Walter Mondale, một thế hệ lãnh đạo chính trực và yêu nước

Nhã Duy

21-4-2021

Nếu Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris được chọn và đắc cử phó tổng thống trong cuộc bầu cử 2020 vừa qua thì một trong những người mà bà cần cảm ơn là Walter Mondale, cựu phó tổng thống thứ 42 của nhiệm kỳ tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến 1981.

36 năm trước, năm 1984, Walter Mondale là ứng viên tổng thống đầu tiên đã chọn một phụ nữ thiểu số là nữ dân biểu Geraldine Ferraro gốc Ý để làm ứng viên phó tổng thống chung liên danh với ông trong cuộc đua tranh cùng tổng thống Ronald Reagan.

Sinh năm 1928 tại Minesota, từ năm 20 tuổi, ông đã tham gia chính trường khi trở thành một phụ tá rồi chủ sự văn phòng trong và sau chiến dịch tranh cử của Hubert Humphrey, người đắc cử vào Thượng Viện rồi trở thành phó tổng thống cho TT Lyndon B. Johnson.

Tốt nghiệp ưu hạng về chính trị học tại đại học Minnesota, Walter đã nhập ngũ rồi theo học luật sau khi xuất ngũ. Trở thành Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota năm 32 tuổi rồi được bổ nhiệm vào Thượng viện năm 36 tuổi để thay thế TNS Hubert Humphrey nhậm chức phó tổng thống, Walter là một trong những chính khách trẻ thuộc đảng Dân Chủ đã đi theo con đường chính trị và phục vụ từ khá sớm. Ông tiếp tục đắc cử thêm hai nhiệm kỳ cho đến khi được TT Carter mời vào liên danh rồi trở thành phó tổng thống.

Điều được nhắc nhiều về Walter là sự thất cử kỷ lục trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ của ông trước TT Reagan khi thua hết tại 49 tiểu bang, chỉ chiến thắng tiểu bang nhà và Washington DC. Ông không phải là một tên tuổi được nhắc nhiều tại Washington nhưng điều được nhiều người thừa nhận là, ông là người tiên phong, mở đầu cho vai trò phó tổng thống hiện nay thành một cố vấn đắc lực của tổng thống trong các chính sách thay vì chỉ là bóng mờ như trước kia.

Ông đã dẫn đầu phái đoàn đại diện cho Hoa Kỳ để thảo luận và giải quyết vấn đề người tị nạn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ vào năm 1979 cùng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác, để rồi chương trình đoàn tụ gia đình ODP ra đời từ đây. Ông cũng từng được tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản vào năm 1993.

Sau 60 năm phục vụ chính trường và quốc gia, cựu Phó Tổng Thống Walter Mondale vừa qua đời tại nhà riêng đêm qua, hưởng thọ 93 tuổi. TT Carter bảo ông là “một phó tổng thống tài ba nhất trong lịch sử nước Mỹ, là khuôn mẫu của việc phụng vụ đại chúng và trong thái độ cá nhân”. Còn trong tuyên cáo đưa ra, tổng thống Joe Biden nhắc lại Walter là một người đã sống với những giá trị, ông không chỉ vạch ra con đường cho riêng mình mà còn giúp những người khác đạt đến, trong đó có chính tổng thống Biden.

Liên danh Jimmy Cater-Walter Mondale 1976. Ảnh tư liệu trên mạng

Walter Mondale từng kể lại là cha mẹ ông, một mục sư và một giáo sư nhạc đã dạy ông rằng, ông có thể theo đuổi bất cứ điều gì miễn sao luôn giữ sự trung thực. Đó không chỉ là một trong những phẩm cách ông đã giữ mà còn là khuôn mẫu cho những thế hệ chính khách tiếp nối nhìn đến, trong một thời đại mà nhiều người tin rằng chính trị và sự trung thực không có sự song hành. Nhưng nhìn lại lịch sử nước Mỹ, đã có biết bao cấp lãnh đạo là những người chính trực, trung thực và đặt quyền lợi quốc gia làm mục đích tối thượng như Walter Mondale là một.

Walter Mondale bảo rằng, “Chúng ta không có quyền đầu độc, ăn tươi, nhai nghiến, làm ô nhiễm đất nước tuyệt vời này mà chúng ta cần cứu nó, thanh lọc và bảo vệ nó“. Có lẽ phương châm đó vẫn còn giá trị đến hôm nay và điều cần tâm niệm với những cấp lãnh đạo quốc gia.

Xin cảm ơn sự phục vụ của cựu Phó tổng thống Walter Mondale, một thế hệ lãnh đạo chính trực và yêu nước. Cầu mong ông an nghỉ!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN


  1. Như nén Nhan Hương thắp Tưởng niệm Ân nhân của Thuyền nhân Việt Nam : Phó Tổng Thống Walter Mondale

    **********************

    https://www.youtube.com/watch?v=otQ22ivMtNg
    Walter Mondale recalls the Southeast Asian refugee crisis

    Former Vice President Walter Mondale recalls the treatment of Southeast Asian refugees in 1979 and his pivotal speech to the U.N. Conference on Indochinese Refugees held in Geneva.

    Ngay giữa Mùa Tưởng niệm Tháng tư Đen :
    Sài Gòn thất thủ …Tự do Công lý tắt đèn !
    Hàng triệu chuyến hải trình vượt biển gian khổ
    Tìm Tự do Sinh tử trước bão bể hải tặc Thái lan
    Không ai lãng quên không bao giờ quên lãng :
    Phó Tổng thống Walter Mondale Vĩ đại Tấm lòng :
    “Chúng ta tất cả đều hay Số thống kê oan nghiệt
    Thuyền nhân giữa Biển cả khủng khiếp số tử vong
    Buộc bỏ Quê Hương ra đi trên thuyền nan đánh cá
    Thế giới Văn minh phải hành động trước thảm cảnh đau lòng
    Sử lịch sẽ không tha thứ cho nếu chúng ta thất bại
    Lịch sử sẽ không quên nếu chúng ta thành công

    https://www.youtube.com/watch?v=_yBwg7Jfl9g
    Walter Mondale, Jimmy Carter’s vice president, dead at 93
    Phó Tổng Thống Walter Mondale
    (5 Tháng Giêng, 1928 – 19 Tháng Tư, 2021)

    Bi thảm kịch Thuyền nhân được Thế giới Tự do cứu vớt
    Cưu mang từ Hoa Thịnh Đốn, Paris, Bá Linh, Luân Đôn, …
    Nhờ tài hùng biện Ân nhân Walter Mondale Vĩ đại Tấm lòng
    Danh nhân đã mở Cánh cửa Tự do cho hàng triệu Dân Việt
    Đau lòng từ giã Quê Mẹ Quê Cha lênh đênh trên Biển Đông
    Hải tặc bão bể đói khát rồi tuyệt vọng trên hoang đảo trại tị nạn
    Được định cư nhờ Ân nhân Walter Mondale cao thượng Tâm hồn

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    TRÍCH 1 PHẦN DIỄN VĂN của PHÓ TỔNG THỐNG Walter F. Mondale
    đọc tại Diễn đàn Liên Hiệp Quốc trụ sở phụ tại Evian, Geneva ngày 21 tháng Bảy năm 1979

    <b DIỄN VĂN của PHÓ TỔNG THỐNG Walter F. Mondale
    July 21, 1979
    Evian and Geneva


    Some tragedies defy the imagination. Some misery so surpasses the grasp of reason that language itself breaks beneath the strain. Instead, we grasp for metaphors. Instead, we speak the inaudible dialect of the human heart.

    Today we confront such a tragedy. In virtually all the world’s languages, desperate new expressions have been born. “A barbed-wire bondage,” “an archipelago of despair,” “a flood tide of human misery”: With this new coinage our language is enriched, and our civilization is impoverished.

    “The boat people.” “The land people.” The phrases are new, but unfortunately their precedent in the annals of shame is not. Forty-one years ago this very week, another international conference on Lake Geneva concluded its deliberations. Thirty-two “nations of asylum” convened at Evian to save the doomed Jews of Nazi Germany and Austria. ON the even of the conference, Hitler flung the challenge in the world’s face. He said, “I can only hope that the other world, which as such deep sympathy for these criminals, will at least be generous enough to convert the sympathy into practical aid.” We have each heard a similar argument about the plight of the refugees in Indochina.

    At stake at Evian were both human lives – and the decency and self-respect of the civilized world. If each nation at Evian had agreed on that day to take in 17,000 Jews at once, every Jew in the Reich could have been saved. As one American observer wrote, “It is heartbreaking to think of the …desperate human beings … waiting in suspense for what happens at Evian. But the question they underline is not simply humanitarian … it is a test of civilization.”

    At Evian, they began with high hopes. But they failed the test of civilization.

    The civilized world hid in a cloak of legalisms. Two nations said they had reached the saturation point for Jewish refugees. Four nations said they would accept experienced agricultural workers only. One would only accept immigrants who had been baptized. Three declared intellectuals and merchants to be undesirable new citizens. One nation feared that the influx of Jews would arouse anti-Semitic feelings. And one delegate said this: “As we have no real racial problem, we are not desirous of importing one.”

    As the delegates left Evian, Hitler again goaded “the other world,” for “oozing sympathy for the poor, tormented people, but remaining hard and obdurate when it comes to helping them.” Days later, the “final solution to the Jewish problem” was conceived, and soon the night closed in.

    Let us not re-enact their error. Let us not be heirs to their shame.

    To alleviate the tragedy in Southeast Asia, we all have a part to play. The United States is committed to doing its share, just as we have done for generations. “Mother of Exiles” it says on the pedestal of the Statue of Liberty at the Port of New York. The American people have already welcomed over 200,000 Indochinese. Their talent and their energies immeasurably enrich our nation.

    We are preparing to welcome another 168,000 refugees in the coming year. The governors and the members of Congress in our delegation – as well as outstanding religious and civic leaders throughout America – are a symbol of the enduring commitment of President Carter and the American people. Many nations represented here have risen to history’s test, accepting substantial numbers of refugees. The ASEAN states, China, and Hong Kong have offered safety and asylum to over half a million refugees from Vietnam, Laos and Kampuchea since 1975. And others have opened their doors.

    But the growing exodus from Indochina still outstrips international efforts. We must work together, or the suffering will mount. Unless we all do more, the risk of fresh conflict will arise and the stability of Southeast Asia will erode. Unless this conference gives birth to new commitments, and not simply new metaphors, we will inherit the scorn of Evian. It is a time for action, not words.

    The freedom to emigrate is a fundamental human right. But no nation is blind to the difference between free emigration and forced exodus. Let us impose a moratorium on that exodus. Let us have a breathing spell during which all of us – governments, voluntary agencies, and private individuals alike – mobilize our generosity and relieve the human misery. And let us urge the Government of Vietnam to honor the inalienable human rights at the core of every civilized society.

    Our children will deal harshly with us if we fail. The conference at Evian 41 years ago took place amidst the same comfort and beauty we enjoy at our own deliberations today. One observer at those proceedings – moved by the contrast between the setting and the task – said this: “These poor people and these great principles seem so far away. To one who has attended other conferences on Lake Geneva, the most striking thing on the eve of this one is that the atmosphere is so much like the others.”

    Let us not be like the others. Let us renounce that legacy of shame. Let us reach beyond metaphor. Let us honor the moral principles we inherit. Let us do something meaningful – something profound – to stem this misery. We face a world problem. Let us fashion a world solution.

    History will not forgive us if we fail. History will not forget us if we succeed.

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Chuyên viên balls-raising Nhã Duy thì chẳng lạ gì về chuyên nghề tâng bốc Mỹ Dân chủ.
    Ông cụ vừa qua đời nên nói gì cũng được chẳng ai nỡ nặng nhẹ về người quá cố.
    Nhưng xa gần dính líu với Jimmy, thì người ta liền nhớ “thành tích” cụ tông thống Mỹ nầy, đã nỡ nhẫn tâm cắt đứt quan hệ ngoại giao với nguyên Uỷ viên Thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ, là Trung hoa Dân quốc (Đài loan).
    Đài loan đã bị truất quyền đại diện Trung hoa tại LHQ, là một lẽ. Nhưng việc gì phải yếu đuối chìu lòng theo thằng Tàu cộng- bấy giờ vốn còn nghèo nàn lạc hậu, chỉ giỏi nịnh cáo già Kít tác động Nixon làm bậy,
    và hàm hồ hung hăng, được voi đòi tiên; vào được HĐBA đã sướng rơn rồi, còn đòi thêm Mỹ phải đoạn giao với Đài, công nhận Tàu là nước TQ duy nhất, một quốc gia; bởi vì điếm chính trị bắt mạch thấy chính quyền thằng Mỹ lúc nầy hèn, nhát, nên làm tới!

    Một thời đại chính quyền yếu đuối nhu nhược vong bội tình bằng hữu đồng minh như thế, để lại bao nhiêu di hại cho đến ngày nay; rồi Mỹ phải thậm thụt giúp đỡ cho Đài đối phó với siêu cường Tàu, như kẻ giấu “vợ” ăn vụng với “tiểu tam họ Đài”, làm trò cười cho thiên hạ.
    Thì có đáng khui ra tán tụng bôi sơn trát phấn không???

    Mà Mỹ cũng chẳng phải lưu luyến nghĩa tình gì, chỉ là nhờ thằng Đài trấn giữ eo biển chiến lược ở Tây Thái bình dương nầy, thế thôi.
    Dỏm.


  3. Ai lại cứ như Chú Bảy Biden ham chọn cùng một lúc cả hai tử thù ??? !!!!
    ****************************

    https://cdn.images.express.co.uk/img/dynamic/78/750×445/1356437.jpg

    Chú Bảy Biden như trọng tài
    Ai đời lại để hợp võ sĩ cả hai
    Cùng đấm vào thân già Chú Bảy
    Chắc lại như lên máy bay ngã dài !
    Lại không phải Chú mà Nước Mỹ
    Gấu Nga + Gấu trúc Tàu thành hai
    Chống lại Cánh Đại Bàng bay cô độc
    Nga-Tàu thành thế trận tuyến chung dài
    Chú Bảy Biđần ngủ có thấy ác mộng ?

    https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/http%3A%2F%2Fcom.ft.imagepublish.upp-prod-us.s3.amazonaws.com%2F62ba3ffe-7fae-11e8-af48-190d103e32a4?fit=scale-down&source=next&width=700

    Tây độc Trump dù ai bảo nhân tai :
    Nửa thiên tài nửa thiên tai như nạc-mỡ !
    Khoái làm ăn với Nga hòa hợp đầy bài
    Tránh đẩy Nga vài tay Tàu, trực giác nhậy bén
    Ai như Chú Bảy chọn tử thù cùng lúc cả hai !!!!

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    BILLIONS OF HONEST PEOPLE  =  TỶ LƯƠNG DÂN

Comments are closed.