7-4-2021
“Đề án Thành lập Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn” là chủ trương của Phạm Minh Chính nhưng mãi đến ngày 27/10/2017 HĐND tỉnh mới thông qua. Sau đó, vào tháng 5/2018 Quốc hội CS Việt Nam mới phát hành hạn chế đề án này và cho đại biểu quốc hội xem để biểu quyết Luật đặc khu.
Dự định là tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua vào tháng 6/2018. Tuy nhiên vào ngày 10/6/2018 bộ luật này bị vấp phải sự phản đối dữ dội của nhân dân nên tạm hoãn. Dù tạm hoãn biểu quyết luật, nhưng công tác hoàn thiện Đặc khu Kinh tế Vân Đồn vẫn cứ tiến hành và chỉ cần thời điểm thích hợp cho Quốc hội “gật” là xong.
Cũng giống như máy tính vậy, Đặc khu Kinh tế nó có “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng là phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phần mềm là phần hạ tầng pháp lý. Điều khó nhất là làm phần cứng, vì nó tốn nhiều tiền đầu tư và mất thời gian rất dài để thi công.
Còn phần mềm thì rất đơn giản, dự thảo có rồi đợi khi nào dân không còn mặn mà với việc biểu tình phản đối nữa là Bộ Chính Trị cho đưa ra Quốc hội thông qua là xong. Nghĩa là Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn giờ như dàn máy tính đã sắm sửa đầy đủ phần cứng, USB chứa phần mềm cũng có sẵn, chỉ cần gắn USB vào máy và cài Win là vận hành thôi.
Chắc chắn Chính quyền CS sẽ không bỏ cuộc việc thực hiện Luật đặc khu kinh tế. Tại sao? Để muốn biết tại sao, hãy đọc nội “Đề án Thành lập Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn”.
Trong phần Tổng Quan của đề án, ĐCS đã nói rằng “Trong hơn 30 năm đổi mới, mô hình tăng trưởng của Việt Nam bộc lộ không ít yếu kém nội tại, không có khả năng duy trì tăng trưởng cao, bền vững và bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Nhìn chung mô hình tăng trưởng chậm được đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Việc thực hiện ba đột phá chiến lược chưa đạt mục tiêu đề ra, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được cải thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Do đó bối cảnh trong nước và quốc tế đặt ra cho Việt Nam thời cơ và thách thức rất lớn cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”. (hết trích)
Ba đột phá chiến lược là gì? Đó là hoàn thiện thể chế (Ý là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; và phát triển hạ tầng. Mục tiêu này được đưa ra tại đại hội XI năm 2011 nhưng chỉ qua mấy năm ĐCS đã nhận ra mục tiêu thất bại hoàn toàn.
Ở đây chúng ta thấy, “ba đột phá chiến lược” là chính sách dùng nội lực để thực hiện, còn thành lập đặc khu kinh tế là chính sách mời ngoại bang vào thực hiện (cho thuê đất một thế kỷ). Điều này cũng có nghĩa là ĐCS đã thừa nhận sự bất lực của nó nên cầu viện, còn cầu viện ai thì mọi người tự hiểu.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nói thẳng ra là thể chế kinh tế theo mô hình Trung Cộng. Thể chế kinh tế hiện nay của ĐCS Việt Nam là y hệt thể chế kinh tế của Tàu, điểm khác biệt quan trọng nhất chỉ là “xây dựng đặc khu” mà thôi. Nếu ĐCS Việt Nam bổ sung thêm các đặc khu thì nó giống y hệt Tàu Cộng. Như vậy từ “đổi mới thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” trong cách nói của ĐCS chỉ là bổ sung phần “đặc khu kinh tế” thôi. Ý của ĐCS là vậy chứ không cần phải nói tránh nói né một cách màu mè làm gì.
Ngày 5/4, trên báo VnEconomy có bài viết “5 mục tiêu trong nhiệm kỳ mới của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính” đưa ra 5 mục tiêu của ông tân thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó ông có một đoạn như sau “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”.
Đoạn này chính là nội dung đã biên soạn trong “Đề án Thành lập Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn” mà tôi đã trích. Nó chính là ý tưởng của Phạm Minh Chính khi còn làm bí thư tỉnh Quảng Ninh. Thêm vào đó là ngày 28/3 ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết là chính phủ “tiếp tục nghiên cứu Luật Đặc khu” như là bước tạo đà của Nguyễn Xuân Phúc dành cho cho Phạm Minh Chính để ông Chính trình Quốc hội thông qua. Nói tóm lại thời kỳ Phạm Minh Chính hứa hẹn là một thời kỳ triển khai quyết liệt dự án đặc khu kinh tế.
Ông Phạm Minh Chính có ngày hôm nay cũng vì ông đi đầu trong chủ trương làm đặc khu. Mà quan trọng nhất là tạo cho ĐCS một hướng giải quyết bế tắc trong vấn đề quản lý kinh tế. Vì vậy mà bây giờ ĐCS (không biết là ĐCS Việt Nam hay ĐCS Tàu) đã đưa ông Chính lên để “cải cách thể chế kinh tế thay đổi mô hình phát triển”.
Một lần nữa sự yếu kém về năng lực đã đẩy ĐCS phải mời ngoại bang vào bằng mọi giá và ông Phạm Minh Chính sẽ thực hiện nhiệm vụ đó. Đáng buồn cho số phận đất nước này lắm.
_____
Tham khảo:
https://baomoi.com/ba-dot-pha-chien-luoc-co-y-nghia-gia-tri-lau-dai/c/37796599.epi
Trọng và Chính song kiếm hợp bích bán nước nhanh gọn, đó là lý do tại sao gã quyết tâm ngồi lại và làm mọi cách đưa Chính làm thủ tướng. Muốn tồn tại thì phải triệt hai thằng này.
Thưc tế thì đã có rất nhiều ” tiểu đặc khu” của Tàu ở vn. Đơn cử là ” My City” ở Hải phòng, nơi bọn Tàu tổ chức cờ bạc đã bị công an tp. Hải phòng bắt giữ trao trả Trung cuốc. Nghe nói để bắt đc bọn này, công an đã phải mất 4 năm điều tra vì không người Việt nào được vào khu này. Ở Nha trang, dọc bờ biển, phía sau đường Trần phú đều có khách sạn nhà hàng của người Tàu. Thậm chí lái xe taxi cũng là người Tàu, chúng nói tiếng Việt rất sõi, phải tinh ý và có” máu” ghét Tàu mới phát hiện được.
Nhiệm vụ của Phạm Minh Chính trong vai trò thủ tướng là gì? Là cướp vàng và đô còn dấu trong dân