Dọn mình trước khi chết!

Tạ Duy Anh

31-3-2021

Khi đặt bút viết những dòng “Tự bạch”, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã có gần trọn vẹn những thành tựu khiến tên tuổi của ông bất tử. Nghĩa là ông không cần phải làm bất cứ điều gì cũng đủ để trở thành một tấm gương về mọi phương diện.

Người đời, hậu thế, như lẽ thường tình, sẽ mỗi ngày lại tô điểm cho ông những nét đẹp mới, hoàn hảo hoá chúng để cuối cùng – như vẫn xảy ra – biến tất cả thành huyền thoại về một con người không có tì vết. Lép Tôn-xtôi chắc chắn cũng biết rõ điều đó.

Nhưng đúng ở thời khắc huy hoàng ấy, thay vì rao giảng những điều cao siêu và đón nhận sự ngưỡng mộ, nhà văn của nước Nga và của nhân loại lại âm thầm viết những lời tự bạch, kể ra đủ thứ tội lỗi xấu xa mình mắc phải, những việc nhơ nhuốc mình đã từng làm. Ta hãy thử xem trong tâm hồn của thiên tài chứa những gì.

“Tôi không thể nhớ lại những năm ấy mà không cảm thấy kinh hãi, ghê tởm và đau lòng. Tôi đã từng giết người trên chiến trường, từng thách gọi đấu súng để giết, từng thua bạc, ăn tiêu biết bao công sức của những người nông nô, trừng phạt họ, tà dâm, lừa đảo. Rồi nói dối, ăn cắp, dâm ô theo mọi cách, nát rượu, bạo hành, giết người… Không có tội ác nào mà tôi đã không mắc phải…”.

“Vào thời kỳ ấy tôi bắt đầu viết vì hám danh, hám lợi, kiêu căng. Trong viết lách tôi cũng xử sự như trong đời sống. Để có được tên tuổi và tiền, mà vì những thứ đó tôi cầm bút, cần phải che giấu đi cái tốt lành và phô trương cái xấu xa. Và tôi đã làm như thế.

“Và tôi chưa kịp trông trước trông sau, thì cách nhìn đời của giới văn sỹ mà tôi giao du, đã được tôi hấp thụ và đã xoá nhoà hoàn toàn trong tôi những nỗ lực trở nên tốt hơn trước đó”.

Tuyệt nhiên không hề thấy mảy may những yếu tố làm nên “tấm gương” như chúng ta vẫn quen mặc định cho người mình ngưỡng mộ!

Cũng không thấy đả động tí ti gì đến những thứ mà chỉ một thiên tài thực sự mới làm được.

Câu hỏi đặt ra là Lép Tôn-xtôi viết những điều đó ra để làm gì? Ông có biết rằng cuộc sống của ông, mỗi hành vi của ông đều liên quan đến hàng triệu người. Ông có biết rằng những người mến mộ ông sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc. Ông đã tự làm nhơ nhuốc hình ảnh của ông trong tâm hồn họ. Là thần tượng của hàng chục hàng trăm triệu người, liệu ông có quyền tuỳ tiện nói ra những điều như vậy về bản thân mình. Vả lại có biết bao kẻ ghen tức với sự nổi tiếng của ông sẽ chẳng mong gì hơn là vồ lấy những điều đó để hạ thấp uy tín của ông, tiện thể làm nhục những người trót coi ông như một tâm hồn Nga điển hình, mộ đạo, yêu cái đẹp và đầy ắp khát vọng lương thiện?

Đương nhiên là Lép Tôn-xtôi không thể không biết cái lẽ thông thường mà ai cũng biết ấy. Thậm chí ông còn biết rõ và sâu sắc hơn, vì ông là thiên tài. Nhưng ông cho thấy, những câu hỏi như thế là hoàn toàn lạc lõng và vô nghĩa. Ông đang thực hiện nghĩa vụ đạo đức của cá nhân ông, một nghĩa vụ tuyệt không được gắn với bất cứ điều kiện gì.

Bởi vì không ai có thể thay ông chịu những hình phạt tinh thần mà ông cảm nhận thấy từng giây từng phút. Những gì ông thú nhận cho chúng ta biết rằng ông đã nuôi ý định kết thúc đời mình nhiều lần vì không tin cái cuộc sống mình trải qua lại có ý nghĩa, cái cuộc sống với biết bao lừa lọc, đểu giả, trắng đen lẫn lộn. Có ý nghĩa gì cái cuộc sống ấy, cái cuộc sống đầy rẫy sự dối trá mà chính ông cũng là thủ phạm?

Khi người ta đinh ninh đấy là đạo đức thì từ lâu nó đã là sự đồi bại. Tầng lớp trí thức tinh hoa, tự cho mình sứ mệnh dạy bảo loài người, thực chất chỉ là một bọn hám danh, hám lợi và sẵn sàng hạ mình để được vinh thân phì gia. Nhà trường trở thành nơi làm tiêu tan mọi ý muốn tử tế bởi thói vụ lợi và những giáo huấn dối trá, nhàm chán nhân danh đủ thứ cao siêu. Và Lép Tôn-xtôi nhận ra rằng, những che giấu đủ thứ tồi tệ về bản thân của mỗi cá nhân, là nguyên nhân làm cho đạo đức xã hội suy đồi, là vật ngăn cách tuyệt đối giữa con người với Thượng Đế, biến mọi nỗ lực đi tìm cho đời sống một ý nghĩa trở nên tuyệt vọng.

Thái độ tự vấn khốc liệt mang tinh thần đạo đức tuyệt đối này là điều phi thường và đáng trở thành tấm gương lớn về nhân cách cho mọi thế hệ, nhất là cho giới trí thức, những người được trao sứ mệnh dẫn dắt đám đông. Bởi vì mức độ trưởng thành của nhân loại xét cho cùng là khả năng nó có thể sống được với sự thật đến đâu. Không phải sự ý thức này cao siêu đến mức chỉ một số người nhận ra và không phải nhân loại chưa từng làm gì cho mục tiêu lớn lao này.

Những tác phẩm văn học cổ xưa nhất, bao gồm cả các huyền thoại mô tả đời sống của thần thánh, đều đặt lên đầu nhiệm vụ tôn vinh sự thật. Những giáo thuyết từ Đông sang Tây, với rất nhiều điểm triết lý khác nhau nhưng có chung một cốt lõi nhân bản là dạy con người ta sự trung thực, ghét nói dối. Đã có tới hàng ngàn bài học, dưới đủ mọi hình thức và vẫn đang ngày ngày có tiếp hàng ngàn bài học mới nhằm đề cao tính thật thà. Thế nhưng điều gì vẫn đang ngự trị thế giới này thì chúng ta đều biết.

Chúng ta vẫn phải ngày ngày nói dối và đối phó với sự dối trá. Sự thiếu trung thực trở thành tệ nạn vô hình, y như loài vi trùng độc hại, không nhìn thấy nhưng chỗ nào cũng nhung nhúc, vẫn đang ngày ngày huỷ hoại đời sống vật chất và tinh thần của con người. Chưa bao giờ thế giới thiếu lòng tin như hiện nay, dẫn đến vô vàn hậu quả thảm khốc, mà nguyên nhân của nó chính là mọi người đều tìm cách che giấu sự thật.

Bởi vì chúng ta vẫn tự đề ra điều kiện, vẫn nhân danh sự khôn ngoan, nhân danh quyền lợi, nhân danh đa số, nhân danh đạo đức xã hội… để thoái thác việc nói thật, mà quên rằng sự thật là tiền đề để tạo cho tất cả những thứ đó một giá trị thực. Không từ sự thật, thì mọi hào quang đều vô nghĩa. Hoặc, theo tinh thần của Lép Tôn-xtôi, con người có thể rất cơ cực, đau khổ, nguy hiểm, trả giá đắt khi sống với sự thật nhưng nó không thể làm cách nào khác trừ khi nó chỉ có một mục đích là đi tìm sự huỷ diệt.

Không thể vì bất cứ lý do gì để trì hoãn việc nói và sống với sự thật. Không có giá trị nào lớn hơn sự thật. Một cuộc đời phải che giấu lý lịch thật của mình, dưới bất cứ lý do gì, về cơ bản là một cuộc đời vô nghĩa. Lịch sử bao quanh nó cũng vô nghĩa nốt.

Đó chính là bài học đầu tiên mà tôi học được từ tác phẩm này.

Bài học thứ hai mà tôi rút ra chính là không thể lấy cái đinh ninh của một người, kể cả người đó được coi là thiên tài, thổi phồng lên thành chân lý rồi tuỳ tiện áp đặt cho hàng triệu người.

Bài học thứ ba: Là nhà văn phải dám trả giá cho việc một mình đi một con đường, dám đối diện với toàn bộ hệ thống tư tưởng, hệ thống thẩm mỹ đương thời bằng tâm thế và bản lĩnh của một nhà phản biện.

Ngoài ra, cách rời bỏ cuộc sống trần gian của ông cũng xứng đáng là điều khiến chúng ta sẽ còn phải suy ngẫm.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN


  1. Gió Nồm phương Nam chuyển Quân đoàn chúng tôi đến lại Hoàng Sa chiều nay
    ***********************

    https://www.youtube.com/watch?v=3GPeK6Qo4dk
    Georges Bizet “The Pearl Fishers”

    Những cánh đồng xanh tận Chân trời
    Thơm mùi lúa mới Cửu Long ngàn đời
    Đất Tổ có Hương phù sa bao năm xa cách
    Chạm lại vào môi hàng hàng lớp lớp Người Lính Trẻ
    Gió Nồm phương Nam chuyển Quân đoàn chúng tôi nay Người Lính Già
    Trực chỉ mũi chiến hạm đến Hoàng Sa chiều nay
    Tia sáng của sự sáng tạo Trận chiến Cuối này
    Trong lớp lớp hàng hàng Sóng Bạc đầu như Mai tóc Mẹ Việt Nam
    Thành Vòng tròn Luân hồi Bất tử
    Biển Mẹ luân vũ điệu bạt ngàn sắc mầu
    Lan tỏa mầu trắng của Mắt Mẹ lòa nhòa lệ
    Xưa Người lính Trẻ nay Người lính Già
    Gió Nồm từ Bắc bán cầu Nam chuyển Quân đoàn chúng tôi
    Đổ bộ Hoàng Sa lúc Hoàng hôn

    Ôi tập hợp đảo An Vĩnh !
    Hỡi chùm đảo Lưỡi Liềm !
    Ôi nhóm đảo Linh Côn !
    Chúng ta lại về đây giải phóng phần Đất Mẹ
    Trên trùng dương dậy sóng Biển Đông

    Mầu đất vàng của Quần đảo Hoàng Sa
    Vừa chạm lại vào mắt chúng tôi
    Xưa Người lính Trẻ Việt Nam Cộng Hoà
    Nay Người lính Già lưu vong trời Âu-Mỹ
    Mầu đất vàng của Quần đảo Hoàng Sa
    Như mầu da Mẹ Việt Nam
    Chạm vào Tâm khảm bí ẩn của hàng triệu Con Người
    Tựa hơi thở lời ru hời của Mẹ từ gốc rễ
    Trường tồn Vĩnh cửu đã được trao cho chúng tôi từ Thuở ấy nằm Nôi
    Guồng máy chiến tranh xâm lược Trung C..uốc Xã
    Không thể phá hủy
    Chỉ vì Đại Hán chẳng có Đại nghĩa Nhân tâm

    Ôi đảo Bắc, đảo Trung, Đảo Nam !
    Hỡi cồn cát Bắc, cồn cát Nam, cồn cát Tây, cồn cát Trung !
    Chúng con lại về đây giải phóng phần Đất Mẹ
    Những Người lính Trẻ từng dự trận Hoàng Sa 1974
    Chúng con nay lại về đây hóa thân Người lính Già
    Giàu kinh nghiệm giải phóng phần Đất Mẹ
    Trên trùng dương dậy sóng Biển Đông

    Thời Hiện đại vừa thay đổi đổi thay đồng hành với chúng tôi
    Trong Chiến lược Thế giới Tự do
    Liên minh Tứ giác Kim cương
    Lãnh hải Ấn Độ – Thái Bình Dương
    Thế sử hợp đồng với việt sử đưa Chúng tôi trở lại
    Đất Mẹ + Quê Hương + Quê Cha
    Nơi dừng chân đầu tiên là Hoàng Sa Quần đảo !
    Khi dấu chân giày sô đặt trên vùng hải đảo Đất Vàng
    Hỡi bãi Bình Sơn, bãi Châu Nhai, bãi Gò Nổi !
    Ơi bãi La Mác, bãi Quảng Nghĩa, bãi Thủy Tề !
    Thét gào uất hận bị chiếm đóng năm 1974 từ ấy
    Từng bước chân Chiến binh Việt khai mở Tự do
    Giải phóng Hoàng Sa sau gần Nửa Thế kỷ bị chiếm đóng
    Xiềng xích Tàu cộng Đại hán siết chặt
    Hoàng Sa yêu dấu dấu yêu ngoài Biển Đông
    Trong gông cùng nhà nước hải tặc
    Sau những hàng dừa hàng dương
    Hàng cây bách Việt Nam hàng Thế kỷ

    https://www.youtube.com/watch?v=TyeI498u_zI
    ♫♥ Georges Delerue – Salvador – Love Theme – Finale ♫♥

    Những cánh đồng xanh tận Chân trời
    Thơm mùi lúa mới Cửu Long ngàn đời
    Đất Tổ có Hương phù sa bao năm xa cách
    Chạm lại vào môi hàng hàng lớp lớp Người Lính Trẻ
    Gió Nồm phương Nam chuyển Quân đoàn chúng tôi nay Người Lính Già
    Trực chỉ mũi chiến hạm đến Hoàng Sa chiều nay
    Tia sáng của sự sáng tạo Trận chiến Cuối này
    Trong lớp lớp hàng hàng Sóng Bạc đầu như Mai tóc Mẹ Việt Nam
    Thành Vòng tròn Luân hồi Bất tử
    Biển Mẹ luân vũ điệu bạt ngàn sắc mầu
    Lan tỏa mầu trắng của Mắt Mẹ lòa nhòa lệ
    Xưa Người lính Trẻ nay Người lính Già
    Gió Nồm từ Bắc bán cầu Nam chuyển Quân đoàn chúng tôi
    Đổ bộ Hoàng Sa lúc Hoàng hôn

    Hỡi đảo Phú Lâm đầy phi trường quân cảng giặc
    Ôi đá Bông Bay ! Hỡi đá Trương Nghĩa !
    Khi chìm khi nổi như bị hải tặc tra tấn
    Dìm đầu vào nước ngoài trùng khơi
    Ôi hòn Tháp mất Hồn xơ xác !
    Hỡi bãi Bình Sơn, bãi Châu Nhai, bãi Gò Nổi !
    Ơi bãi La Mác, bãi Quảng Nghĩa, bãi Thủy Tề !
    Hỡi bãi Ốc Tai Voi uất hận bị chiếm đóng năm 1974 từ ấy
    Chúng con Người lính Già lại về đây !
    Những đồng đội của 74 Tử sĩ Hoàng Sa năm xưa
    Người lính Trẻ Việt Nam Cộng Hoà
    Nay Người lính Già lưu vong vẫn giữ trọn Lời thề
    Giờ chúng con lại về đây !

    Ôi tập hợp Lưỡi Liềm !
    Còn gọi thơ mộng Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm.
    Hỡi Hoàng Sa yêu dấu dấu yêu vắng xa từ dạo ấy !
    Chúng con Người lính Già lại về đây !
    Những đồng đội của 74 Tử sĩ Hoàng Sa năm xưa
    Người lính Trẻ Việt Nam Cộng Hoà
    Nay Người lính Già lưu vong vẫn giữ trọn Lời thề
    Giờ chúng con lại về đây !

    Ôi đảo Ba Ba, đảo Bạch Quy, đảo Duy Mộng
    Hỡi đảo Hữu Nhật, đảo Lưỡi Liềm !
    Ơi đảo Ốc Hoa, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Tri Tôn !
    Chúng con Người lính Già lại về đây !
    Những đồng đội của 74 Tử sĩ Hoàng Sa năm xưa
    Người lính Trẻ Việt Nam Cộng Hoà
    Nay Người lính Già lưu vong vẫn giữ trọn Lời thề
    Giờ chúng con lại về đây !

    Hỡi bờ đá Bắc, đá Chim Yến, đá Hải Sâm !
    Khi chìm khi nổi ngoài trùng dương…
    Ôi bờ đá Lồi, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây !
    Lúc ẩn lúc hiện ngoài trùng khơi …
    Hỡi bãi Đèn Pha bãi ngầm Ngự Bình, bãi Xà Cừ…
    Nay toàn bóng giặc Tàu vắng bóng Dân cư !

    https://www.youtube.com/watch?v=pz8frbPkkCs
    Georges Bizet – The Pearl Fishers

    Việt Nam ơi ! Vươn mình lên cùng Thế giới Tự do :
    Thế sử viết lại trên Biển Đông Hoa Đông !
    Thế sử viết lại trên Ấn-Thái Bình Dương !

    Chúng ta sẽ không còn cô đơn cô độc cô đơn nữa
    Chúng ta sẽ phải thuộc về Loài Người Tiến bộ
    Nhập vào Thế giới Tự do
    Khi Chiến tranh Lạnh lần Hai đầu Thế kỷ 21 vừa bắt đầu
    Nguồn Ánh sáng Tự do kéo dài trên Biển Đông
    Từ Hoàng Sa sang đến Kim Các Hoa Đông
    Kinh qua Ấn Độ – Thái Bình Dương
    Bằng Tứ giác Kim cương
    Nguồn Ánh sáng Tự do xúc tác
    Chất diệp lục của Người lính Già xưa
    Trong phản ứng Quang hợp
    Hóa thành lại Người lính Trẻ Việt hôm nay

    Giống như Giấc mơ hóa thành Hiện thực
    Như chuyện khoa học giả tưởng Jules Verne
    Khi Rạng đông Bình minh thức dậy
    Nhịp tim của Việt Sử Hiện đại đập thập thình
    Gió Nồm mùa Hạ Bình minh đỏ rực
    Cuộc sống mới Tự do trên Hoàng Sa yêu dấu dấu yêu
    Sẽ gọi chúng tôi những Người lính Trẻ – Người lính Già
    Chiến binh Việt xuyên Thế kỷ
    Mang nặng Lời thề vượt Thời gian :
    Nhiệm vụ – Tổ Quốc – Danh dự – Ái Quốc – Tình yêu Đồng bào

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Sao không viết tên nguyên gốc Lev Nikolayevich Tolstoy, Lép Tôn-xtôi nặng mùi báo Nhân dân, các nhà văn QD xhcn là luôn vậy.
    Tài nguyên internet đã cạn kiệt? thiếu chi mà không sàng lọc sưu tầm đâu có thiếu bài hay.

Comments are closed.