Jackhammer Nguyễn
8-4-2021
Bắc Kinh và phương Tây
Chuyện dân Hoa Lục đồng loạt tẩy chay hai đại công ty sản xuất quần áo là H&M và Nike, làm tôi nhớ lại suy nghĩ của anh bạn luật sư Việt Nam ở Mỹ, có lần nhận xét về Trung Quốc với tôi là: Họ nghĩ ra nhiều cái mới (từ anh ấy dùng là creative) mà mình đôi khi ngạc nhiên.
Lúc đó chúng tôi đang nói về chuyện Bắc Kinh chấm điểm công dân của họ, và dùng điểm đó để kiểm soát công dân bằng những hình phạt về kinh tế, xã hội, tương tự như các ngân hàng Mỹ dùng điểm tín dụng (credit score) để quyết định xem có nên cho khách hàng của họ vay hay không, vay nhiều hay ít, lãi suất cao thấp ra sao… tùy vào điểm tín dụng.
Khi nghe anh bạn nhận xét như vậy, tôi không được thuyết phục lắm, vì đối với tôi chuyện Bắc Kinh chấm điểm công dân cũng giống như các trại tập trung ở Tân Cương, không có gì khác.
Dưới sức ép của công luận và chính quyền Mỹ liên quan đến việc Bắc Kinh bỏ tù cả triệu người Tân Cương, hai hãng nói trên phải ra tuyên bố là họ sẽ không dùng bông vải từ Tân Cương, bị cáo buộc là dùng lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ.
Nhưng Bắc Kinh đã bơm tinh thần dân tộc vào thị trường khổng lồ hơn 1 tỷ dân của mình, để nó trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Thứ vũ khí này vốn của xã hội dân sự phương Tây, dùng rất có hiệu quả để chống lại các tập đoàn kinh tế nhiều lúc lạm dụng, trục lợi trên sự yếu thế của người tiêu dùng.
Đòn tấn công của Bắc Kinh có thể đưa H&M và Nike tới những quyết định kỳ cục là đối với thị trường Mỹ và Tây Âu sẽ dùng bông vải từ các nước khác, còn thị trường Trung Quốc vẫn dùng bông Tân Cương.
Nếu họ làm như vậy, thì đòn tấn công của Bắc Kinh không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn chế giễu cả những chuẩn mực đạo đức phương Tây.
Bắc Kinh và Hà Nội
Từ thực tế ngang ngửa về kinh tế đó giữa phương Tây và Trung Quốc, ta dễ suy ra sức ép về kinh tế của Bắc Kinh lên Việt Nam (và các nước Đông Nam Á) lớn đến mức nào nữa.
Việt Nam không những cần thị trường lớn của Trung Quốc để tiêu thụ nông sản của mình, mà còn lệ thuộc lớn vào vốn đầu tư từ Trung Quốc. Theo các con số được đưa ra vào năm 2020, Trung Quốc đứng thứ ba về vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Con số này có thể không đến nỗi bi kịch như trường hợp Cambodia, nhưng nó cũng lên đến gần 9%.
Cho nên tôi nghĩ, điều quan trọng nhất làm Việt Nam lệ thuộc nước láng giềng phương Bắc không phải ý thức hệ, cũng không phải quân sự, mà chính là sức ép về kinh tế.
Nhưng bức tranh không đến nỗi quá tối tăm đối với Việt Nam khi mà Mỹ và các nước phương Tây bắt đầu ý thức được sự đe dọa của Trung Quốc, và sự lệ thuộc của họ vào Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ nhất sau những tuyên bố ngoại giao và chính trị của Mỹ trở lại chiến lược liên minh để đối đầu với Trung Quốc, trong đó đặc biệt là những khối tiền lớn được đổ ra, trong các kế hoạch kích thích kinh tế của chính quyền Biden, để kích thích việc sản xuất và phát triển khoa học ở Mỹ, nhằm tránh lệ thuộc vào thị trường rộng lớn và chuỗi cung cấp từ Trung Quốc (decoupling).
Sự chuyển động này của Mỹ và phương Tây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt là cho tân thủ tướng Phạm Minh Chính, là người bắt đầu điều hành nền kinh tế Việt Nam.
Người ta hay bàn đến những thách thức vô cùng lớn cho nhóm cầm quyền mới của Việt Nam sắp tới, nhưng bên cạnh đó, điều vô cùng thuận lợi trong xu hướng decoupling của phương Tây đối với Trung Quốc, miễn là ông Chính thấy và làm theo xu hướng đó.
Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ (theo tờ Wall Street Journal Mỹ nhập đến gần 30% hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua), các đại công ty đa quốc gia cũng chuyển sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam.
Cái giá của quá khứ
Người ta vẫn nghi ngờ ông Chính và chính phủ Việt Nam cố đấm (dân Việt) ăn xôi (xôi Trung Quốc) trong chuyện tiếp tục dự án luật đặc khu có lợi cho Bắc Kinh.
Trong bài phỏng vấn ông Đinh Hoàng Thắng, cựu viên chức ngoại giao Việt Nam, BBC Việt ngữ có đặt câu hỏi về ông Phạm Minh Chính rằng, nếu như ông Chính là một con người quyết đoán thì ông ấy sẽ quyết đoán ra làm sao?
Tôi nghĩ rằng sự quyết đoán của ông Chính, nếu đúng, là tận dụng cơ hội hiện nay để đưa kinh tế Việt Nam “decouple”, thoát Trung.
Trong kinh tế học có một khái niệm gọi là cái giá của quá khứ (les coûts du passé) nói nôm na là, cái gì lỡ rồi thì thôi, phải can đảm chịu bỏ để đi tới. Không phải lỡ mua xi măng rồi thì cứ phải xây nhà, dù thấy rằng xây nhà không có lợi.
Cái giá của quá khứ, dù là chính trị hay kinh tế, thì cũng đã trả rồi. Người dân Việt Nam sẽ dễ dàng tha thứ cho những cái giá đó nếu tương lai của họ không phải sống dưới cái bóng của “thiên triều”.
“Cho nên tôi nghĩ, điều quan trọng nhất làm Việt Nam lệ thuộc nước láng giềng phương Bắc không phải ý thức hệ, cũng không phải quân sự, mà chính là sức ép về kinh tế.”
Đây là một sai lầm nghiêm trọng của tác giả. Thực tế là ĐCSTQ và VN ràng buộc nhau qua các mật ước và công ước mà dân chúng không có cơ hội biết được. Tác giả, cũng như các nhà bình luận không chuyên khác, cũng không có phép lạ nào để lọt vào thâm cung mà tìm ra các tin tức này. Còn nói “về ý thức hệ, cũng không phải quân sự, mà chính là sức ép về kinh tế.” thì tác giả cũng không so sánh có cơ sở để đi kết kết luận này. Tác giả chỉ đoán mò.
“Tôi nghĩ rằng sự quyết đoán của ông Chính, nếu đúng, là tận dụng cơ hội hiện nay để đưa kinh tế Việt Nam “decouple”, thoát Trung.”
Lại một lần nửa, tác giả đi từ sai làm nghiêm trọng này đến sai lầm nghiêm trọng khác. “Tôi nghĩ rằng” là một ước vọng chân thành nhưng hoang tưởng. Ông Phạm MInh Chính là một cá nhân trong một tập đoàn đảng trị, ông Chính không thể tự ý hay cam đảm mà hành động một mỉnh để thoát Trung, Bộ Chính Trị đã quyết định cả rồi. Tác giả cũng không nhận ra Bộ Chính Trị là một cơ chế chung điều hành và kiểm soát nhau chặt chẻ. Một hiểu biết sơ đẳng về hoạt động và quyết định của DCSVN mà tác giả không biết mà chỉ nêu lên một hy vọng mong manh.
“Khi nghe anh bạn nhận xét như vậy, … Cho nên tôi nghĩ,” hoàn toàn là những cảm tưởng mơ hờ và không có cơ sở luận lý nào để thuyết phục độc giả.
Ông Jackhammer viết bài này dường như để thanh minh với các “còm sĩ” trong bài trước đó của ông-
“Phạm Minh Chính có đáng lo hay không”.
Lần này Jhmr lại mắc nhiều tật khác, trước hết là trịch thượng “ordered” cho PMC ‘phải “quyết đoán” để đưa nền kinh tế Việt Nam thoát Trung’, mặc dù dĩ nhiên ông Chính làm gì là theo kế hoạch của ông vạch ra, chẳng theo ai, nhất là theo ý Jhmr!
Mà sao lại đóng ngoặc kép “quyết đoán”.
Một trong những hàm ý của ngoặc kép quanh một chữ là ý muốn nói “chữ đó không có nghĩa đó”.
Tôi phải “làm chồng” cô ta mất 2 tháng, nghĩa là tôi đóng giả “chồng”, không phải chồng cô ta.
Vậy Jhmr muốn ông Chính giả vờ “quyết đoán” hả?
Thoạt mới vào, Jhmr liền khéo léo bốc thơm ai bằng câu
“Họ nghĩ ra nhiều cái mới (từ anh ấy dùng là creative) mà mình đôi khi ngạc nhiên.”
nhưng lại đổ cho anh bạn nói, không phải ta nói.
Cũng trong “hảo ý” đó, Jhmr viết
“Bắc Kinh chấm điểm công dân của họ, và dùng điểm đó để kiểm soát công dân bằng những hình phạt về kinh tế, xã hội, tương tự như các ngân hàng Mỹ dùng điểm tín dụng (credit score) để quyết định xem có nên cho khách hàng của họ vay hay không, vay nhiều hay ít, lãi suất cao thấp ra sao… tùy vào điểm tín dụng.”
* đánh đồng ẩu rằng “kiểm soát công dân” của Tàu là “tương tự như các ngân hàng Mỹ dùng điểm tín dụng…”
…là nói lấy được để gây ấn tượng tốt, là tuyên truyền ghép kềnh kềnh với hạc đầu đỏ, với thiên nga. Ghép xong, liền vội vả viết thêm câu sau, để phân bua rằng mình “ngoại phạm” với ý đó!
Khôn quá hoá dại đấy
* Bắc kinh chấm điểm công dân để đưa tỷ dân vào khuôn khổ kỷ luật thép, nhân danh tạo “hạnh kiểm tốt”, nhưng mục tiêu chính là đưa dân vào rọ sắt nhận diện (identify) bằng kỷ thuật số, theo dõi nhất cử nhất động của họ: dữ liệu ghi được sẽ tạo hành lang pháp lý để trừng phạt kinh hoàng đối với bọn bất đồng chính kiến, nói xấu chế độ, chống đối bằng tuyên truyền phản động và phá hoại…khi họ vi phạm.
Khắp TQ có hệ thống camera dày đặc, nhận diện rõ đến từng hột nút trên quần áo, và truy cập ngay vào lý lịch hộ tịch, địa chỉ cư trú, quan hệ xã hội…của bất cứ cá nhân nào.
Hình phạt rải từ chế tài quyền lợi công dân, lợi ích xã hội được hưởng… đến tù đày tra tấn, thậm chí xoá sổ kẻ vi phạm trong bệnh viện “mổ hiến” tạng, như nạn nhân Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ đã từng bị.
Và cá nhân đó mãi mãi biến mất!
Đó chính là lý do dân HongKong đấu tranh kiên quyết với hàng triệu người xuống đường suốt 6 tháng chống lại “Luật dẫn độ” về đại lục- đồng nghĩa với hành lang đưa luôn vào cõi chết!
Làm sao mà đem so thứ địa ngục nầy của TQ với điểm tín dụng của Ngân hàng Mỹ được, để mà lập lờ đánh lận!
Trích:
Nhưng Bắc Kinh đã bơm tinh thần dân tộc vào thị trường khổng lồ hơn 1 tỷ dân của mình, để nó trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại. Thứ vũ khí này vốn của xã hội dân sự phương Tây, dùng rất có hiệu quả để chống lại các tập đoàn kinh tế nhiều lúc lạm dụng, trục lợi trên sự yếu thế của người tiêu dùng./.
*Lại ví von lập lờ, kềnh kềnh cũng giống thiên nga.
Bắc kinh chỉ bơm được “tinh thần dân tộc” vào vệ binh đỏ, đoàn đảng viên, cb và gia đình họ…cùng với đám bò đỏ sống bám chế độ thời nào, ở đâu cũng có.
Tỷ lương dân TQ cũng đang đau khổ như chúng ta. Họ bị hệ thống theo dõi sát, đành phải chấp hành để tồn tại.
Sao sao sánh được với xã hội Mỹ, nơi con người tự do từ thuở cái nôi cho tới nấm mồ, tự do chấp nhận hệ giá trị, tự do hình thành nhân cách để tự động bày tỏ nhân sinh quan cá nhân, không chịu một khống chế áp bức nào.
Nếu họ chọn theo một qui định nào, là nhân danh sự nhận thức khôn ngoan, nhận thức ra quyền lợi của họ, dù đúng hay sai thì chính họ tự do lựa chọn!
Đừng lập lờ đánh lận!
* Thành ngữ “Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng” phải được hiểu cho đúng nhất, là “Cố chịu bị đấm (để được cho) ăn xôi, nhưng (rốt cuộc) cũng chẳng được gì”. Thành ngữ ám chỉ một tình huống tiêu cực, là mình vì mưu cầu việc gì đó cho thành sự nên phải hy sinh và chịu đựng mất mát cay đắng nhưng cuối cùng cũng chẳng bỏ công.
Vậy “cố đấm” thực ra là “chịu bị đấm” (passive), vậy Jhmr đã sai ngữ pháp khi viết “ông Chính và chính phủ Việt Nam cố đấm (dân Việt)…”
đưa đến toàn bộ diễn ý ở đây sai bét.
Câu “Người ta vẫn nghi ngờ ông Chính và chính phủ Việt Nam cố đấm (dân Việt) ăn xôi (xôi Trung Quốc) trong chuyện tiếp tục dự án luật đặc khu có lợi cho Bắc Kinh” phải được viết lại cho đúng ý mà Jhmr muốn nói:
“…ông Chính và chính phủ Việt nam cố chịu bị Trung quốc đấm để được ăn xôi (của TQ) trong chuyện tiếp tục dự án…”
* Phần Bác Kinh và Hà Nội chỉ là Jhmr đánh trống lảng sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ chính.
Khuyên VN decouple với (kinh tế) TQ vào thời điểm 2021 cũng giống như khuyên người bị ung thư thời kỳ 3 cứ muốn ăn gì thì ăn, nhai cho kỷ vào, uống nước nhiều vào, thuốc ngủ nhiều vào, đi du lịch nhiều vào, làm tình nhiều vào…cái gì cũng nhiều vào! Vì hết hy vọng rồi…
Rất đãi bôi, gượng gạo.
Trích:
“Trong kinh tế học có một khái niệm gọi là cái giá của quá khứ (les coûts du passé)”
* On ne dit pas “les coûts du passé”,
il faut écrire “les coûts passés”
https://www.linguee.fr/francais-anglais/traduction/les+co%C3%BBts+pass%C3%A9s.html
Thôi chào jhmr.
Thôi đi nhé.
Jackhammer Nguyễn đừng quên rằng, xuất xứ của Phạm Minh Chính từ cảnh sát, từ “mật thám” … nên chuyện dạy hắn phải “quyết đoán” là hơi bị “HỖN”! Nếu chưa biết về quá khứ/khả năng mưu mô … của pmc thì không nên viết như thế! tốt nhất là ngồi im, quan sát … để xem khả năng mưu mô của pmc sẽ tiếp tay cho tàu cộng hay bảo vệ lãnh thổ đất nước!
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải dựng lại cờ vàng cho bằng được để thoát Trung . Chính quyền Ngụy là chính quyền duy nhứt ở Việt Nam đã từng phò Mỹ bài Trung . Mún thoát Trung chỉ còn cách Đảng Cộng Sản phải trở thành Ngụy Cộng Sản
Người dân Việt Nam đang hồi hộp sợ rằng công lao xây đắp 1 nhiệm kỳ TT rất thành công của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị đổ sông biển do một ông tướng CA làm TT giống như ông nguyễn tấn dũng, một lãnh đạo công an đã phá đi thành quả của 2 đời TT rất thành công là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Việc ông nhấc nguyễn thanh nghị, con trai của ông nguyễn tấn dũng, một kẻ bất tài lên ghế BT Bộ XD đã nói lên tất cả
Ông nhầm rồi, chính phủ này ví như con thuyền đi trên sông nước, nước là dân, thuyền Đảng nhà nó hàn kín như quả bóng nên không sợ nước vào, nó nổi nhờ nước nhưng cả bầy liên tục đái thẳng xuống dòng sông.
Cái đảng này từ khi mang thai, đẻ, đái đều cậy nhờ dân, dân siêng, hiền nên dễ bị lũ bịp bợm lừa phỉnh, áp dụng mọi kiểu hình, tra tấn thể xác lẫn tâm trí. Nhờ đó mà đảng chó đã trở nên “vĩ đại”
Dù hắn nà ai chúng tớ, những nhân sĩ trí thức hà nội ne vờ ke, miễn sao chúng tớ vẫn đớp hít dồi chó, nong nợn tiết canh, cày 9 món, không thể thíu quốc tửu. Khề khà vuốt tóc vuốt râu, bôi tí mắm tôm cho đượm hồn sông núi đôi bờ môi.
Trong khi tuyên thệ, hắn không bao giờ quên hứa hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó, ông J.N. có vẻ chưa thuộc bài lắm, mỗi ngày một chút một chút khái niệm dẫn dắt sai lệch không biết sau sẽ đi mấy dặm.
Đằng sau của hắn là cả BCT, 200 thằng TW đảng, mặt trận, tuyên giáo dõi theo, mà mặt bàn thờ tổ nó thì luôn quay về hướng Bắc.
Trước hết phải xác định vị trí của Chính, chưa dám nói mạnh là ở VN ai mới là nguyên thủ. Hãy xem cái đống bèo nhèo về thiết chế như sau:
-quyền lực được “phân tán”
-làm việc theo cơ chế tập trung dân chủ
-tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách
Đó là những quyền lực trong thiết chế “dân chủ đại diện”, các ĐẠI DIỆN được dân bầu LỤI vô QH, QH bầu ra 3 kiềng nên còn gọi là “dân chủ gián tiếp”
Có người nói là Chủ tịch nước VN là nguyên thủ, có chỗ cãi là Thủ tướng VN, nhưng nguyên thủ cái quái gì mà luôn xin ý kiến “chỉ đạo” của Đảng trưởng tổng bí thư độc đảng.
Vậy thì QUYẾT ĐOÁN cái nỗi gì,.
Theo luật rừng thì Tổng bí thư mới là nguyên thủ? Xét cái lý này thử: Ai thành lập đảng csvn? Dân hay đảng viên? Chắc chắn là do băng đảng đẻ ra. Ai bầu TBT, chắc chắn là dân không bầu, QH cũng không biết.
Vậy TBT chính là nguyên thủ ngoài vòng pháp luật.
J. Nguyễn nghĩ rằng “sự quyết đoán của ông Chính, nếu đúng, là tận dụng cơ hội hiện nay để đưa kinh tế Việt Nam “decouple”, thoát Trung.”
Một nhận định mơ hồ may rủi, hắn (Phạm minh Chính) không đủ lông cánh để “phải” quyết đoán thế nọ thế kia, ở VN chính trị quyết định chứ không phải kinh tế, ở VN đảng quyết định chứ không phải Thủ tướng, CTN, còn QH thì ai cũng biết nó là trạm dừng nghỉ của con tàu Đảng đêm.
Rất nhiều người bị lừa bởi ảo giác ma trận hồ chí minh.
Phạm minh Chính, loại vacine mạo hiểm thử nghiệm trên thân xác chuột bạch.