20-3-2021
Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.
Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1986.
Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi văn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay…
Theo ghi chú của Wikipedia, Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.
Trong cuộc gặp phỏng vấn với nhà báo Đức Katharina Borchardt vào năm 2015 (tờ Neue Zürcher Zeitung), ông có xác nhận về điều này, ông nói rằng “Tại các nước cộng sản người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, nhân dịp Hà Nội tổ chức rầm rộ chiến thắng 30-4, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói thêm “Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi khi người ta muốn gán ghép cho tôi”.
Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Bởi cuộc sống thơ ấu của ông cùng gia đình phải di chuyển nhiều nơi, lao động cực nhọc để sinh tồn. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.
Ngoài ra ông còn viết kịch, thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước. Sách của ông cũng được dịch ra các thứ tiếng như ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ và Thụy Điển. Năm 2008, ông nhận được giải thưởng văn học Nonino Risit D’Âur Prize 2008 từ Ý, tôn vinh những cây bút xuất sắc trên toàn thế giới.
Câu chuyện đi nhận giải của ông cũng là một điều thú vị: ông lặng lẽ đi, giấu kín chuyện mình cho đến khi bị phát hiện. Giải thích về điều này, Nguyễn Huy Thiệp nói “Tôi nhận giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ. Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là… Lòng ghen tỵ vốn là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là còn tham, sân, si…”
Có lẽ ông đã quá thấu hiểu con người Việt Nam, đặc biệt là với cái gọi là trí thức Việt Nam khi phải cùng sống trong cái lồng Xã hội Chủ Nghĩa.
Trả lời trên VNExpress, khi được hỏi là vì sao các giải thưởng văn chương nhà nước không ngó đến ông, dù ông đã vang danh ra thế giới, Nguyễn Huy Thiệp nói, và cười với cái kiểu rất quen thuộc của mình “Đến Chúa Jesus còn bị hắt hủi tại quê nhà cơ mà. Tôi thì ăn thua gì”, ông nói “Bây giờ nghĩ lại, vào những năm 1988-1992, việc người ta phản ứng dữ dội với sáng tác của tôi là chuyện bình thường. Cũng giống như ngày xưa, khi cả xã hội đang mặc đồ bộ đội, một cô gái đột nhiên xuất hiện với chiếc quần bò sẽ làm người khác ngứa mắt. Sau này rồi thì người ta sẽ quen dần đi. Nhưng điều tệ hại là trong cuộc tranh luận văn nghệ đó, có những ý kiến không thuần văn chương, của những người ngoài giới, thậm chí còn có những vu cáo phi văn học…”
Đã có những nhận định rằng, chỉ cần ra mắt sớm hơn 10 năm, Nguyễn Huy Thiệp có thể ngồi tù như số phận của Phan Đan, Hoàng Hưng… ở miền Bắc.
Những năm cuối đời, đặc biệt vào lúc 70 tuổi, ông mang nhiều bệnh và luôn đau yếu. Không chỉ đến khi ông ra đi, mà ngay lúc ông dừng viết, văn học Việt Nam sau thời kỳ thống nhất địa lý, cũng hiện ra một khoảng trống vô cùng.
Mai sau con cháu tìm lại Hương Xưa trong Cảo thơm Vàng lửa – Kiếm sắc mãi mãi không già nua ….
***************************
Kiếm sắc tựa dung nham chìm Vàng lửa :
Miền Bắc thời hậu chiến mùi điêu lừa !
Bức tranh vân cẩu tưởng như địa chấn
Nếp sống thực dụng tràn lan tựa bão mưa !
Chai đá lâu năm đến vô cảm lờn cảm giác :
Lãnh đạm vô tình vô tâm ngay thiếu câu thưa !
Lương tri vẫn còn chút Kiếm báu tàn Vàng lửa :
Lương tâm nghẹn lỗi hẹn thảng thốt phải dối lừa
Chân Thiện Mỹ hóa vi mô giữa Lòng Hà Nội :
Vong thân tha hóa bần cùng cuộc sống cũng bằng thừa
Lão Tướng hồi hưu Lương tri đột nhiên diễn biến
Lương tâm tự vấn mình trước Chiến trường Xưa
Võ không nguyên giáp cũng thân tàn rã rợi
Thần tượng Chiến tranh sau Hòa bình hóa kỳ lừa
Tượng Phật Quan âm vẫn như Tô Thị hóa đá
Mẹ hiền – Vợ trẻ, Đài Sen nhớ Ai sau Bão mưa ?
Nỗi buồn Hoà bình hơn triệu lần Nỗi đau Chinh chiến
Nỗi Đoạn trường Việt Nam thân phận kiếp thừa
Kiếp phận Dân tộc đau nhức ung thư sau Bão lửa
Mai sau chắc Thế hệ cháu con chắc tìm lại Thời Xưa
Một Thời chống Mỹ cứu Tàu hàng chục triệu xương máu
Trong tuyệt tác Vàng lửa – Kiếm sắc mãi không già nua ……..
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Paris 21/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/20/nha-van-nguyen-huy-thiep-qua-doi-1950-2021/?unapproved=123668&moderation-hash=4dd233d1507a26392116521cf63ff700#comment-123668 8
Mai sau con cháu tìm lại Hương Xưa trong Cảo thơm Vàng lửa – Kiếm sắc mãi mãi không già nua ….
***************************
Kiếm sắc tựa dung nham chìm Vàng lửa :
Miền Bắc thời hậu chiến mùi điêu lừa !
Bức tranh vân cẩu tưởng như địa chấn
Nếp sống thực dụng tràn lan tựa bão mưa !
Chai đá lâu năm đến vô cảm lờn cảm giác :
Lãnh đạm vô tình vô tâm ngay thiếu câu thưa !
Lương tri vẫn còn chút Kiếm báu tàn Vàng lửa :
Lương tâm nghẹn lỗi hẹn thảng thốt phải dối thưa
Chân Thiện Mỹ hóa vi mô giữa Lòng Hà Nội :
Vong thân tha hóa bần cùng cuộc sống bằng thừa
Lão Tướng hồi hưu Lương tri đột nhiên diễn biến
Lương tâm tự vấn mình trước Chiến trường Xưa
Võ không nguyên giáp cũng thân tàn rã rợi
Thần tượng Chiến tranh sau Hòa bình hóa kỳ lừa
Tượng Phật Quan âm vẫn như Tô Thị hóa đá
Mẹ hiền – Vợ trẻ, Đài Sen nhớ Ai sau Bão mưa ?
Nỗi buồn Hoà bình hơn triệu lần Nỗi đau Chinh chiến
Nỗi Đoạn trường Việt Nam thân phận kiếp thừa
Kiếp phận Dân tộc đau nhức ung thư sau Bão lửa
Mai sau chắc Thế hệ cháu con chắc tìm lại Thời Xưa
Một Thời chống Mỹ cứu Tàu hàng chục triệu xương máu
Trong tuyệt tác Vàng lửa – Kiếm sắc mãi không già nua ……..
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Paris 21/03/2021
KHI Nhà Văn NGUYỄN HUY THIỆP viết những Chủ đề Lớn quay quanh NHÂN VẬT VĨ ĐẠI BẤT TỬ NÀY
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
thì Văn phong CỐ Nhà Văn NGUYỄN HUY THIỆP phát tiết trầm hùng hào khí như SỬ THI Văn thi
Thành thật chia buồn cùng Toàn gia đình Nhà Văn Nguyễn Huy Thiệp
Tiếc Văn tài ông sau đó BIẾN THỂ biến thái đột biến vì TÌNH CHA và lẫn cả nhu cầu thị hiếu THỊ TRƯỜNG chăng ????
BUỒN TỆ NHẤT LÀ trong cuốn Tuổi 20 yêu dấu thành công hơn cả, cuốn sách ông viết từ nguyên mẫu là con trai của mình, một cậu trai đã bị cơn bão ma túy và cơn bão của thời đại đô thị hóa mạnh mẽ cuốn đi.
Hoa Sen Trong Biển Lửa của 1 HẠNH hay nhà văn xứ Quảng với tiểu thuyết ăn khách như Nguyễn Nhật Ánh tên sư hổ mang TIẾP HIỆN tên nhà văn..G thì viết theo khoái cảm buông thả chỉ lấy số lượng bạn đọc Trẻ dễ ĐẦU ĐỘC …
Đó là lũ bồi bút văn học làm hũ hóa TUỔI TRẺ VIỆT NAM .. khiến chẳng còn thanh niên Việt nào như HÀNG CHỤC TRIỆU Thanh niên Nữ Nam đang làm nức lòng Người Chân chính Toàn Thế giới Tiến bộ
Chúng không giống như NHÀ VĂN Nguyễn Minh Châu khi viết:
“Nhà văn nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm, phải có tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và hòa bình”.
https://quechoablog.files.wordpress.com/2012/04/stsg_news_large_znt59s1ifp1710y.jpg
… “Theo tôi, làm một thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách, kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì sâu xa để đời (…) Ở cái chỗ này tôi thấy có cái gì đang thử thách, lại thử thách từng người rất tinh vi, ai ra sao nó lại lộ ra thế…”
… “Tôi nghĩ rằng có khi mình phải quên mình đi cho sự nghiệp, dân chủ (mình đây là tính văn học), và có ai như thế, tôi kính trọng vô cùng” (*).
“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du )