BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Báo Người Lao Động đưa tin: Mỹ lên tiếng trước vụ hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc ở biển Đông. Vụ 220 tàu “dân quân biển” của TQ tụ tập xung quanh đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa, hãng tin AP dẫn tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Manila:
“Chúng tôi chia sẻ quan ngại từ đồng minh Philippines của chúng tôi. Trung Quốc dùng dân quân biển dọa dẫm, khiêu khích và đe dọa các nước khác, tình trạng này làm suy yếu hòa bình và an ninh trong khu vực. Các tàu Trung Quốc thả neo ở khu vực này trong nhiều tháng với số lượng gia tăng chưa từng có, bất chấp thời tiết”.
Báo Doanh Nhân VN đặt câu hỏi: Trung Quốc nói gì về vụ Philippines tố phát hiện hơn 200 tàu tập kết bất thường trên biển Đông? Sau khi Philippines yêu cầu các tàu “dân quân biển” của TQ rời khỏi khu vực đá Ba Đầu, Đại sứ quán TQ tại Manila bác bỏ các cáo buộc của Philippines, cho rằng các tàu mà Philippines phát hiện đang neo đậu tại bãi đá Ba Đầu là tàu cá và đang trú ẩn trong những ngày biển động: “Không hề có lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc như Philippines cáo buộc. Bất kỳ suy đoán nào như vậy không giúp ích gì ngoài việc gây ra sự căng thẳng không cần thiết”.
Đáp lại thái độ thách thức của TQ, máy bay trinh sát Mỹ áp sát Trung Quốc ở khoảng cách gần ‘chưa từng có’, theo Infonet. Tin cho biết, hôm 22/3, máy bay tình báo RC-135U Combat Sent của không quân Mỹ đã bay cách bờ biển Trung Quốc chỉ khoảng 25,3 hải lý. Phía TQ thông báo: “Đây là khoảng cách gần nhất mà một máy bay trinh sát Mỹ từng thực hiện khi có mặt gần bờ biển Trung Quốc”.
Mời đọc thêm: Mỹ ủng hộ Philippines, cáo buộc Trung Quốc dùng dân quân biển để dọa dẫm (GT). – Trinh sát cơ Mỹ do thám Trung Quốc ở khoảng cách gần chưa từng thấy (VTC). – Máy bay do thám Mỹ áp sát, chỉ cách Trung Quốc 25 hải lý (NLĐ). – Trung Quốc phát triển robot thân mềm thám hiểm đại dương (Tin Tức). – ASEAN-New Zealand tập trung triển khai kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 (TG&VN). – Chuyên gia Carl Thayer được lãnh đạo Việt Nam ghi công! (RFA).
Tin chính trường
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14, khai mạc vào ngày mai: Kỳ họp 11 dành 7 ngày xem xét, kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo, báo Pháp Luật VN đưa tin. Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, dự kiến dành phần lớn thời gian để xác nhận ba chức danh còn lại trong “tứ trụ”, được đảng bầu bán trong Đại hội 13.
Lần đầu tiên đương kim Thủ tướng được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, theo VTC. Ông Nguyễn Hạnh Phúc thông báo: “Theo quy trình, về mặt kỹ thuật, nếu tuần tự bầu, Chủ tịch nước phải miễn nhiệm Thủ tướng trước, thì Quốc hội mới tiến hành các bước sau”. Đây cũng là lần đầu tiên người được giới thiệu làm Thủ tướng kế nhiệm lại là người chưa từng trải qua cái ghế Phó Thủ tướng. Cả 2 “lần đầu tiên” đều cho thấy, đảng đứng trên tất cả mọi thứ: Quốc hội, luật pháp, bầu bán…
Báo Lao Động có clip: Tổng Thư ký Quốc hội nói về quy trình bầu Chủ tịch Nước.
Ông Vương Đình Huệ được xếp ngồi vào ghế Chủ tịch QH khóa 15, nghĩa là sẽ buông ghế Bí thư Thành ủy TP Hà Nội, RFA có bài: Ai sẽ kế nhiệm Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ? Tác giả cho rằng, “câu trả lời thuộc thẩm quyền của Bộ Chính Trị, Ban Chấp hành Trung ương. Công tác cán bộ là của riêng Đảng”.
Diễn biến bất ngờ: Ủy ban Thường vụ QH kiến nghị Bộ Chính trị cho ông Lưu Bình Nhưỡng tái ứng cử ĐBQH diện chuyên gia, VietNamNet đưa tin. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Ban tổ chức Đảng ủy ở Quốc hội cho biết, ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Bùi Sỹ Lợi là 2 trường hợp được Ban Công tác Đại biểu tham mưu cho Ủy ban Thường vụ QH, đề xuất với Ban Tổ chức TƯ, kiến nghị Bộ Chính trị xem xét, cho vào trường hợp chuyên gia.
Trước đó, Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện và Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, là 2 trường hợp không có tên trong danh sách tái ứng cử ĐBQH khóa 15, sau vòng hiệp thương thứ 2 kết thúc. Lý do: Cả 2 trường hợp này đều quá tuổi so với quy định.
Báo Đất Việt đặt câu hỏi: Được kiến nghị cho tái cử, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói gì? Ông Nhưỡng cho biết, nếu tính theo tuổi được quy định trong Bộ luật Lao động thì ông vẫn đủ tuổi, còn theo Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương thì ông không còn đủ tuổi để ứng cử ĐBQH. Ông nói: “Là cán bộ đảng viên thì phải tuân thủ quy định của tổ chức. Còn chuyện đánh giá một đại biểu thế nào là do cử tri, bản thân tôi không tự đánh giá được”.
Báo Nông Nghiệp VN có bài: Hỏi và trả lời về ‘con ông, cháu cha’ trong Quốc hội. Về ý kiến cho rằng, Quốc hội khóa 14 có hiện tượng “con ông, cháu cha”, nên không huy động được nhiều chuyên gia có kinh nghiệm vào nhóm ĐBQH chuyên trách, ông Nguyễn Tuấn Anh chỉ trả lời chung chung, tránh né vấn đề “con ông, cháu cha”, rằng: “Ngoài những tiêu chuẩn chung của đại biểu Quốc hội thì đại biểu chuyên trách có điều kiện, tiêu chuẩn riêng, nhất là phải đảm bảo độ tuổi công tác theo quy định”.
VTC đặt câu hỏi: Con gái Bí thư Vĩnh Phúc có thuộc trường hợp bị yêu cầu hủy quyết định bổ nhiệm? Ông Nguyễn Văn Độ, GĐ Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện tại, Sở vẫn chưa nhận được bất cứ chỉ đạo, quyết định nào liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ các nghị quyết, quyết định không đúng quy định về công tác nhân sự. Ông nói: “Tôi không biết bà Trang có nằm trong danh sách cán bộ mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu thu hồi quyết định bổ nhiệm hay không, tôi chưa nhận được văn bản chỉ đạo nào cả. Bà Trang vẫn đang công tác với cương vị là Phó giám đốc Sở”.
Chiều qua, UBKT Trung ương ra thông báo về kết quả kỳ họp thứ 2, với nội dung yêu cầu Vĩnh Phúc thu hồi quyết định không đúng về công tác cán bộ, VnExpress đưa tin. Thông báo được công bố trong tình hình công luận “dậy sóng” vì trường hợp bà Trần Huyền Trang được bổ nhiệm làm Phó GĐ Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Trang là con gái của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan.
Vụ ông Phan Ngọc Thọ không được tái cử Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhà nghiên cứu khí tượng Nguyễn Ngọc Huy bình luận: “Ông Phan Ngọc Thọ không được tái cử chức chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là một trong những điều thiệt thòi rất lớn với Huế… Ở góc độ là một người làm về quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, tôi tiếc vô cùng. Ông Thọ là người có cách tiếp cận và làm thực về phát triển bền vững, hướng đến một chính quyền minh bạch và vì một Huế đáng sống”.
Mời đọc thêm: Quốc hội dành 7 ngày kiện toàn 25 chức danh lãnh Nhà nước (NĐT). – Quốc hội sẽ kiện toàn 25 chức danh, bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng (ANTĐ). – Quốc hội sẽ bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước (VnEconomy). – Lần đầu tiên Quốc hội bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước (Zing).
– Kiến nghị Bộ Chính trị cho ông Lưu Bình Nhưỡng tái ứng cử ĐBQH diện đặc biệt (VTC). – Ông Lưu Bình Nhưỡng, Bùi Sỹ Lợi được kiến nghị tái ứng cử đại biểu Quốc hội (LĐTĐ). – Hải Dương: Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng làm chủ tịch HĐND tỉnh (VNF). – Vì sao Chủ tịch TT-Huế Phan Ngọc Thọ không tham gia HĐND tỉnh khóa mới? (TP).
Cập nhật vụ ĐH Tôn Đức Thắng
Diễn biến mới vụ sai phạm liên quan đến trường ĐH Tôn Đức Thắng: Tổng Liên đoàn Lao động VN chuyển hồ sơ sai phạm của Đại học Tôn Đức Thắng sang cơ quan điều tra, Zing đưa tin. Trong buổi họp báo chiều qua, ông Vũ Anh Đức, Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐ VN xác nhận, đơn vị đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra và thanh tra xử lý, theo đề nghị của Thành ủy TP HCM.
Ông Đức nói: “Trước đó, Tổng LĐLĐ nhiều lần đốc thúc các cá nhân liên quan đến sai phạm cần khắc phục, nhưng việc này chưa có kết quả. Do đó, chúng tôi quyết định chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra”. Đối với cựu Hiệu trưởng Lê Vinh Danh, Tổng LĐLĐ VN, với tư cách cơ quan chủ quan của ĐH Tôn Đức Thắng, vẫn giữ nguyên mức kỷ luật là cách chức Hiệu trưởng của ông Danh.
Nhưng cựu Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng cũng không ngồi yên. Ông Lê Vinh Danh kiện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, theo báo Pháp Luật TP HCM. Nguồn tin xác nhận, TAND TP HCM vừa thông báo thụ lý vụ án khiếu kiện hành vi hành chính, liên quan đến ông Lê Vinh Danh và Tổng LĐLĐ VN.
Trước đó, ông Danh đã khiếu nại thi hành kỷ luật của Tổng LĐLĐ VN về 2 nội dung: 1. Đề nghị xem xét lại thành phần hội đồng kỷ luật; 2. Người khiếu nại không vi phạm quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN đã bác nội dung khiếu nại, nhưng ông Danh vẫn khiếu nại lần 2 và bây giờ là khởi kiện.
Như vậy, có 2 vụ án liên quan đến ĐH Tôn Đức Thắng đang diễn ra: Vụ Tổng LĐLĐ VN gửi hồ sơ sai phạm sang cơ quan điều tra và vụ cựu Hiệu trưởng Lê Vinh Danh “phản đòn” Tổng LĐLĐ VN. Nhưng ông Danh vẫn đang ở thế bất lợi, vì TAND TP HCM mới chỉ tiếp nhận vụ án khiếu kiện, trong khi Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp hồ sơ 7 gói thầu, VietNamNet đưa tin. Đề nghị được đưa ra chưa đầy một ngày sau khi Tổng LĐLĐ VN gửi hồ sơ vụ việc sang phía công an.
Tin cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an vào cuộc và xác minh theo yêu cầu điều tra đối với dấu hiệu vi phạm nguyên tắc quản lý, tiêu cực tại ĐH Tôn Đức Thắng. Từ vụ việc được khơi mào với bài viết trên báo Thanh Niên về “thành tích ảo” trong nghiên cứu khoa học ở ĐH Tôn Đức Thắng, giờ đến cả công an kinh tế cũng vào cuộc.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: 8 gói thầu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng bị điều tra? Cảnh sát kinh tế đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp 8 hồ sơ, tài liệu các gói thầu gồm: Hồ sơ pháp lý liên quan đến quy chế hoạt động, hồ sơ về gói thầu mua sắm thiết bị thí nghiệm, 2 hồ sơ về gói thầu xây dựng phân hiệu ĐH Tôn Đức Thắng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và ở An Giang, hồ sơ hạch toán thu chi, hồ sơ thiết kế xây dựng ký túc xá và trung tâm giáo dục quốc phòng, 3 gói thầu về lắp đặt các hệ thống máy tính và thiết bị điện tử liên quan cho ĐH Tôn Đức Thắng.
VTC có clip: Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp hồ sơ 7 gói thầu.
VietNamNet đặt câu hỏi: Tổng Liên đoàn nói gì khi bị ông Lê Vinh Danh kiện ra tòa? Ông Nguyễn Văn Oánh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tổng LĐLĐ VN cho biết, khiếu nại lần một của ông Danh đã được Tổng LĐLĐ VN thụ lý và giải quyết theo đúng trình tự pháp luật. Vào ngày 5/12/2020, Tổng LĐLĐ VN đã họp tại ĐH Tôn Đức Thắng để công bố quyết định giải quyết khiếu nại, có mời ông Danh nhưng ông không đến dự.
Ông Oánh nói về văn bản do Công ty Luật Công Hùng gửi ngày 17/12/2020, có đơn khiếu nại nhưng không có chữ ký của ông Danh. “Trong đơn khiếu nại, chính luật sư cũng không hiểu về pháp luật khi cho rằng TLĐ đã hạn chế quyền khiếu nại của ông Danh và cho rằng quyền khiếu nại phải được [thực hiện] trong vòng 30 ngày”.
Mời đọc thêm: Vụ sai phạm ở Đại học Tôn Đức Thắng: Cơ quan công an vào cuộc (TCDN). – Chuyển cơ quan chức năng hồ sơ về sai phạm ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Tin Tức). – Chuyển hồ sơ vụ sai phạm ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng sang cơ quan điều tra (NLĐ). – 8 gói thầu của ĐH Tôn Đức Thắng bị điều tra? (Zing). – Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp thông tin 7 gói thầu (TT). – Ông Lê Vinh Danh khởi kiện Tổng LĐLĐ Việt Nam (FB Kiểm Tin). – Ông Lê Vinh Danh kiện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (VTC). – Tòa án Nhân dân TP.HCM thụ lý đơn kiện của ông Lê Vinh Danh (VNN).
Tin nhân quyền
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí từng được nhiều người ủng hộ khi phát biểu về các sai phạm tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải. Nhận định gần đây của ông Trí về vụ án Đồng Tâm lại cho thấy, bản chất của quan chức CS không thể thay đổi được: ‘Vụ Đồng Tâm là điển hình việc thế lực thù địch kích động chống phá’, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Lê Minh Trí đã phát biểu như vậy trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016 – 2020, gửi tới QH.
Báo cáo của ông Trí dẫn chứng sự kiện giáo dân các tỉnh miền Trung biểu tình, chống đối, “bắt giữ người trái pháp luật” sau thảm họa môi trường liên quan đến Formosa Hà Tĩnh vào năm 2016, làn sóng tổng biểu tình chống dự luật đặc khu vào năm 2018, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về chính trị, xã hội” và vụ “giết người, gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Ông Trí cho rằng tất cả các sự kiện này đều có bàn tay của “thế lực thù địch”.
PGS. TS Mạc Văn Trang đặt câu hỏi: Ông Lê Minh Trí đánh mất mình? Tác giả bình luận: “Trong vụ án Hồ Duy Hải, ông đã có phát biểu đúng đắn, bảo vệ pháp luật và quyền của công dân Hồ Duy Hải, được dư luận đánh giá cao. Nhưng trong Báo cáo về công việc của Viện Kiểm sát NDTC năm 2020 thì ông báo cáo y như ngành Công an hay Tuyên giáo vậy! Bà con đối chiếu chức năng, nhiệm vụ của Viện này với Báo cáo của ông thì rõ. Thất vọng!”
RFA đưa tin: Ân Xá Quốc Tế lên tiếng về trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Đức Độ. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) vừa ra thông cáo, kêu gọi Chính phủ VN ngưng tra tấn, ngược đãi và trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Đức Độ.
Ông Độ hiện đang thụ án 11 năm tù tại Trại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ân Xá Quốc tế cho biết, họ nhận được những báo cáo về tình trạng ông Độ bị biệt giam kể từ tháng 5/2020, đến nay đã hơn 300 ngày. Ông Độ còn phải chịu đựng ngược đãi nghiêm trọng, bao gồm tra tấn, sau khi ông lên tiếng về tình trạng khắc nghiệt trong nhà tù.
Mời đọc thêm: Thêm tiếng nói đối lập bị đưa vào viện tâm thần – chiêu trò ‘trả thù’ của chính quyền VN (RFA). – Duy Ngô Nhĩ : Nhiều nước phương Tây đồng loạt trừng phạt Trung Quốc — Người Duy Ngô Nhĩ: Bắc Kinh trừng phạt 10 công dân châu Âu để trả đũa Bruxelles — Lần đầu tiên từ sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc bị Liên Âu trừng phạt (RFI).
Cập nhật tình hình Miến Điện
VOA đưa tin: Gần 500 tổ chức lên án Việt Nam và các nước đã ngăn LHQ chỉ trích nặng quân đội Myanmar. Theo đó, có 488 tổ chức xã hội dân sự Miến Điện ra tuyên bố chung, bày tỏ sự thất vọng trước vụ Hội đồng Bảo an LHQ thiếu hành động cương quyết trước cuộc đảo chính và giết người tàn tạo của quân đội Miến Điện. Các nhóm này cũng lên án VN, TQ, Nga, và Ấn Độ đã ngăn HĐBA LHQ, không thông qua tuyên bố lên án quân đội Miến Điện.
Tuyên bố chung này của 488 các tổ chức xã hội dân sự Miến Điện có đoạn: “Chúng tôi vô cùng thất vọng về việc không thể đưa ra tuyên bố này do bất đồng từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam. Đáng buồn thay, điều này cho thấy HĐBA LHQ không có khả năng thực hiện bất kỳ hành động có ý nghĩa nào”.
RFI đưa tin: Miến Điện: Thống tướng Min Aung Hlaing bị Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt. Thống tướng Min Aung Hlaing là người đứng đầu cuộc đảo chính ngày 1/2/2021 ở Miến Điện, là một trong số 11 quan chức Miến Điện bị Liên hiệp châu Âu ra quyết định trừng phạt ngày 22/3. Ngoài ra, Mỹ thông báo trừng phạt thêm hai sĩ quan, thuộc lực lượng an ninh Miến Điện.
Mời đọc thêm: Quân đội Myanmar ‘lấy làm tiếc’ khi 164 người chết trong các cuộc biểu tình (VTC). – EU và Mỹ tung đòn rắn tới tấp vào quân đội Myanmar (NLĐ). – Mỹ và EU tăng cường trừng phạt quân đội, bạo lực chưa có dấu hiệu giảm ở Myanmar (CL). – Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự tung bằng chứng bà Aung San Suu Kyi tham nhũng (TG&VN). – Các nhà hoạt động Myanmar đang tìm những phương cách mới để biểu [tình] (SBTN). – Những cuộc biểu tình không người, diễn ra trong ánh nến ở Myanmar (CATP).
***
Thêm một số tin: Tiếp tục lùi thời gian hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2 đến năm 2023 (VTC). – Vụ hoán đổi đất công ở TP HCM: Ông Vy Nhật Tảo cảm thấy cay đắng! (NLĐ). – 24.000 người bỏ quốc tịch Việt Nam trong 5 năm qua (RFA). – Nổ súng tại Colorado: 10 người chết, gồm 1 cảnh sát, nghi can bị bắt (NV). – “Bất ổn chính trị toàn cầu”: Nga – Trung kêu gọi họp Hội Đồng Bảo An tìm giải pháp (RFI).
Hôm qua xử phúc thẩm
Y án mười ba năm
Với anh Nguyễn Văn Túc ,
Một tù nhân lương tâm .
Anh chấp nhận bản án ,
Không van xin , kêu ca .
Nghe nói chỉ nhếch mép
Và chửi : Địt Mẹ Toà !
Một câu chửi vĩ đại ,
Ngay ở chốn công đường .
Chửi bộ máy tư pháp
Vớ vẩn và nhiễu nhương .
Bộ máy tư pháp ấy
Đáng chửi gấp nghìn lần .
Chỉ giỏi nâng bi đảng ,
Gây oan ức cho dân .
Đừng nhắc đến công lý
Với toà án nước ta …
Tôi , bị xử oan trái ,
Cũng nói : Địt Mẹ Toà !
TBT