Huỳnh Công Đương
18-4-2021
Tiếp theo Kỳ 1
Hai hệ thống khác biệt tạo ra những con người rất khác biệt.
Các thợ dạy và nhiệm vụ chuyên chính
Với một mô hình quản lý đào tạo thống nhất và bắt buộc, chính quyền Bắc Việt Nam có nhiều cơ sở để kiểm soát và thao túng mục tiêu giáo dục đào tạo.
Ngay từ năm 1926, Hồ Chí Minh (lúc này dùng tên Lý Thụy) đã viết thư gửi cho Ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Lenin nói rằng rất nhiều trẻ em Việt Nam, khi được kể về Cách mạng Nga, về Lenin và về những dũng sĩ Lenin trẻ tuổi, đều ao ước được ăn cùng, ở cùng, học cùng và trở thành những dũng sĩ như vậy. Câu chuyện tám anh em họ Lý (được đặt lại theo họ Lý Thụy) trở thành những thành viên đầu tiên của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên đất Liên Xô cũng từ đây mà ra.
Ý tưởng đào tạo ra những đứa trẻ trung thành với mục tiêu và tiếng gọi của cách mạng cộng sản được thể chế hóa nhanh chóng vào hệ thống giáo dục, với lý tưởng Marx – Lenin được cài cắm trực tiếp vào giáo trình đào tạo. Trường học được thừa nhận là công cụ để xây dựng xã hội chủ nghĩa, và nhiệm vụ của các giáo viên được ban hành rõ ràng.
Năm 1963, Lê Duẩn, lúc này đang là Tổng bí thư Đảng Lao Động Việt Nam, khẳng định trước các sinh viên và giáo sư của Đại học Sư phạm Hà Nội rằng giáo viên cũng giống như người thợ dạy, thợ chính trị. Công việc chính trị của họ ở đây là tuyên truyền để giáo dục công dân thực hiện cách mạng vô sản.
Năm học 1964 – 1965, Chỉ thị 39 của Bộ Giáo dục đưa ra mục tiêu cụ thể của giáo dục miền Bắc Việt Nam là tạo ra thế hệ phục vụ sản xuất và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1965, hệ thống giáo dục bắt buộc gắn liền với sản xuất và chiến đấu chống “Mỹ – Ngụy”.
Một hệ thống giáo dục phi chính trị
Trong khi đó, Miền Nam có một hệ thống trường tư thục đông đảo, có tính độc lập và các chương trình học đa dạng. Vì vậy, khác biệt hoàn toàn với miền Bắc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa buộc phải xem giáo dục là một hoạt động phi chính trị.
Thực tế này bắt đầu từ năm 1955 cho đến tận những ngày cuối cùng của chế độ. Không một định hướng, một đường lối hay một nền tảng chính trị cụ thể nào được hệ thống giáo dục miền Nam Việt Nam bảo vệ hay nhấn mạnh, và phần lớn đều tin rằng mọi thứ nên như vậy.
Ngay cả khi chiến tranh leo thang và các hoạt động chiến sự đổ máu dần quen thuộc với các khu vực thành thị, nơi phần lớn các cơ sở giáo dục đào tạo quan trọng của hệ thống Việt Nam Cộng hòa tọa lạc, quan chức giáo dục vẫn không chịu thay đổi cách tiếp cận của mình. Các vấn đề liên quan đến đạo đức, nhân cách, phẩm hạnh công dân được đặt lên đầu tiên, trong khi tình hình chính trị căng thẳng và thực tiễn chiến tranh ở Việt Nam bị bỏ qua.
Trong các cuộc phỏng vấn thuộc nghiên cứu Making Two Vietnams đã được đề cập ở kỳ trước, một lượng lớn người tham gia hoạt động giáo dục trong giai đoạn này ở miền Nam Việt Nam thậm chí không biết Hồ Chí Minh là ai, chủ nghĩa cộng sản là gì và vì sao chiến tranh Việt Nam lại diễn ra. Điều này dẫn đến thực trạng là những nhóm dân cư này rất dễ chịu ảnh hưởng của các chương trình tuyên truyền của nhóm Việt Cộng và chính phủ Bắc Việt.
Việc chấp thuận sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và tư tưởng giáo dục ở miền Nam Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chính quyền ở đây không thể chọn ra một tiếng nói chính trị hay triết lý giáo dục thống nhất nào, có thể khiến tất cả các cộng đồng Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài… vốn đã có những mâu thuẫn về kinh tế và chính trị trước đó, đạt được sự đồng thuận.
Trong khi nhóm Công giáo công khai thù địch chủ nghĩa cộng sản, phe Phật giáo và một số đạo giáo khác lại có cảm tình với chủ nghĩa này. Không thể đàn áp tự do tư tưởng cá nhân bằng cách đồng hóa xã hội, chính phủ Việt Nam Cộng hòa chọn con đường không định hướng hay can thiệp vào hệ thống giáo dục.
Một nền giáo dục để chiến đấu
Nói đến đây, có vẻ ai cũng mường tượng được nội dung chương trình học của hai chiến tuyến khác nhau đến như thế nào.
Chương trình đào tạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị chính trị hóa hết mức có thể, đến mức độ ngay từ cấp tiểu học các chương trình đã mang màu sắc phỉ báng và thù hận.
Trẻ em được giới thiệu về sự vượt trội của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản so với chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến.
Kế đó, trẻ được giảng dạy vì sao phải tôn thờ Hồ Chí Minh, vì sao phải kính yêu Đảng Cộng sản và đả phá những kẻ dám chống lại mục tiêu chính nghĩa của chủ nghĩa cộng sản.
Cá biệt hơn, những bài tập đọc, tập làm văn chỉ dành cho trẻ ở độ tuổi 5 đến 10 tuổi đều mang đầy tính kích động với ngôn ngữ bạo lực khó tả. Bạn đọc có lẽ đã từng nghe đến những tác phẩm như “Quân Mỹ – Diệm ăn thịt người”, “Chị du kích bụng mang dạ chửa tay không bắt giặc” hay “Trâu cũng giết giặc Mỹ lập công”… Đó đều là những tác phẩm tuyên truyền được sử dụng thường xuyên trong các sách giáo khoa thời kỳ này tại Bắc Việt.
Không chỉ vậy, để trở thành một người cộng sản chân chính, học sinh – sinh viên cũng được kỳ vọng phải tham gia vào các chương trình vừa học vừa làm do chính phủ sắp xếp.
Ví dụ, chỉ tại Phú Thọ, trong năm học 1964 – 1965, trẻ em và thanh thiếu niên đóng góp 32.717 ngày công lao động, bắt được 2.178 kilograms sâu bọ và 44.078 con chuột, thu thập 417.135 kilograms phân bón gia súc và 90.651 kilograms phân bón xanh, trồng 144.333 m2 ruộng lúa nước .v.v. Những chính sách này được giải thích khá rõ ràng trong mô hình “Học hay, cày giỏi” mà chính Hồ Chí Minh phát động.
Riêng bắt đầu từ năm 1965, các trường học được quân sự hóa cho hoạt động “chống Mỹ, cứu nước”.
Giáo viên và học sinh – sinh viên được yêu cầu phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi hoạt động quân sự nếu cần thiết.
Trẻ em từ lớp Ba đến lớp Bốn và các cấp trung học cơ sở thì tham gia sản xuất áo ngụy trang, chuẩn bị lương thực, nước uống cho bộ đội.
Học sinh cuối cấp trung học cơ sở thì sẽ phải huấn luyện để hình thành các nhóm sơ cứu, nhóm liên lạc, nhóm vận chuyển, nhóm tuyên truyền và các nhóm giữ gìn vệ sinh công trường, doanh trại…
Các học sinh cấp trung học phổ thông thì được đào tạo sơ lược về sử dụng vũ khí quân sự, được giáo dục về tinh thần quả cảm, sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.
Người viết thừa nhận rằng bằng cách làm này, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tận dụng thành công một lực lượng lao động đáng kể (gồm cả trẻ em dưới tuổi) cho các hoạt động kinh tế – chính trị – quân sự, và biến trẻ em, học sinh, sinh viên thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống bộ máy nhà nước từ rất sớm.
Song, chính trị hóa một cách nhất quán toàn bộ hệ thống đào tạo cũng đồng nghĩa với việc “lòng trung thành với Đảng” được đánh giá cao hơn năng lực học thuật. Nó tạo ra các thế hệ có khả năng học thuật, khoa học kém, thiếu tính sáng tạo và độc lập trong tư duy. Ngay sau giải phóng, các khó khăn về quản lý kinh tế và hành chính công mà chính quyền thống nhất gặp phải có lẽ là những minh chứng rõ ràng nhất cho thực tế này.
Một nền sư phạm vị nhân sinh
Trong khi mô hình vừa học – vừa làm/ vừa học – vừa cày trở thành tiêu điểm của giáo dục miền Bắc, học sinh miền Nam có phần yếu kém hơn về năng lực chính trị.
Hiển nhiên, nhận định này không hẳn để phê phán chương trình giáo dục của Việt Nam Cộng hòa về mặt nhân văn và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, vì quá tập trung vào sách vở và trải nghiệm lớp học, kế đó là các kỳ thi khoa cử, trẻ em ít được tiếp xúc với thực tiễn đời sống của miền Nam Việt Nam.
Trong khi đó, bản thân hệ thống giáo dục cũng phải cạnh tranh với sự lan tràn của văn hóa phương Tây mà người Mỹ mang đến, điều mà chính quyền Hà Nội không gặp phải. Từ lớp năm đến lớp nhất của bậc tiểu học, trẻ em chỉ học về chữ, Việt văn và một số môn khoa học tự nhiên cơ bản.
Phải đến các bậc học cuối cùng của Đệ tam, Đệ nhị và Đệ nhất (tức các cấp cuối trung học phổ thông hiện nay), học sinh mới bắt đầu được giới thiệu sơ lược các hệ thống chính trị khác nhau, với vài trang nói về chủ nghĩa cộng sản và các quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản (như Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
Không thể tìm thấy những nội dung tuyên truyền chính trị rõ ràng và có định hướng như trong sách giáo khoa miền Bắc. Những thảm họa mà chủ nghĩa cộng sản gây ra cho người dân Trung Quốc vào thời kỳ đó (vốn rất tốt cho mục tiêu tuyên truyền chống Cộng) cũng hề không được nhắc đến.
Theo tài liệu Dự-án Chánh sách văn hóa giáo dục (Saigon: Viet-nam Cong-hoa. Hội-đồng văn-hóa giáo-dục, 1972 – tìm đọc tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II – Thành phố Hồ Chí Minh), mục tiêu cuối cùng của chương trình giáo dục là phẩm giá cá nhân và sự thấu hiểu của ba nguyên tắc cơ bản: quyền tự thân, gia đình và xã hội.
Cách tiếp cận này, hiển nhiên, rất nhân văn và rất phù hợp để chuẩn bị cho học sinh bước vào đời, trở thành những thành viên tốt trong gia đình và công dân tốt trong một xã hội dân chủ cấp tiến. Song nó rõ ràng không giúp ích được gì cho một cộng đồng đang bị chiến tranh tàn phá và đứng trước bờ vực hoàn toàn biến mất.
***
Dù có nhiều ưu khuyết điểm trong mô hình quản trị xã hội, cả hai nhà nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam) có vẻ rất kiên định trong đường lối và chính sách giáo dục của họ.
Cái tốt hay cái xấu, cố chấp hay hợp thời, chiến thắng hay thất bại, có lẽ cũng chỉ để cho hậu thế bàn luận. Điều quan trọng là chúng ta tôn trọng và lưu giữ sự thật, kinh nghiệm của lịch sử như chúng thật sự diễn ra. Đó là thứ mà bài viết này mong muốn ghi lại để lấp đầy những khoảng trống trong lịch sử Việt Nam.
Tiên Sinh, Thái Bá Tân.
Trên cổng một trường nọ
Ở Nam Phi, người ta
Khắc câu nói nổi tiếng
Của Nelson Mandela.
“Muốn hủy diệt một nước,
Không cần bom hạt nhân.
Tên lửa và đại bác,
Tàu chiến cũng không cần.
Chỉ cần ngành giáo dục
Của nước ấy suy đồi.
Chuẩn thấp, chất lượng thấp
Gian lận điểm và rồi
Các bác sĩ nước ấy
Sẽ giết chết bệnh nhân,
Và các nhà chính trị
Hoang phí tiền của dân.
Mua bằng, gian lận điểm,
Kỹ sư, nhà mới xây
Nứt lún hoặc sụp đổ,
Hoặc thẩm thấu suốt ngày.
Cũng vì lý do ấy,
Trong tay các quan tòa
Công lý bị bóp méo,
Gây hậu quả xót xa.
Khi giáo dục xuống cấp,
Trí thức thành lưu manh.
Tôn giáo sẽ xung đột.
Đất nước sẽ chiến tranh.
Vì vậy, để sụp đổ
Ngành giáo dục nước nhà,
Tức là tự cho phép
Sụp đổ một quốc gia.
Nguồn Mạng.
Nước Mỹ có dẫm lên vết xe của VNCH.hay không ?
Tôi nghĩ là có. VNCH chỉ có tự do giới hạn hay nỬa vời mà đã bị CsVN.lợi dụng
tối đa để thôn tính,huống chi tự do qúa trớn như nước Mỹ ! Với tự do này thì
Mỹ Cộng tha hồ nhân danh và núp bóng hòng ngụy trang qua mắt dân chúng
vốn chưa một ngày sống với CS.
Thế nhưưng phải thẳng thắn mà nói răng giới trí thức VNCH.cũng có phần trách
nhiệm vì đa phần trong số họ biết CS.là gì nhưng họ vẫn…bình chân như vại để
xa lánh chính trị và không thèm đếm xỉa gì đến việc bảo vệ tự do cho chính họ
cũng như chế độ mà nhờ đó họ đạt được thành công hơn các giới khác !
Trích:
“Trong các cuộc phỏng vấn thuộc nghiên cứu Making Two Vietnams đã được đề cập ở kỳ trước, một lượng lớn người tham gia hoạt động giáo dục trong giai đoạn này ở miền Nam Việt Nam thậm chí không biết Hồ Chí Minh là ai, chủ nghĩa cộng sản là gì và vì sao chiến tranh Việt Nam lại diễn ra. Điều này dẫn đến thực trạng là những nhóm dân cư này rất dễ chịu ảnh hưởng của các chương trình tuyên truyền của nhóm Việt Cộng và chính phủ Bắc Việt.”
*Nhận xét của Making Two Vietnams, (hay của tác giả?) như trích trên, là thiếu thực tế.
Sự thật tai nghe mắt thấy là, trong sách giáo khoa môn Sử thậm chí có in cả hình (đen trắng) của ông HCM cho học sinh nhìn biết, thuở còn ốm nhom lúc còn gian khổ kháng chiến, khiến người ta nhìn…lại thấy thương, muốn bênh vực.
Tâm hồn tuổi thơ miền Nam thì chẳng quan tâm gì thời cuộc, chính chị chính em. Nó không bị hâm nóng, đốt cháy, nhồi vào đầu tống vào mồm bởi đoàn đội như ở miền bắc.
Ty Thông tin mỗi tỉnh thành đều có dán đầy hình ông “trùm cs” với lời giới thiệu “PR” xúc xiểm của chính quyền Cộng hoà.
Những tố cáo, cảnh báo sự “xấu xa đáng ghê sợ” của CNCS cũng có đầy qua báo chí, truyền thanh, âm nhạc, điện ảnh…
Lam Phương nổi tiếng với bài Chuyến đò vĩ tuyến, Nửa đêm nhớ anh…,
Phim “Chúng tôi muốn sống” với tài tử Kiều Chinh, Lê Quỳnh; đạo diễn Vĩnh Noãn,
Hình bìa một tạp chí Mỹ bày bán trong các kiosk dọc theo đại lọi Lê Lợi cũng có in hình HCM giẵ một phông màu rậm rạp lá xanh và đầy những con rắn le lưỡi.
Nói chung, VNCH và phương Tây không bỏ lở một cơ hồi nào để hù doạ nhân dân bằng ngôn ngữ, hình ảnh lãnh tụ đối phương.
Và vô số bích chương in hình HCM được hoạ với những nét gian xảo, nham hiểm theo tuyên truyền chống Cộng được treo ở Ty Thông tin tỉnh thành, hoặc các phòng Thông tin trong trụ sở Phường Xã,
Những tiểu thuyết chống Cộng của Doãn Quốc Sĩ (truyện ngắn Hồ Thuỳ Dương trong Dòng Sông Định Mệnh); những chuyện dài, xã luận của Nguyễn Mạnh Côn đăng trên tạp chí Chỉ Đạo của Ban Chỉ đạo Chiến dịch Tố Cộng,
Những ấn phẩm, chương trình truyền thanh tố cáo sự bóc lột lao động ở công trường thuỷ nông Bắc Hưng Hải, những xuyên tạc về Cộng sản chủ trương Tam vô, không gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo…
là mặt trận truyền thông tâm lý chiến rộng khắp miền Nam.
Sao có thể lọt khỏi tai mắt người dân, trong đó có cả gia đình học sinh sinh viên và chính bản thân họ.p nữa.
Họ ngu, câm, điếc hết cả chăng?
Sở dĩ tuyên truyền chống Cộng của VNCH không thành công như ý muốn, là do những nguyên nhân sau:
*Phong trào Việt Minh do ông HCM lãnh đạo đã xuất phát từ thời còn đô hộ Pháp, như một lực lượng cứu quốc đáng tin cậy, và đã chiếm được tình cản sâu đậm của người dân.
Người dân lao động không hề và không thể nào biết được học thuyết CS đã nằm sâu trong chủ trương của lãnh đạo tổ chức đó.
Họ chỉ biết VM đang kháng chiến cứu quốc.
Tây bắn giết, đốt phá, bố ráp, bắt bớ…”dân lành”.
VM chống lại Tây.
HCM lãnh đạo VM.
Thế là đủ!
Dân kết luận: Tây xấu, VM-HCM chống Tây, vậy là tốt.
Thế thôi.
*Ngô Đình Diệm và VNCH có sau VM hơn một thập niên, không thể nhất đán làm dân tin theo và quên VM ngay được. Họ chỉ mong tổng tuyển cử, để sum họp.
Người dân ghét chiến tranh, ghét đi lính. Họ đã có liên hệ từ lâu với VM qua thân nhân đi tập kết sau 1954. Cảm tình của họ đặt vào đâu thì dễ thấy.
*Họ cũng không sẵn sàng thích Mỹ, trừ số ít người được lợi ích từ mối quan hệ với Mỹ, làm sở Mỹ.
Dân quê sợ, do đó ghét bất cứ ai mắt xanh mũi lõ giống Tây.
*Diệm thất bại, mất lòng dân cũng do là thiên vị công giáo và gia đình trị.
So với HCM, trong mắt người dân lao động ở giai tầng đói rách thất thế, là kháng chiến, là yêu nước…
qua thực tế hiễn nhiên, lại được khuếch đại bằng tuyên truyền, khiến hình ảnh anh bộ đội cực khổ ốm o xo bại vì lý tưởng kháng chiến cũng dễ động lòng trắc ẩn hơn là nhìn mấy lính Mỹ hú hé trên những chiếc GMC, hoặc nghênh ngang ngoài đường, xí lô xí là tiếng lạ, mặt đỏ gay vì bia rượu, và sẵn sàng chọc gái khi có dịp.
*Đó là thế mạnh và thế yếu giữa 2 phe trên mặt trận tuyên truyền lôi kéo người dân,
chứ KHÔNG PHẢI ”một lượng lớn người tham gia hoạt động giáo dục trong giai đoạn này ở miền Nam Việt Nam thậm chí không biết Hồ Chí Minh là ai, chủ nghĩa cộng sản là gì và vì sao chiến tranh Việt Nam lại diễn ra“ như tác giả viết!
Trích:
“Không thể tìm thấy những nội dung tuyên truyền chính trị rõ ràng và có định hướng như trong sách giáo khoa miền Bắc. Những thảm họa mà chủ nghĩa cộng sản gây ra cho người dân Trung Quốc vào thời kỳ đó (vốn rất tốt cho mục tiêu tuyên truyền chống Cộng) cũng hề không được nhắc đến.”
*GD miền Nam quyết giữ cho tâm hồn tuổi trẻ- tương lai của dân tộc, được trong trắng, chỉ biết tiếp thu kiến thức, và khi trưởng thành, tự chọn chân lý cuộc sống, không bị áp đặt. Chưa hề thấy nhà nước VNCH có nổ lực tuyên truyền gây nhiễm độc chính trị trong giới học sinh sinh viên.
Lần duy nhất thấy hiện tượng tuyên truyền như thế, là năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi dẫn một đoàn sinh viên Huế ra Quảng trị thăm cầu Bến Hải. Đám sinh viên nam nữ rướn mắt cố nhìn bên kia cầu Hiền Lương, biên giới nằm ngay giữa thân mình đất nước mà như ở thế giới nào khác, tưởng không bao giờ bước chân lên được!
Bờ bên kia chỉ thấy toàn loa phát thanh gắn hàng loạt lên 1 giàn sắt lớn, đang ra rã tuyên truyền chửi rủa tố cáo Mỹ Nguỵ, xen kẽ với quân nhạc . Một dòng chữ dài là khẩu hiệu chạy dài hàng trăm mét “ĐẾ QUỐC MỸ CÚT KHỎI MIỀN NAM VIỆT NAM”. Một bệ bê tông đỡ lấy cột cờ vươn cao nhất có thể, phần phật lá cờ đỏ lớn.
Phía bên bờ bắc luôn cố gây ấn tượng, cố sức hàm hồ đanh đá vượt qua “kẻ thù” về bạo lực tuyên truyền, là cảm tưởng chung của đoàn tham quan.
Về phía sinh viên, những xúc động phức tạp, nếu có, rồi cũng tan đi. Giáo dục phi chính trị lại tiếp tục trở lại với tuổi trẻ miền Nam. Họ chỉ lo học để thi và đậu.
Điều đó không tạo ra những công dân ngây thơ dễ lừa đảo như ý tác giả muốn hiểu về giáo dục miền Nam.
*Ngoài xã hội, chính quyền miền Nam, nhất là thời TT NĐ Diệm, luôn tổ chức những đợt chính huấn cho công chức. Những cuộc họp theo chỉ đạo của sở Thông tin, của Tâm lý chiến, vẫn có nổ lực cảnh giác dân chúng về hiểm hoạ cộng sản.
Tuy nhiên, những cuộc họp tuyên truyền, học tập đó, hầu như ở bất cứ chế độ nào, ngay cả năm 2021 nầy, đều làm người dân bực mình, ngầm phản đối, âm thầm với nhau nói xấu người tổ chức. Chẳng đạt bao nhiêu hiệu quả thực tế.
Trích:
“…chỉ tại Phú Thọ, trong năm học 1964 – 1965, trẻ em và thanh thiếu niên đóng góp 32.717 ngày công lao động, bắt được 2.178 kilograms sâu bọ và 44.078 con chuột, thu thập 417.135 kilograms phân bón gia súc và 90.651 kilograms phân bón xanh, trồng 144.333 m2 ruộng lúa nước .v.v. Những chính sách này được giải thích khá rõ ràng trong mô hình “Học hay, cày giỏi” mà chính Hồ Chí Minh phát động.” và 5 đoạn nhỏ kế tiếp.
Nổ lực nầy là chính đáng,
khi ta biết Hành Quân Rolling Thunder (Sấm Rền), bắt đầu từ ngày 2/3/1965, và kết thúc vào ngày 31/10/1968 để đánh phá ác liệt miền bắc.
Đợt 1, Máy bay Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà bắt đầu tấn công thăm dò một số mục tiêu nằm bên trong lãnh thổ Bắc Việt, từ vĩ tuyến 17 tới 19.
Đợt 2, không lực Mỹ nhắm vào đường sá, cầu cống, ghe tàu và đường xe lửa, các kho xăng cùng các nguồn năng lượng.
Đợt 3, đánh phá các tiện nghi xăng, dầu nhớt; phá hủy khoảng 70% nguồn tiếp liệu nói trên.
Đợt 4: oanh tạc của Mỹ tập trung vào những khu kỹ nghệ và sản xuất năng lượng tại miền Bắc. Các mục tiêu lần này bao gồm khu vực thủ đô Hà Nội; nhắm vào những đoàn xe vận tải chuyên chở chở vũ khí và tiếp liệu.
Đợt 5: oanh tạc cơ Mỹ nỗ lực cắt đứt hệ thống giao thông và chuyển vận giữa Hà Nội và cảng Hải Phòng nơi nhận tiếp tế từ ngoài..
*Cho nên nếp sống, chiến đấu của toàn dân, quân miền Bắc; kể cả hs, sv, giáo chức và toàn bộ nghành GD, phải chia sẻ gian nguy và tập hy sinh dũng cảm để sống sót, là chuyện tất nhiên.
Có phần giống triết lý tranh đấu để sống sót của Israel.
Miền Nam có lẽ cũng sẽ thế nếu bị thử thách tương tự, nhưng phỏng đoán có thể sẽ kém thua miền Bắc, vì miền Nam quen sống sướng, ít chịu gian khổ, nên bản năng sinh tồn sẽ kém hơn.
Đồng bằng sông Cửu long dân “sống như đùa”, đưa tay lên đầu là có trái, dìm vợt dưới mương có cá tôm; biếu nhau đãi nhau là chuyện hằng ngày; không phải ăn nước mắm với cá gỗ!
Vinh dự chịu khổ dai sức thuộc về ngoài đó. Chúc mừng!
*Từ người quen sống, chiến đấu ở rừng rú, bên hố bom cùng đống bê tông đổ nát trong thành thị,
chỉ một loáng 5 tháng thành ra người quản lý kinh tế, tổ chức xã hội văn minh có qui mô gấp 10 lần miền bắc, kể cả so với Hanoi, Hải phòng…
…thì dốt nát lúng túng sai lầm, và cả lạm dụng ngu xuẩn…là lẽ tất nhiên!
Có chuyện kể,
chuyên viên nghành dệt may thuộc ban công thương nghiệp, uỷ ban quân quản Saigon-Gia định, lên tiếp quản nhà máy dệt Thắng lợi, đã cho lệnh tắt hết hệ thống máy lạnh trong xí nghiệp công nhân thường đứng máy, để tiếp kiệm điện.
Công nhân mà cũng học thói trưởng giả nhà giàu, phải mát mới chịu làm. Dẹp!
Vài tháng sau, tất cả các dàn máy đều hỏng, ngưng hoạt động. Những cổ máy do tư bản sản xuất nầy khó tính, đòi nhiệt độ lạnh nhất định để các linh kiện tinh vi không bị giãn nở, sai thông số kỹ thuật là gây hỏng hóc. Nó chảnh thế, trời ạ!
Thôi đi,
Hãy để quá khứ ngủ yên. Hay ho gì khêu lại đống tro tàn chỉ để lấy vài đồng nhuận bút…mà làm xót xa cả một dân tộc.
Có giỏi thì viết cái gì mới hay ho hơn. Đừng lôi chuyện cũ vớ vẩn đã mốc xì của thiên hạ ra dịch giữa dịch covid.
Co nhung su dao van dien ra rat tinh vi, chung ta hay so sanh hai cau van sau:
1.Để nỗi buồn thôi bám víu màn đêm sương trên khoé mi ngày mai thôi ngừng đọng chỉ 1 lần thôi
…(Người Lạ Ơi-Tác giả: Châu Đăng Khoa)
2. Em vô tình như không có tôi đang ngóng đợi một đêm sẽ mặn nồng của đôi ta lên ngôi, mặc cho thời gian cứa nặng nề trôi.(Con đường lạ lẫm – Tiến Thắng B7)
“Trong khi nhóm Công giáo công khai thù địch chủ nghĩa cộng sản, phe Phật giáo và một số đạo giáo khác lại có cảm tình với chủ nghĩa này.” hết trích
Có cảm tình thì sao, sau 30 tháng tư thì cũng bị chúng triệt hạ và quăng vào đó toàn hổ mang phá nát. Bây giờ rặt trong ấy đám buôn thần bán thánh.
TG viết rất hay, chính xác 100%. Học sinh miền Nam trong khi sống chan hòa bác ái không hề biết gì về chế độ CS cho đến khi phải sống cùng. Chính vì thế mới có những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm…