĐỘNG của KHUNG CỬA SỔ “ý kiến” lướt qua nhanh KHỎI ĐỌC ý kiến này VÀ ĐỌC ý kiến của một Người khác …
Chỉ thế thôi !!!
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Anh Phạm Trần Anh, một người sống có chí hướng mạnh mẽ và lý tưởng, nguyện xả thân vì sự trường tồn của dân tộc, sự hưng vong của tổ quốc. Thân trong vòng lao lý, bị xiềng xích gông cùm hơn 20 năm dài đăng đẳng, trong đó chín năm tù bị biệt giam còng cả hai chân, hai tay và bị bỏ đói. Chín năm trường bị cùm chỉ được nằm ngửa, anh mơ được một lần nằm ngủ nghiêng.
Anh hùng hào kiệt có hơn ai
Apr 30, 2021
https://www.nguoi-viet.com/phu-nu/viet-cho-nhau/anh-hung-hao-kiet-co-hon-ai/
(BẤM VÀO liên kết trên ĐỌC CHI TIẾT
về hàng triệu BÀ MẸ VIỆT NAM BÀ NỘI NGOẠI đau khổ SAU NGÀY gọi là THỐNG NHẤT BẮC NAM 1975 )
LTS: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Mục “Viết Cho Nhau” là nơi để bạn giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm của mình. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, hay email: toasoan@nguoi-viet.com.
Bích Ngọc
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/PN-Anh-hung-hao-kiet-co-hon-ai-1.jpg
(BẤM VÀO liên kết trên XEM HÌNH hàng triệu BÀ MẸ VIỆT NAM BÀ NỘI NGOẠI đau khổ SAU NGÀY gọi là THỐNG NHẤT BẮC NAM 1975 )
Mẹ và con trai. (Hình: Bích Ngọc cung cấp)
“Ví thử đường đời bằng phẳng cả/ Anh hùng hào kiệt có hơn ai” (Phan Bội Châu)
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/PN-Anh-hung-hao-kiet-co-hon-ai-2.jpg
(BẤM VÀO liên kết trên XEM HÌNH hàng triệu BÀ MẸ VIỆT NAM BÀ NỘI NGOẠI đau khổ SAU NGÀY gọi là THỐNG NHẤT BẮC NAM 1975 )
Mẹ già nuôi một đàn cháu của ba thằng con đi ở tù: “Mẹ ơi… Mẫu tử vấn vương/ Mẹ con ly biệt… đoạn trường từ đây!” (Hình: Bích Ngọc cung cấp)
Bác Giáo có ba anh con trai. Anh Phạm Trần Anh và Phạm Trần Hào đều tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh. Anh Phạm Trần Thế tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc, rồi gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức năm 1968.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/04/PN-Anh-hung-hao-kiet-co-hon-ai-3.jpg
(BẤM VÀO liên kết trên XEM HÌNH hàng triệu BÀ MẸ VIỆT NAM BÀ NỘI NGOẠI đau khổ SAU NGÀY gọi là THỐNG NHẤT BẮC NAM 1975 )
Ngày mẹ lên thăm trước khi đi Mỹ để rồi không bao giờ con còn được gặp mẹ nữa, mẹ ơi! (Hình: Bích Ngọc cung cấp)
Nhưng.
Ngày 30 Tháng Tư, 1975, đã làm đảo lộn vận mệnh.
Tất cả tướng tá, sĩ quan, binh lính, chính trị gia đều bị đi tù Cộng Sản.
Thêm lần nữa gánh nặng lại trút lên đôi vai người mẹ hiền. Vừa lo thăm nuôi ba cậu con trai đi “học tập cải tạo” và lo cho đàn cháu 10 đứa đều không có cha.
Anh Phạm Trần Anh, một người sống có chí hướng mạnh mẽ và lý tưởng, nguyện xả thân vì sự trường tồn của dân tộc, sự hưng vong của tổ quốc. Thân trong vòng lao lý, bị xiềng xích gông cùm hơn 20 năm dài đăng đẳng, trong đó chín năm tù bị biệt giam còng cả hai chân, hai tay và bị bỏ đói. Chín năm trường bị cùm chỉ được nằm ngửa, anh mơ được một lần nằm ngủ nghiêng.
Hơn 20 năm dài đó, mẹ già lặn lội thăm nuôi con từ Nam ra Bắc. Chân bước thấp, bước cao. Tóc mẹ đã bạc, lưng còng, chân gối mỏi, lại thêm bao lần vất vả gồng gánh. Nhịn ăn, nhịn mặc chịu nhiều gió sương, gánh gạo vào thăm ba đứa con trai.
Sau 16 năm tù mẹ già khẩn khoản: “Con ơi, viết đơn xin ân xá. Để gia đình chồng, vợ, cha con đoàn tụ.”
Anh khẳng khái: “Thưa mẹ, con cam tội bất hiếu với mẹ. Chứ con nhất định không đầu hàng.”
Anh bị kết tội muốn lật đổ chính quyền Cộng Sản, bởi lẽ năm 1977 anh cùng với thi sĩ Tú Kếu Trần Đức Uyển, nhà văn Trịnh Tú thành lập Mặt Trận Người Việt Tự Do đấu tranh cho dân chủ.
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT