Bản tin ngày 19-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Thông Tấn Xã VN đưa tin: Mỹ-Trung Quốc kết thúc cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên tại Alaska. Cuộc gặp diễn ra trong hai ngày 18 và 19/3, ở TP Anchorage, bang Alaska của Mỹ theo hình thức 2 + 2, phía Mỹ có Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, phía TQ có Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.

Cuộc gặp cấp cao này xoay quanh nhiều vấn đề nổi bật như thương mại, đại dịch COVID-19, những hành động của TQ ở Biển Đông và an ninh mạng. Trưởng phái đoàn TQ Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ không tôn trọng nghi thức ngoại giao, công bố lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức TQ trước thềm cuộc hội đàm.

Ngoại trưởng TQ Vương Nghị (đầu hàng trái), Ủy viên quốc vụ TQ Dương Khiết Trì (ngồi kế bên), Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan (đầu hàng phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (cạnh ông Sullivan) tại cuộc đối thoại ở Alaska ngày 18/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Chưa đầy 2 tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden liên tục gia tăng sức ép đối với các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo báo An Ninh Thủ Đô. Về mặt quân sự, Mỹ liên tục thực hiện các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải, thậm chí đưa các nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và USS Ronald Reagan đến Biển Đông. Máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1B của Mỹ cũng tham gia vào các hoạt động gây sức ép lên TQ ở Biển Đông.

Tổng thống Joe Biden “còn duy trì quan điểm ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự quan ngại đối với Luật Hải cảnh mới mà TQ thông qua, cho phép các tàu hải cảnh TQ nổ súng vào tàu nước ngoài trong vùng biển mà TQ ngang ngược tuyên bố chủ quyền. Phía Mỹ cáo buộc, đây là một phần trong kế hoạch của TQ, nhằm “khẳng định các yêu sách hàng hải trái pháp luật của nước này ở Biển Đông”.

Báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc giữa vòng vây của Mỹ và đồng minh. Một loạt hành động ngoại giao: Giữa tháng 2, Mỹ đã chủ động nhóm họp cấp ngoại trưởng “Bộ tứ kim cương”, gồm Mỹ – Nhật – Úc – Ấn. Ngày 12/3, Mỹ lại tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Bộ tứ” và đưa ra chiến lược cụ thể. Ngay sau hội đàm 2+2 của Mỹ với Nhật ngày 15/3, là hội đàm 2+2 của Mỹ với TQ ngày 18/3.

Tất cả các sự kiện trên đều “tấn công trực diện” vào TQ về nhiều vấn đề, gồm cả những “lằn ranh đỏ” hay “lợi ích cốt lõi” theo định nghĩa của Bắc Kinh như Biển Đông, biển Hoa Đông, tình hình Hồng Kông, tình hình eo biển Đài Loan… khiến cho Bắc Kinh khó chiếm ưu thế khi đàm phán với Washington.

Mời đọc thêm: Mỹ xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở châu Á, Bắc Kinh tan ảo tưởng (RFI). – Phép thử mới của quan hệ Mỹ – Trung (NLĐ). – Đối đáp Mỹ – Trung Quốc ‘nung nóng’ vùng băng tuyết Alaska (TN). – Đụng độ ngoại giao tại hội nghị cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska (VOA). – Hoa Kỳ và Trung Quốc đối đáp gay gắt tại hội đàm ngoại giao cấp cao ở Alaska (BBC).

 Trách nhiệm tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông (Tin Tức). – Vì sao Trung Quốc xây căn cứ trực thăng hướng ra eo biển Đài Loan? (TN). – Đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc, Nhật đang chuẩn bị những gì?’ (TP). – Nước mắt xúc động đón 47 ngư dân gặp nạn trên biển trở về (TT). 

“Hạt giống đỏ”

Diễn biến mới vụ bổ nhiệm con bí thư làm phó giám đốc sở: Bộ Nội vụ đề nghị Vĩnh Phúc báo cáo, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Trong buổi họp báo chiều nay, đại diện Bộ Nội vụ trả lời báo chí vụ bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, con gái Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, làm Phó GĐ Sở KH&ĐT tỉnh. Ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, cho biết, vấn đề bổ nhiệm này thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trong cuộc họp lấy ý kiến để bổ nhiệm bà Trang, 100% ủy viên Thường vụ tỉnh này đã đồng ý việc bổ nhiệm. Từ đó, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có cơ sở bỏ phiếu, đồng ý bổ nhiệm con gái mình làm Phó GĐ Sở KH&ĐT tỉnh. Con số 100% cho thấy quyền uy bao trùm địa phương của Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc. 

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Bộ Nội vụ nói gì về việc bổ nhiệm con gái Bí thư Vĩnh Phúc làm Phó giám đốc sở? Ông Trương Hải Long cho biết, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Nội vụ và các ban của Đảng về vụ bổ nhiệm cán bộ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó có trường hợp của bà Trang. Bộ Nội vụ đề nghị Vĩnh Phúc rà soát và báo cáo tất cả các trường hợp bổ nhiệm tương tự để Bộ tổng hợp đầy đủ thông tin, công khai với báo chí.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng lưu ý, tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh lãnh đạo vẫn phải tuân theo Quy định 89 của Bộ Chính trị. Đó là quy định chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo, trong đó có quy định với tiêu chuẩn cụ thể cho cán bộ Tỉnh ủy. Nhưng “phép vua thua lệ làng”. 

Báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Bổ nhiệm con gái Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc làm Phó giám đốc sở có đúng? Trong buổi họp báo, các phóng viên đặt ra nhiều câu hỏi “khó trả lời” như: Bà Lan đã đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm hay chưa? Chỉ trong vòng 7 năm, bà Lan đã được bổ nhiệm từ chuyên viên lên phó giám đốc sở thì có quá nhanh không? Nhưng đại diện Bộ Nội vụ chỉ trả lời chung chung. 

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Vĩnh Phúc chưa báo cáo vụ bổ nhiệm con gái Bí thư Tỉnh ủy. Vụ trưởng Trương Hải Long cho biết, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo về tiêu chuẩn đối với chức danh công chức lãnh đạo, nhưng Thủ tướng chỉ đạo chờ cho đến khi Bộ Chính trị thông qua bảng danh mục chức danh, gồm các chức vụ từ trung ương đến địa phương. Nói cách khác, phải đợi đến sau khi bầu xong hết ba vị trí còn lại trong “tứ trụ” thì mới giải quyết mấy vụ “hạt giống đỏ” này được.  

Trước đó, VTC có clip: Đề nghị Vĩnh Phúc báo cáo về việc bổ nhiệm nữ Phó Giám đốc sở 31 tuổi

Mời đọc thêm: Bộ Nội vụ trả lời về việc bổ nhiệm nữ phó giám đốc sở 31 tuổi ở Vĩnh Phúc (Tin Tức). – Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Vĩnh Phúc 31 tuổi: Bộ Nội vụ lên tiếng (KT). – Bộ Nội vụ: ‘Con gái Bí thư Vĩnh Phúc làm phó giám đốc Sở khi 31 tuổi không vi phạm quy định’ (VNF).Đề nghị Vĩnh Phúc rà soát tất cả trường hợp bổ nhiệm tương tự PGĐ Sở 31 tuổi (VTC). Mời đọc lại: ‘Hy vọng Bí thư Vĩnh Phúc đã rất cẩn thận’ (Zing).

Tin môi trường

Báo Tiền Phong đưa tin: Cá tôm chết bất thường trên sông ở Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng TN&MT huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, cho biết, sáng nay, đoàn công tác của huyện đi dọc tuyến sông dài hơn 10km để lấy mẫu nước sông Con. Từ trưa hôm qua, các loại cá ngạnh, trôi, trắm… chết nổi rải rác trên sông Con, đoạn qua xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp. 

Đến sáng nay, tình trạng này vẫn diễn ra ở khu vực hạ lưu sông Con gần xã Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Tân Long. Một người dân xã Nghĩa Hoàn khẳng định, đây là lần đầu xảy ra tình trạng này ở sông Con: “Nhiều con cá hơn nửa kg bơi sát mặt nước, há miệng như kiệt sức. Tôi vớt được nửa bao tải trong sáng nay”.

Một người dân ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An vớt được nửa bao tải cá chết trên sông Con. Ảnh: TP

Báo Nghệ An đặt câu hỏi: Cá chết trắng trên sông Con do có ‘nguồn nước lạ’ chảy vào? Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình cho biết, theo thông tin người dân cung cấp, hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Con có thể do nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn xả nước thải ra khe nước, chảy ra Sông Con.

Trong chiều nay vẫn còn hiện tượng cá chết nổi trắng trên sông Con. Ảnh: Xuân Hoàng/NA

Thêm vụ cá chết hàng loạt khác xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa: Hơn 3 tấn cá nuôi lồng chết bất thường trên sông Mã, Zing đưa tin. Sáng nay, ông Lê Quang Huy, Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận, huyện đã chỉ đạo làm rõ hiện tượng cá chết bất thường trên sông Mã. Người dân địa phương cho biết, cá chết bất thường xảy ra từ ngày 14/3 đến nay. Thời điểm đó, nước sông có màu đen, không có tảo.

Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Bá Thước, đến 16h hôm qua, đã có 71 hộ nuôi với 114 lồng, bè có cá bị chết với tổng khối lượng gần 3,4 tấn, tập trung tại thị trấn Cành Nàng, 2 xã Ái Thượng và Hạ Trung, khiến các hộ nuôi cá điêu đứng. Cơ quan hữu trách địa phương chỉ vào cuộc một cách thụ động.  

Người dân điêu đứng vì hàng tấn cá chết trắng. Ảnh: Người dân địa phương cung cấp cho Zing

Mời đọc thêm: Cá, tôm chết hàng loạt một cách bất thường trên sông Con ở Nghệ An (NA). – Cá chết bất thường, nổi trắng sông ở Nghệ An (PLTP). – Nghệ An:Cá chết trắng xóa bất thường trên sông nghi do nhà máy xả thải (NĐT). – 71 hộ dân điêu đứng vì cá nuôi lồng chết bất thường (ĐĐK). – Khắc phục tình trạng cá chết trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước (TH). – Cả ‘rừng’ resort cát cứ ven bờ biển Ninh Thuận, những bãi tắm đẹp bị chiếm trọn (VTC).  – Biến đổi khí hậu đe dọa xếp hạng tín nhiệm của trên 60 quốc gia (Tin Tức).

Miến Điện: Thêm 8 người biểu tình bị bắn chết

VnExpress đưa tin: An ninh Myanmar bắn chết thêm 8 người. Vụ việc xảy ra ở bang Shan, các nhân chứng cho biết, ban đầu, lực lượng an ninh dùng hơi cay để giải tán biểu tình ở thị trấn Aungban, nhưng  sau đó đã xảy ra xô xát và lực lượng này bắt đầu bắn vào đám đông. Một nhân chứng báo tin qua điện thoại: “Lực lượng an ninh đã đến để dỡ chướng ngại vật nhưng bị người dân ngăn lại và họ đã nổ súng”.

Người biểu tình Miến Điện tháo chạy ở TP Yangon vào ngày 16/3. Ảnh: Reuters/VNE

Một quan chức giấu tên, thuộc dịch vụ tang lễ ở thị trấn Aungban, xác nhận, có 8 người biểu tình đã thiệt mạng, trong đó có 7 người chết ngay tại chỗ và một người tử vong sau khi được đưa đến BV ở thị trấn Kalaw gần đó. Còn theo dữ liệu của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), tổng số người thiệt mạng sau cuộc đảo chính ngày 1/2 ở Miến Điện đã tăng lên ít nhất là 232 người.

Bất ổn xã hội gia tăng ở Myanmar: Ngân hàng đóng cửa, doanh nghiệp chật vật trả lương nhân viên, VTC đưa tin. Các giao dịch thương mại và thanh toán tiền lương ở Miến Điện đang bị gián đoạn vì nhiều nhân viên ngân hàng từ chối có mặt tại văn phòng như một hình thức phản đối đảo chính quân sự. Các chi nhánh ngân hàng đóng cửa kể từ giữa tháng 2, người gửi tiền phải xếp hàng tại các máy ATM để chờ rút tiền, nhưng số tiền mặt được các ngân hàng Miến Điện để trong các máy ATM rất ít.

Người dân Miến Điện xếp hàng dài tại các máy ATM ở TP Yangon chờ rút tiền. Ảnh: Nikkei Asia/VTC

Theo tin từ Nikkei Asia, tại đặc khu kinh tế Thilawa, vốn được quản lý bởi các công ty như công ty thương mại Nhật Bản Sumitomo, hoạt động trả lương, mua nguyên liệu và dịch vụ đều bị gián đoạn. Nhiều nhà máy và ngân hàng đều dừng hoạt động. Một người từ công ty xây dựng Nhật Bản Kajima cho biết: “Chúng tôi không thể thanh toán cho các công ty địa phương có tài khoản tại các ngân hàng đang dừng hoạt động”.

BBC đưa tin: Nhà báo Aung Thura của BBC bị bắt giữ ở Myanmar trong lúc biểu tình tiếp diễn. Nhà báo Aung Thura của BBC đã bị an ninh Miến Điện mặc thường phục dẫn đi trong lúc ông đang tường thuật bên ngoài tòa án ở thủ đô Nay Pyi Taw. Đài BBC bày tỏ lo ngại và kêu gọi chính quyền quân phiệt Miến Điện cho biết ông Aung Thura đang ở đâu. Nhà báo Aung Thura bị dẫn đi cùng nhà báo Than Htike Aung của hãng tin Mizzima, là hãng tin đã bị chính quyền quân phiệt Miến Điện tước giấy phép.

Mời đọc thêm: Miến Điện: Thêm 8 người chống đảo chính thiệt mạng, Indonesia kêu gọi chấm dứt bạo lực (RFI). – Thành phố lớn nhất Myanmar hóa bãi chiến trường (NN). – Nguy cơ xung đột vũ trang tăng cao ở biên giới Myanmar?Cựu quan chức Myanmar nhờ Tòa Hình sự quốc tế điều tra bạo lực sau chính biến (VTC).

‘Vũ khí hóa’ kinh tế ở Myanmar (KTĐT). – Tình hình Myanmar: Quân đội có động thái mới, Đặc phái viên của Liên hợp quốc tìm cách xoa dịu tình hình (TG&VN). – Tổng thống Indonesia kêu gọi tổ chức cuộc họp cấp cao ASEAN về Myanmar (DNVN). – “Liên Minh Trà Sữa”: Giới trẻ Châu Á ủng hộ phong trào chống đảo chính tại Miến Điện (RFI).

***

Thêm một số tin: Việt Nam tiết lộ danh tính ứng cử viên ‘tam trụ’ như dự báo (VOA). – Bộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện nghiêm: Trường tư thục không mở ngành báo chí (TT). – Tham nhũng, hối lộ có yếu tố nước ngoài: Một ẩn số lớn (RFA). – Những ‘dự án treo’ tại Thủ đô và nỗi lo lãng phí đất đai (TTXVN). – Luật sư lo ngại hai con trai ông Lê Đình Kình sẽ bị tử hình ngay (NV).

‘Đại dịch’ thù ghét người gốc Á (VNE). – Mỹ quyết tâm chống nạn kỳ thị nhắm vào cộng đồng người châu Á Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ công du Ấn Độ — Nga-Mỹ: Bị gọi là “sát nhân”, Vladimir Putin đề nghị Joe Biden đối chất “trực tiếp công khaiBiden có ý gì khi cùng lúc gay gắt với Nga và Trung Quốc? (RFI).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây